Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam nộp đơn thỉnh cầu lên Toà án Tối cao Mỹ
11 giờ trưa ngày 6-10 (tức 23 giờ Việt Nam cùng ngày), Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA) chính thức nộp đơn thỉnh cầu lên Toà án Tối cao Mỹ đề nghị xem xét lại quyết định của Toà án Phúc thẩm trong vụ kiện của các nạn nhân đối với các công ty hoá chất Mỹ.
Trong buổi họp báo ngày 6-10 tại Hà Nội, Tiến sĩ Trần Xuân Thu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VAVA cho biết, việc nộp đơn thỉnh cầu này là một trong những bước quan trọng theo quy trình của luật pháp Mỹ, bởi nếu được chấp nhận đơn thỉnh cầu này thì phía VAVA mới có thể kháng cáo lên toà án Tối cao của Mỹ.
Đơn thỉnh cầu gồm 41 trang, trong đó các vấn đề được trình bày cho rằng các phán quyết của toà Sơ thẩm và toà Phúc thẩm Mỹ là trái với các thủ tục pháp lý của Mỹ từ trước tới nay.
Đơn thỉnh cầu cũng nêu rõ phán quyết của toà Sơ thẩm mà toà Phúc thẩm đã công nhận chỉ là nguỵ biện và cố tình phủ nhận tác hại của chất độc dioxin khi cho rằng các hoá chất do các công ty Mỹ sản xuất để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là các chất đặc trưng là chất diệt cỏ, không phải là chất độc hại đối với con người.
Đối với phán quyết ngụy biện của Toà Phúc thẩm cho rằng Mỹ không cố ý rải chất độc lên con người, tình hình ô nhiễm đi-ô-xin là hậu quả nằm ngoài ý muốn của hoạt động rải chất da cam này, đơn thỉnh cầu cũng xác định rõ việc sử dụng chất da cam có chứa hàm lượng cao chất độc đi-ô-xin là vi phạm luật tập quán quốc tế cấm sử dụng chất độc chống lại con người.
Ngay sau khi đơn thỉnh cầu được trình lên Toà án Tối cao Mỹ, một cuộc họp báo sẽ được tổ chức bên thềm Toà án Tối cao Mỹ ở Niu Oóc với sự chủ trì của ông Giôn-na-than Mo (Johnathan Moore), đại diện đoàn luật sư của phía nguyên đơn (VAVA), ông Mai-cơ Ma-xê-au (Mike Marceau), Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh vì Hoà Bình (Mỹ) cùng hai nạn nhân chất độc da cam Việt Nam hiện đang tham gia chuyến đi vận động dư luận Mỹ là bà Đặng Hồng Nhựt và chị Trần Thị Hoan.
Theo luật sư Lưu Văn Đạt, Uỷ viên Ban Chấp hành VAVA, trong trường hợp Toà án Tối cao Mỹ không chấp nhận đơn thỉnh cầu này, các nạn nhân của Việt Nam vẫn có thể tiếp vụ kiện ở các toà án thuộc 11 khu vực khác của Mỹ, bởi bác bỏ của Toà án Tối cao Mỹ chỉ có giá trị pháp lý trong khu vực số 2 - nơi VAVA đang đệ đơn kiện.
Theo VAVA, trong thời gian 10 năm (từ 1961-1971), quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường miền Nam Việt Nam 80 triệu lít chất khai quang diệt cỏ, trong đó có gần 400 kg đi-ô-xin. Khoảng 4,8 triệu người dân Việt Nam bị phơi nhiễm dioxin, trong đó có khoảng 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam./.
Người nuôi bò sữa đang ... kiệt sức  (06/10/2008)
Xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ - bước đột phá của sự phát triển  (06/10/2008)
Tình hình kinh tế Việt Nam đã tốt hơn so với giữa năm  (06/10/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 29-9 đến 5-10-2008)  (06/10/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 29-9 đến 5-10-2008)  (06/10/2008)
Mục lục chuyên đề cơ sở số 19 (7-2008)  (06/10/2008)
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay