Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 24 đến ngày 30-9-2018)
00:36, ngày 02-10-2018
TCCSĐT - Chủ tịch Quốc hội dự kỷ niệm 30 năm thành lập báo Đại biểu Nhân dân; Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn, TP. Đà Nẵng; Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững; Công đoàn Việt Nam luôn gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, đồng hành cùng với dân tộc và Đảng Cộng sản Việt Nam; Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và phục vụ sản xuất; Đồng chí Trần Quốc Vượng tiếp xúc cử tri tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái;... là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Khai mạc trọng thể Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII
Sáng 24-9, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII đã khai mạc trọng thể. 947 đại biểu đại diện cho hơn 10 triệu đoàn viên công đoàn và các cấp công đoàn cả nước về dự Đại hội. Dự Đại hội có đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Với tinh thần “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Trách nhiệm”, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII là sự kiện chính trị trọng đại, ngày hội lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, quyết định những vấn đề quan trọng của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn trong 5 năm tới.
Trong phiên khai mạc, Đại hội đã biểu quyết thống nhất bầu 30 người tham gia Đoàn Chủ tịch, 5 người tham gia Đoàn Thư ký và 9 người tham gia Ban Thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội. Đại hội thông qua chương trình làm việc và quy chế của Đại hội, báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu.
Phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI Bùi Văn Cường nêu rõ, 5 năm qua, nền kinh tế nước ta vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực dần được nâng cao, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; một số quyền đại diện mới của tổ chức Công đoàn được xác lập, nhiều quyền lợi hợp pháp của người lao động được quan tâm và cụ thể hóa. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiếp tục phát triển về số lượng, chuyển dịch về cơ cấu, chất lượng được nâng cao và có nhiều đóng góp trực tiếp, to lớn vào sự phát triển của đất nước.
Thực hiện nhiệm vụ do Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đề ra, với tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, các cấp công đoàn đã phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp mới, thiết thực, tổ chức thực hiện và hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã đề ra. Hoạt động công đoàn từng bước tập trung hướng về cơ sở, chăm lo thiết thực lợi ích đoàn viên, người lao động. Tổ chức Công đoàn không ngừng lớn mạnh, tiếp tục phát huy vai trò là người đại diện tin cậy của người lao động, là chỗ dựa vững chắc của Đảng và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với người lao động.
Vị thế của tổ chức Công đoàn trong xã hội ngày càng được nâng cao. Hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động đã và đang đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Những thành tích đó là kết quả của quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, khẳng định vị trí, vai trò, trách nhiệm của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI khẳng định.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI Bùi Văn Cường cho biết, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam có nhiệm vụ đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, đúc rút những bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ 2013 - 2018; từ đó, trên cơ sở kế thừa những thành quả của nhiệm kỳ qua, tiếp tục xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của tổ chức Công đoàn trong 5 năm tới. Đại hội cũng sẽ kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn; bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa mới gồm các đồng chí thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác, có bản lĩnh, trí tuệ, luôn đổi mới, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội dự kỷ niệm 30 năm thành lập báo Đại biểu Nhân dân
Sáng 24-9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (05-10-1988-05-10-2018) và trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Báo Đại biểu Nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu gửi lẵng hoa chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân.
Dự Lễ kỷ niệm còn có các Phó Chủ tịch Quốc hội: Phùng Quốc Hiển, Đỗ Bá Tỵ; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; đại diện lãnh đạo các Ủy ban và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Thường trực Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố…
Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa đã điểm lại những dấu mốc quan trọng trong lịch sử 30 thành lập của Tờ báo duy nhất của cơ quan dân cử Việt Nam.
Đặc biệt, ngày 27-8-2009, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12 nâng cấp và đổi tên Báo Người đại biểu nhân dân thành báo Đại biểu nhân dân, là báo loại 1, cấp Tổng cục.
Từ đây, Báo Đại biểu Nhân dân có một tầm vóc mới, vị thế mới như lời nhắn nhủ chân tình, sâu sắc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam do Văn phòng Quốc hội tổ chức ngày 19-6-2010: “Tâm sáng, trí cao, ngòi bút sắc. Thênh thang đường lớn vượt lên nào”…
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển biểu dương những kết quả mà Báo Đại biểu Nhân dân đã đạt được trong 30 năm qua; khẳng định Huân chương Lao động hạng Nhì là phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng, ghi nhận sự đóng góp xứng đáng của tập thể cán bộ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên, người lao động của Báo trong suốt 30 năm qua.
Báo Đại biểu Nhân dân là một tờ báo uy tín cung cấp thông tin thường xuyên, cơ bản đầy đủ và kịp thời các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp; góp phần nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử; làm cầu nối thân thiết giữa đại biểu với cử tri và giữa cử tri với cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, góp phần tuyên truyền đưa pháp luật vào cuộc sống, phản ánh ý chí, nguyện vọng của cử tri đến Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp.
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn, TP. Đà Nẵng
Sáng 24-9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn; TP. Đà Nẵng.
Phát biểu tại buổi làm việc với Lạng Sơn, Thủ tướng cho rằng Lạng Sơn có vị trí quan trọng ở vùng Đông Bắc Tổ quốc với hơn 250 km đường biên giới, có nhiều cửa khẩu, chợ biên giới, là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng và Lạng Sơn-Hà Nội-TP. Hồ Chí Minh-Mộc Bài. Lạng Sơn là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc với các nước ASEAN, rất thuận lợi cho thương mại biên giới, hoạt động xuất nhập khẩu và các dịch vụ liên quan phát triển.
Thủ tướng cho rằng tầm nhìn phát triển của Lạng Sơn phải gắn với phát triển thương mại, du lịch và nông, lâm nghiệp của miền núi, vùng cao, vùng nông thôn. Điều này phải gắn với phát triển và bảo vệ rừng. Lạng Sơn phải đặc biệt chú trọng dịch vụ thương mại biên giới, logistics, phát huy lợi thế sẵn có từ những di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, đặc sản riêng có, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Chú trọng hơn nữa phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển kinh tế gắn liền với giữ gìn văn hóa xứ Lạng. Quan tâm bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao mức sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh thương mại biên mậu với tinh thần theo thông lệ quốc tế, chính ngạch.
Tỉnh cần tập trung xây dựng Chính phủ điện tử, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài. Tiếp tục xã hội hóa mạnh mẽ nguồn lực đầu tư.
“Do du lịch còn chưa phát triển nên tỉnh cần chú ý tới cách làm để hình thành được chuỗi liên kết du lịch”, Thủ tướng nói. Du lịch Lạng Sơn phải có nét riêng, tạo thế cạnh tranh khác biệt, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án hạ tầng du lịch, nhất là khách sạn, các khu vui chơi giải trí, “chứ không chỉ đi chợ Lạng Sơn rồi về”.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo, xử lý các kiến nghị cụ thể của Lạng Sơn trên tinh thần tạo thuận lợi cho tỉnh phát triển.
*Cũng trong sáng 24-9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP. Đà Nẵng, nghe báo cáo về vấn đề đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu.
Theo Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, Đà Nẵng là đầu mối vận tải biển của các tỉnh miền Trung, hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu dạng container của các tỉnh miền Trung đều được đưa về cảng Đà Nẵng. Cảng Đà Nẵng hiện tại bao gồm 2 khu bến chính là Tiên Sa và Sơn Trà (Thọ Quang).
Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng lượng hàng của cảng Đà Nẵng đạt 16,2%/năm (22,6%/năm với hàng container) và dự báo sẽ đạt khoảng 10 triệu tấn vào năm 2020 và khoảng 30 triệu tấn vào năm 2030.
Đánh giá cao sự chủ động của lãnh đạo Thành phố về đề xuất, thúc đẩy đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu thay cho cảng Tiên Sa, Thủ tướng nhất trí cho rằng đây là vấn đề cấp bách, cần thiết bởi thời gian, số lượng ô tô vận chuyển hàng hóa từ cảng Tiên Sa đi qua nội thành quá lớn, làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây ùn tắc. Cảng Tiên Sa có sóng giao thoa lớn, đặc biệt là mực nước thấp nên tàu lớn không vào được. Do đó, vai trò của cảng này đối với thành phố động lực của khu vực không thể phát huy được.
Thủ tướng yêu cầu các bộ liên quan và TP. Đà Nẵng có văn bản báo cáo, làm rõ, thống nhất về vấn đề chủ đầu tư dự án và một số thủ tục liên quan khi mà dự án có quy mô hơn 32.000 tỷ đồng nhưng hợp phần mà vốn Nhà nước đầu tư (đê chắn sóng, nạo vét, không phát sinh lợi nhuận) vào khoảng 3.000 tỷ đồng.
Thủ tướng lưu ý công tác quy hoạch dự án phải làm bài bản, cập nhật thông tin mới nhất về phát triển cảng trên thế giới, tránh tư duy cũ, lạc hậu như việc chia các bến cảng quá nhỏ, khiến tàu lớn không thể cập cảng, do mỗi cảng có các chủ đầu tư khác nhau.
Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững
Đó là chủ đề cuộc đối thoại giữa các đại biểu dự Đại hội XII Công đoàn Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong tiến trình Đại hội. Đây là một trong những nội dung quan trọng, được trông đợi của không chỉ Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, mà còn của cả Chính phủ cũng như Đảng, Nhà nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Tham dự cuộc đối thoại, có 947 đại biểu tham dự Đại hội, các vị khách quý cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số thành viên Chính phủ, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội…
Mở đầu cuộc đối thoại, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá cao những thành tích mà giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam đã đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XI (2013 - 2018). Những thành tích đó đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước trên mọi lĩnh vực, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác điều hành của Chính phủ. Thủ tướng đánh giá, công tác chuẩn bị Đại hội chu đáo, kỹ lưỡng, có nhiều đổi mới,… qua đó đã giải quyết được nhiều vướng mắc ở cơ sở, đóng góp vào nâng cao chất lượng nội dung các văn kiện cũng như sự thành công của Đại hội.
Với tiêu chí: Dân chủ, thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề để đề xuất các giải pháp, nêu lên các sáng kiến với Chính phủ nhằm cùng thống nhất nhận thức về những khó khăn, thách thức mà đất nước đang phải đối mặt, từ đó cùng chung tay, góp sức để đưa nền kinh tế đất nước tăng trưởng bền vững, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên một số nội dung đề nghị Đại hội cùng tham gia trao đổi, đề xuất kiến nghị, giải pháp. Những nội dung đó là: 1- Đánh giá của Công đoàn Việt Nam về thời cơ, thách thức với nước ta trong thời gian 5 năm đến 10 năm tới. Ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển của đất nước; 2- Nhận xét , đánh giá của Đại hội với công tác điều hành của Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ tới nay; đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ; 3- Nhận xét về năng suất lao động của Việt Nam hiện nay? Những giải pháp để nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế đất nước; 4- Việc ứng dụng khoa học, công nghệ hiện nay có điều gì cần chú trọng? Đâu là nội dung cần quan tâm đột phá?; 5- Việc đổi mới và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay có điều gì cần chú trọng để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế?; 6- Những đóng góp của Công đoàn Việt Nam vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong các nội dung: Tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động; Phát động các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, lao động; Tham gia cùng doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Chăm lo lợi ích và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, đoàn viên; Chương trình hành động thời gian tới để tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…
Với cương vị của mình trong lĩnh vực công tác hằng ngày, mỗi đại biểu đã đóng góp ý kiến cá nhân rất phong phú, với cách tiếp cận đa dạng, qua đó đã đưa đến cho mỗi người tham dự tọa đàm một thu nhận về những vấn đề chung, từ đó đi đến có cái nhìn thống nhất làm nền tảng cho suy nghĩ và hành động sau này.
Các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tham gia ý kiến về những nội dung đối thoại trên cương vị của mình. Ý kiến của các đồng chí đã làm phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn về các nội dung trên.
Công đoàn Việt Nam luôn gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, đồng hành cùng với dân tộc và Đảng Cộng sản Việt Nam
Sáng 25-9-2018, trong ngày làm việc thứ 2, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã đón các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng tham gia và chỉ đạo Đại hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương cùng tham gia Đoàn Chủ tịch Đại hội. Cùng tham dự Đại hội, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng là lãnh đạo các bộ, ban, ngành...
Với tinh thần “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm”, Báo cáo của Đại hội XII Công đoàn Việt Nam khẳng định quyết tâm của các cấp công đoàn, toàn thể cán bộ, đoàn viên cả nước, nắm bắt thời cơ, tranh thủ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động đổi mới tổ chức và hoạt động, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tạo bước phát triển mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ mới phải mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho đoàn viên, khẳng định là người đại diện thực sự, người bảo vệ tin cậy quyền lợi hợp pháp của người lao động, thực sự là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp, cùng cả nước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định những thành tựu mà giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam đã đạt được trong nhiệm kỳ 2013 - 2018, góp phần vào thực hiện có kết quả những nhiệm vụ mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra. Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động của Công đoàn Việt Nam cũng như một số vấn đề đáng quan tâm có liên quan đến giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam. Đó là: một bộ phận công nhân, người lao động có biểu hiện phai nhạt về lý tưởng, ít quan tâm đến ý thức giai cấp, giác ngộ chính trị, vai trò, sứ mệnh lịch sử, trách nhiệm chính trị… Chất lượng đội ngũ công nhân đang có những biểu hiện hụt hẫng và bất cập. Xu hướng phân hóa trong đội ngũ công nhân làm cho nhiệm vụ tập hợp lực lượng và nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn thể xã hội trở nên khó khăn… Mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của công đoàn chậm được đổi mới, chưa bắt kịp sự chuyển đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội… Trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là trách nhiệm của tổ chức công đoàn.
Tổng Bí thư nêu lên một số vấn đề có tính gợi mở về hoạt động của Công đoàn Việt Nam thời gian tới, đó là: 1- Chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho công nhân, viên chức, người lao động; 2- Thường xuyên quan tâm chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên và thực hiện tốt hơn nữa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động, coi đây là điểm then chốt để thu hút đông đảo người lao động tự nguyện tham gia công đoàn, luôn ủng hộ, gắn bó và tin tưởng vào tổ chức công đoàn; 3- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức, phương thức và hiệu quả hoạt động công đoàn cho phù hợp với tình hình mới, yêu cầu mới, thích ứng với tình hình thực tế nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; 4- Tham gia xây dựng, chỉnh đốn, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị, coi đây cũng là trách nhiệm và quyền lợi chính trị của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động và tổ chức công đoàn.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Sáng 26-9, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo nghi thức Quốc tang.
Sáng 24-9, tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII đã khai mạc trọng thể. 947 đại biểu đại diện cho hơn 10 triệu đoàn viên công đoàn và các cấp công đoàn cả nước về dự Đại hội. Dự Đại hội có đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Với tinh thần “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Trách nhiệm”, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII là sự kiện chính trị trọng đại, ngày hội lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, quyết định những vấn đề quan trọng của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn trong 5 năm tới.
Trong phiên khai mạc, Đại hội đã biểu quyết thống nhất bầu 30 người tham gia Đoàn Chủ tịch, 5 người tham gia Đoàn Thư ký và 9 người tham gia Ban Thẩm tra tư cách đại biểu Đại hội. Đại hội thông qua chương trình làm việc và quy chế của Đại hội, báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu.
Phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI Bùi Văn Cường nêu rõ, 5 năm qua, nền kinh tế nước ta vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực dần được nâng cao, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; một số quyền đại diện mới của tổ chức Công đoàn được xác lập, nhiều quyền lợi hợp pháp của người lao động được quan tâm và cụ thể hóa. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiếp tục phát triển về số lượng, chuyển dịch về cơ cấu, chất lượng được nâng cao và có nhiều đóng góp trực tiếp, to lớn vào sự phát triển của đất nước.
Thực hiện nhiệm vụ do Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đề ra, với tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, các cấp công đoàn đã phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp mới, thiết thực, tổ chức thực hiện và hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã đề ra. Hoạt động công đoàn từng bước tập trung hướng về cơ sở, chăm lo thiết thực lợi ích đoàn viên, người lao động. Tổ chức Công đoàn không ngừng lớn mạnh, tiếp tục phát huy vai trò là người đại diện tin cậy của người lao động, là chỗ dựa vững chắc của Đảng và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với người lao động.
Vị thế của tổ chức Công đoàn trong xã hội ngày càng được nâng cao. Hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động đã và đang đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Những thành tích đó là kết quả của quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, khẳng định vị trí, vai trò, trách nhiệm của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI khẳng định.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI Bùi Văn Cường cho biết, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam có nhiệm vụ đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, đúc rút những bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ 2013 - 2018; từ đó, trên cơ sở kế thừa những thành quả của nhiệm kỳ qua, tiếp tục xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của tổ chức Công đoàn trong 5 năm tới. Đại hội cũng sẽ kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn; bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa mới gồm các đồng chí thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác, có bản lĩnh, trí tuệ, luôn đổi mới, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội dự kỷ niệm 30 năm thành lập báo Đại biểu Nhân dân
Sáng 24-9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (05-10-1988-05-10-2018) và trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Báo Đại biểu Nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu gửi lẵng hoa chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân.
Dự Lễ kỷ niệm còn có các Phó Chủ tịch Quốc hội: Phùng Quốc Hiển, Đỗ Bá Tỵ; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; đại diện lãnh đạo các Ủy ban và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo Thường trực Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố…
Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Đỗ Chí Nghĩa đã điểm lại những dấu mốc quan trọng trong lịch sử 30 thành lập của Tờ báo duy nhất của cơ quan dân cử Việt Nam.
Đặc biệt, ngày 27-8-2009, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã ký Nghị quyết số 816/2009/UBTVQH12 nâng cấp và đổi tên Báo Người đại biểu nhân dân thành báo Đại biểu nhân dân, là báo loại 1, cấp Tổng cục.
Từ đây, Báo Đại biểu Nhân dân có một tầm vóc mới, vị thế mới như lời nhắn nhủ chân tình, sâu sắc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam do Văn phòng Quốc hội tổ chức ngày 19-6-2010: “Tâm sáng, trí cao, ngòi bút sắc. Thênh thang đường lớn vượt lên nào”…
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển biểu dương những kết quả mà Báo Đại biểu Nhân dân đã đạt được trong 30 năm qua; khẳng định Huân chương Lao động hạng Nhì là phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng, ghi nhận sự đóng góp xứng đáng của tập thể cán bộ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên, người lao động của Báo trong suốt 30 năm qua.
Báo Đại biểu Nhân dân là một tờ báo uy tín cung cấp thông tin thường xuyên, cơ bản đầy đủ và kịp thời các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp; góp phần nâng cao vị thế, vai trò của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử; làm cầu nối thân thiết giữa đại biểu với cử tri và giữa cử tri với cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, góp phần tuyên truyền đưa pháp luật vào cuộc sống, phản ánh ý chí, nguyện vọng của cử tri đến Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp.
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn, TP. Đà Nẵng
Sáng 24-9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn; TP. Đà Nẵng.
Phát biểu tại buổi làm việc với Lạng Sơn, Thủ tướng cho rằng Lạng Sơn có vị trí quan trọng ở vùng Đông Bắc Tổ quốc với hơn 250 km đường biên giới, có nhiều cửa khẩu, chợ biên giới, là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc)-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng và Lạng Sơn-Hà Nội-TP. Hồ Chí Minh-Mộc Bài. Lạng Sơn là cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc với các nước ASEAN, rất thuận lợi cho thương mại biên giới, hoạt động xuất nhập khẩu và các dịch vụ liên quan phát triển.
Thủ tướng cho rằng tầm nhìn phát triển của Lạng Sơn phải gắn với phát triển thương mại, du lịch và nông, lâm nghiệp của miền núi, vùng cao, vùng nông thôn. Điều này phải gắn với phát triển và bảo vệ rừng. Lạng Sơn phải đặc biệt chú trọng dịch vụ thương mại biên giới, logistics, phát huy lợi thế sẵn có từ những di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, đặc sản riêng có, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Chú trọng hơn nữa phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển kinh tế gắn liền với giữ gìn văn hóa xứ Lạng. Quan tâm bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao mức sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh thương mại biên mậu với tinh thần theo thông lệ quốc tế, chính ngạch.
Tỉnh cần tập trung xây dựng Chính phủ điện tử, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài. Tiếp tục xã hội hóa mạnh mẽ nguồn lực đầu tư.
“Do du lịch còn chưa phát triển nên tỉnh cần chú ý tới cách làm để hình thành được chuỗi liên kết du lịch”, Thủ tướng nói. Du lịch Lạng Sơn phải có nét riêng, tạo thế cạnh tranh khác biệt, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án hạ tầng du lịch, nhất là khách sạn, các khu vui chơi giải trí, “chứ không chỉ đi chợ Lạng Sơn rồi về”.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo, xử lý các kiến nghị cụ thể của Lạng Sơn trên tinh thần tạo thuận lợi cho tỉnh phát triển.
*Cũng trong sáng 24-9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP. Đà Nẵng, nghe báo cáo về vấn đề đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu.
Theo Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, Đà Nẵng là đầu mối vận tải biển của các tỉnh miền Trung, hầu hết hàng hóa xuất nhập khẩu dạng container của các tỉnh miền Trung đều được đưa về cảng Đà Nẵng. Cảng Đà Nẵng hiện tại bao gồm 2 khu bến chính là Tiên Sa và Sơn Trà (Thọ Quang).
Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng lượng hàng của cảng Đà Nẵng đạt 16,2%/năm (22,6%/năm với hàng container) và dự báo sẽ đạt khoảng 10 triệu tấn vào năm 2020 và khoảng 30 triệu tấn vào năm 2030.
Đánh giá cao sự chủ động của lãnh đạo Thành phố về đề xuất, thúc đẩy đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu thay cho cảng Tiên Sa, Thủ tướng nhất trí cho rằng đây là vấn đề cấp bách, cần thiết bởi thời gian, số lượng ô tô vận chuyển hàng hóa từ cảng Tiên Sa đi qua nội thành quá lớn, làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây ùn tắc. Cảng Tiên Sa có sóng giao thoa lớn, đặc biệt là mực nước thấp nên tàu lớn không vào được. Do đó, vai trò của cảng này đối với thành phố động lực của khu vực không thể phát huy được.
Thủ tướng yêu cầu các bộ liên quan và TP. Đà Nẵng có văn bản báo cáo, làm rõ, thống nhất về vấn đề chủ đầu tư dự án và một số thủ tục liên quan khi mà dự án có quy mô hơn 32.000 tỷ đồng nhưng hợp phần mà vốn Nhà nước đầu tư (đê chắn sóng, nạo vét, không phát sinh lợi nhuận) vào khoảng 3.000 tỷ đồng.
Thủ tướng lưu ý công tác quy hoạch dự án phải làm bài bản, cập nhật thông tin mới nhất về phát triển cảng trên thế giới, tránh tư duy cũ, lạc hậu như việc chia các bến cảng quá nhỏ, khiến tàu lớn không thể cập cảng, do mỗi cảng có các chủ đầu tư khác nhau.
Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững
Đó là chủ đề cuộc đối thoại giữa các đại biểu dự Đại hội XII Công đoàn Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong tiến trình Đại hội. Đây là một trong những nội dung quan trọng, được trông đợi của không chỉ Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, mà còn của cả Chính phủ cũng như Đảng, Nhà nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Tham dự cuộc đối thoại, có 947 đại biểu tham dự Đại hội, các vị khách quý cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số thành viên Chính phủ, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội…
Mở đầu cuộc đối thoại, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá cao những thành tích mà giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam đã đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XI (2013 - 2018). Những thành tích đó đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước trên mọi lĩnh vực, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác điều hành của Chính phủ. Thủ tướng đánh giá, công tác chuẩn bị Đại hội chu đáo, kỹ lưỡng, có nhiều đổi mới,… qua đó đã giải quyết được nhiều vướng mắc ở cơ sở, đóng góp vào nâng cao chất lượng nội dung các văn kiện cũng như sự thành công của Đại hội.
Với tiêu chí: Dân chủ, thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề để đề xuất các giải pháp, nêu lên các sáng kiến với Chính phủ nhằm cùng thống nhất nhận thức về những khó khăn, thách thức mà đất nước đang phải đối mặt, từ đó cùng chung tay, góp sức để đưa nền kinh tế đất nước tăng trưởng bền vững, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên một số nội dung đề nghị Đại hội cùng tham gia trao đổi, đề xuất kiến nghị, giải pháp. Những nội dung đó là: 1- Đánh giá của Công đoàn Việt Nam về thời cơ, thách thức với nước ta trong thời gian 5 năm đến 10 năm tới. Ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển của đất nước; 2- Nhận xét , đánh giá của Đại hội với công tác điều hành của Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ tới nay; đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ; 3- Nhận xét về năng suất lao động của Việt Nam hiện nay? Những giải pháp để nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế đất nước; 4- Việc ứng dụng khoa học, công nghệ hiện nay có điều gì cần chú trọng? Đâu là nội dung cần quan tâm đột phá?; 5- Việc đổi mới và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay có điều gì cần chú trọng để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế?; 6- Những đóng góp của Công đoàn Việt Nam vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong các nội dung: Tuyên truyền cho đoàn viên, người lao động; Phát động các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, lao động; Tham gia cùng doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Chăm lo lợi ích và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, đoàn viên; Chương trình hành động thời gian tới để tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…
Với cương vị của mình trong lĩnh vực công tác hằng ngày, mỗi đại biểu đã đóng góp ý kiến cá nhân rất phong phú, với cách tiếp cận đa dạng, qua đó đã đưa đến cho mỗi người tham dự tọa đàm một thu nhận về những vấn đề chung, từ đó đi đến có cái nhìn thống nhất làm nền tảng cho suy nghĩ và hành động sau này.
Các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tham gia ý kiến về những nội dung đối thoại trên cương vị của mình. Ý kiến của các đồng chí đã làm phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn về các nội dung trên.
Công đoàn Việt Nam luôn gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, đồng hành cùng với dân tộc và Đảng Cộng sản Việt Nam
Sáng 25-9-2018, trong ngày làm việc thứ 2, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã đón các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng tham gia và chỉ đạo Đại hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương cùng tham gia Đoàn Chủ tịch Đại hội. Cùng tham dự Đại hội, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng là lãnh đạo các bộ, ban, ngành...
Với tinh thần “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm”, Báo cáo của Đại hội XII Công đoàn Việt Nam khẳng định quyết tâm của các cấp công đoàn, toàn thể cán bộ, đoàn viên cả nước, nắm bắt thời cơ, tranh thủ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động đổi mới tổ chức và hoạt động, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tạo bước phát triển mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ mới phải mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho đoàn viên, khẳng định là người đại diện thực sự, người bảo vệ tin cậy quyền lợi hợp pháp của người lao động, thực sự là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp, cùng cả nước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định những thành tựu mà giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam đã đạt được trong nhiệm kỳ 2013 - 2018, góp phần vào thực hiện có kết quả những nhiệm vụ mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra. Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động của Công đoàn Việt Nam cũng như một số vấn đề đáng quan tâm có liên quan đến giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam. Đó là: một bộ phận công nhân, người lao động có biểu hiện phai nhạt về lý tưởng, ít quan tâm đến ý thức giai cấp, giác ngộ chính trị, vai trò, sứ mệnh lịch sử, trách nhiệm chính trị… Chất lượng đội ngũ công nhân đang có những biểu hiện hụt hẫng và bất cập. Xu hướng phân hóa trong đội ngũ công nhân làm cho nhiệm vụ tập hợp lực lượng và nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn thể xã hội trở nên khó khăn… Mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của công đoàn chậm được đổi mới, chưa bắt kịp sự chuyển đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội… Trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là trách nhiệm của tổ chức công đoàn.
Tổng Bí thư nêu lên một số vấn đề có tính gợi mở về hoạt động của Công đoàn Việt Nam thời gian tới, đó là: 1- Chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho công nhân, viên chức, người lao động; 2- Thường xuyên quan tâm chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên và thực hiện tốt hơn nữa vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động, coi đây là điểm then chốt để thu hút đông đảo người lao động tự nguyện tham gia công đoàn, luôn ủng hộ, gắn bó và tin tưởng vào tổ chức công đoàn; 3- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức, phương thức và hiệu quả hoạt động công đoàn cho phù hợp với tình hình mới, yêu cầu mới, thích ứng với tình hình thực tế nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; 4- Tham gia xây dựng, chỉnh đốn, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị, coi đây cũng là trách nhiệm và quyền lợi chính trị của đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động và tổ chức công đoàn.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Sáng 26-9, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo nghi thức Quốc tang.
Tại Nhà Tang lễ, Lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang được cử hành trong không khí trang nghiêm, xúc động. Quàn tại vị trí trang trọng nhất, chính giữa đài lễ, linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phủ Quốc kỳ đỏ thắm. Trước linh cữu của đồng chí Trần Đại Quang, bên trên là Quốc kỳ viền dải băng đen, nổi bật dòng chữ “Vô cùng thương tiếc đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và di ảnh của đồng chí.
Đúng 7 giờ 00 phút, Lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang được cử hành trọng thể trong nền nhạc trầm buồn “Hồn tử sỹ"”.
Mở đầu lễ viếng, Đoàn gia đình, họ hàng nội ngoại của Chủ tịch nước Trần Đại Quang do Phu nhân Nguyễn Thị Hiền cùng các con dẫn đầu đã xúc động dâng hương, dâng hoa lên linh cữu đồng chí.
Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu vào viếng đồng chí Trần Đại Quang.
Đoàn Chính phủ do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn vào viếng và chia buồn cùng gia quyến đồng chí Trần Đại Quang.
Đoàn Quốc hội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn vào viếng đồng chí Trần Đại Quang và chia buồn cùng gia quyến.
Đoàn Chủ tịch nước do đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước làm Trưởng đoàn vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang và chia buồn cùng gia quyến.
Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Trưởng đoàn, đã vào viếng và chia buồn cùng gia quyến.
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đi vòng quanh linh cữu xúc động vĩnh biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người đồng chí tận tâm, trách nhiệm, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp của Đảng, của dân tộc Việt Nam.
Cùng thời điểm này, Lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang được tổ chức trọng thể tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình - quê hương của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Cử hành trọng thể Lễ truy điệu và an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Sáng 27-9, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê hương Chủ tịch nước - xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Trong niềm tiếc thương sâu sắc, hai ngày qua (từ ngày 26 đến 27-9), 1.658 đoàn với khoảng 50.000 người, đại diện các cơ quan, đoàn thể, địa phương, đơn vị, lực lượng vũ trang nhân dân, nhân sỹ trí thức, chức sắc tôn giáo, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đến viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Ninh Bình.
Đồng thời, 164 đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế, trong đó có 16 đoàn lãnh đạo cấp cao các nước, bạn bè quốc tế đã gửi thư, điện chia buồn cùng Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Trần Đại Quang.
Từ sáng sớm, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đông đảo cán bộ, đảng viên, chiến sỹ, các tầng lớp nhân dân đã đến dự Lễ tiễn biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Đúng 7 giờ 30 phút, Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang được cử hành trọng thể.
Dự Lễ truy điệu tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh…
Cùng dự có các đồng chí nguyên Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các bậc lão thành cách mạng, nhân sĩ, trí thức, đại diện các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, tôn giáo, đông đảo các tầng lớp nhân dân, cùng gia quyến đồng chí Trần Đại Quang.
Đồng chí Phăn-khăm Vị-pha-văn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã dự Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, các đồng chí; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương khu vực phía Nam; các tầng lớp nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã dự Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Dự Lễ truy điệu Chủ tịch nước tại quê nhà - xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các sở, ban, ngành, đoàn thể và đông đảo nhân dân địa phương.
Trong không khí trang nghiêm và xúc động, Quốc thiều Việt Nam được cử hành để tiễn biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Lễ tang đọc Điếu văn nêu rõ: Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đại biểu Quốc hội, nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, đã vĩnh biệt chúng ta. Đây là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia quyến Đồng chí.
Linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phủ Quốc kỳ trang trọng. Linh xa đưa linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang rời Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) trở về quê hương Ninh Bình.
13 giờ 30 phút ngày 27-9, Đoàn xe đưa linh cữu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã về đến quê nhà tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đông đảo người dân đã chờ ở đây để tiễn đưa Chủ tịch nước về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đúng 15 giờ 30 phút ngày 27-9, Lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang về nơi an nghỉ cuối cùng đã được cử hành.
Dự Lễ an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang có các đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng nhiều đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các cơ quan, đoàn thể, địa phương, đơn vị, lực lượng vũ trang nhân dân và đông đảo nhân dân địa phương.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và phục vụ sản xuất
Sáng 30-9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và dự Lễ khai giảng năm học 2018 - 2019 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Cùng tham dự có các đồng chí: Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Trong diễn văn khai giảng, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nêu rõ: Trong suốt hơn 60 năm qua, Học viện đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô, số lượng và chất lượng; đã đào tạo cho đất nước hàng chục vạn cán bộ khoa học - kỹ thuật và quản lý kinh tế nông nghiệp có trình độ đại học, hàng vạn thạc sỹ và gần 600 tiến sỹ. Học viện hiện có gần 1.400 cán bộ với hơn 800 đảng viên, 11 giáo sư, gần 400 tiến sỹ, đang đào tạo hơn 30 ngàn sinh viên và khoảng 500 sinh viên quốc tế, được ghi nhận là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, một trung tâm nghiên cứu tiên tiến về khoa học kỹ thuật, kinh tế và chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn của đất nước. Đến nay, Học viện đã đào tạo trên 65% số cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn của cả nước. Lực lượng cán bộ do Học viện đào tạo là một nguồn nhân lực quan trọng, có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu nổi bật của nông nghiệp và nông thôn nước ta trong kháng chiến - kiến quốc trước đây và trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay.
Năm học 2017-2018 vừa qua, Học viện có 4 giống cây trồng được công nhận quốc gia, 2 giống cây trồng được đưa vào sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa 4 giống lúa, 2 giống ngô và nhiều giải pháp hữu ích khác; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ 4 sản phẩm khoa học công nghệ, thực hiện tốt 17 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia, 18 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ, 16 đề tài hợp tác với địa phương, hàng tram hợp đồng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp… Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành sau khi ra trường đạt trên 90%.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, chúc mừng, cảm ơn và biểu dương những thành tựu to lớn mà các thế hệ cô giáo, thầy giáo, cán bộ, sinh viên Học viện đã đạt được trong hơn 60 năm qua.
Tổng Bí thư mong rằng, nhà trường tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo, chú trọng xác định đúng chuẩn đầu ra và chuyển đổi phương pháp từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cho người học, coi sinh viên là trung tâm của quá trình đào tạo; ứng dụng tối đa công nghệ hiện đại; gắn đào tạo của nhà trường với thực tiễn sản xuất, nhu cầu của xã hội, đặc biệt là có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và khuyến khích hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên.
Tổng Bí thư lưu ý, Nhà trường cần tập trung xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo. Các cô giáo, thầy giáo cần chuyển từ vai trò giảng bài sang vai trò hướng dẫn học và phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, phong cách, lối sống, phương pháp làm việc và học tập để sinh viên noi theo. Để có được đội ngũ các thầy, cô giáo chuẩn mực, cần có những chính sách, chế độ cụ thể, thiết thực, tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi nhất để các cô giáo, thầy giáo cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp trồng người.
Tổng Bí thư mong muốn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phấn đấu nhanh chóng trở thành một trường đại học nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học - công nghệ, gắn nghiên cứu khoa học - công nghệ với đào tạo và phục vụ sản xuất, dịch vụ xã hội. Các công trình nghiên cứu của Học viện phải hướng tới "tam nông" (nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh). Trọng tâm nghiên cứu của Học viện là phục vụ yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng phát triển một nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh.
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2018 - 2019, Tổng Bí thư mong các cô giáo, thầy giáo và sinh viên của Học viện, trong thời gian tới tiếp tục phát huy truyền thống của một trường đại học anh hùng, ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, nghiên cứu sáng tạo, thực hiện tốt lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu "Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng, để tiến bộ mãi", phấn đấu trở thành một trường Đại học kiểu mẫu về nghiên cứu khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp “trồng người” trong giai đoạn mới.
Đồng chí Trần Quốc Vượng tiếp xúc cử tri tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 29-9, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có cuộc tiếp xúc cử tri tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).
Tại buổi tiếp xúc cử tri, cử tri huyện Mù Cang Chải nêu các ý kiến: Hiện nay trên địa bàn huyện còn 29/126 thôn bản chưa có điện, đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục thực hiện, đưa lưới điện đến các thôn, bản ở xa; đề nghị Trung ương, tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, làm đường giao thông, thủy lợi; tăng cường đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng các dự án di dân tái định cư và cơ sở hạ tầng để di dời đến nơi an toàn, ổn định đời sống cho các hộ còn nằm trong vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Tiếp thu và trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vui mừng trước những thay đổi của huyện Mù Cang Chải trong những năm qua. Chia sẻ với những khó khăn của cử tri 3 xã Khao Mang, Hồ Bốn, Lao Chải (huyện Mù Cang Chải), đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải quan tâm hỗ trợ nhân dân tập trung phát triển kinh tế, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất. Đồng chí cũng đề nghị nhân dân các xã tập trung vào công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, sản xuất đúng quy hoạch của Nhà nước.
Đồng chí Trần Quốc Vượng yêu cầu chính quyền địa phương làm tốt hơn nữa công tác an sinh xã hội; mỗi cán bộ, đảng viên ở cơ sở phải nêu cao tinh thần gương mẫu trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng mong muốn lãnh đạo và nhân dân huyện Mù Cang Chải đồng tâm hiệp lực, phát huy tinh thần của người đảng viên, nêu gương trước nhân dân, là tấm gương sáng cho nhân dân noi theo, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với người cao tuổi./.
Trong diễn văn khai giảng, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nêu rõ: Trong suốt hơn 60 năm qua, Học viện đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô, số lượng và chất lượng; đã đào tạo cho đất nước hàng chục vạn cán bộ khoa học - kỹ thuật và quản lý kinh tế nông nghiệp có trình độ đại học, hàng vạn thạc sỹ và gần 600 tiến sỹ. Học viện hiện có gần 1.400 cán bộ với hơn 800 đảng viên, 11 giáo sư, gần 400 tiến sỹ, đang đào tạo hơn 30 ngàn sinh viên và khoảng 500 sinh viên quốc tế, được ghi nhận là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, một trung tâm nghiên cứu tiên tiến về khoa học kỹ thuật, kinh tế và chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn của đất nước. Đến nay, Học viện đã đào tạo trên 65% số cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn của cả nước. Lực lượng cán bộ do Học viện đào tạo là một nguồn nhân lực quan trọng, có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu nổi bật của nông nghiệp và nông thôn nước ta trong kháng chiến - kiến quốc trước đây và trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay.
Năm học 2017-2018 vừa qua, Học viện có 4 giống cây trồng được công nhận quốc gia, 2 giống cây trồng được đưa vào sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa 4 giống lúa, 2 giống ngô và nhiều giải pháp hữu ích khác; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ 4 sản phẩm khoa học công nghệ, thực hiện tốt 17 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia, 18 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ, 16 đề tài hợp tác với địa phương, hàng tram hợp đồng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp… Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành sau khi ra trường đạt trên 90%.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, chúc mừng, cảm ơn và biểu dương những thành tựu to lớn mà các thế hệ cô giáo, thầy giáo, cán bộ, sinh viên Học viện đã đạt được trong hơn 60 năm qua.
Tổng Bí thư mong rằng, nhà trường tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo, chú trọng xác định đúng chuẩn đầu ra và chuyển đổi phương pháp từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cho người học, coi sinh viên là trung tâm của quá trình đào tạo; ứng dụng tối đa công nghệ hiện đại; gắn đào tạo của nhà trường với thực tiễn sản xuất, nhu cầu của xã hội, đặc biệt là có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và khuyến khích hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên.
Tổng Bí thư lưu ý, Nhà trường cần tập trung xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo. Các cô giáo, thầy giáo cần chuyển từ vai trò giảng bài sang vai trò hướng dẫn học và phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, phong cách, lối sống, phương pháp làm việc và học tập để sinh viên noi theo. Để có được đội ngũ các thầy, cô giáo chuẩn mực, cần có những chính sách, chế độ cụ thể, thiết thực, tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi nhất để các cô giáo, thầy giáo cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp trồng người.
Tổng Bí thư mong muốn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phấn đấu nhanh chóng trở thành một trường đại học nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học - công nghệ, gắn nghiên cứu khoa học - công nghệ với đào tạo và phục vụ sản xuất, dịch vụ xã hội. Các công trình nghiên cứu của Học viện phải hướng tới "tam nông" (nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh). Trọng tâm nghiên cứu của Học viện là phục vụ yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng phát triển một nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh.
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2018 - 2019, Tổng Bí thư mong các cô giáo, thầy giáo và sinh viên của Học viện, trong thời gian tới tiếp tục phát huy truyền thống của một trường đại học anh hùng, ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, nghiên cứu sáng tạo, thực hiện tốt lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu "Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng, để tiến bộ mãi", phấn đấu trở thành một trường Đại học kiểu mẫu về nghiên cứu khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ động thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp “trồng người” trong giai đoạn mới.
Đồng chí Trần Quốc Vượng tiếp xúc cử tri tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 29-9, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã có cuộc tiếp xúc cử tri tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).
Tại buổi tiếp xúc cử tri, cử tri huyện Mù Cang Chải nêu các ý kiến: Hiện nay trên địa bàn huyện còn 29/126 thôn bản chưa có điện, đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục thực hiện, đưa lưới điện đến các thôn, bản ở xa; đề nghị Trung ương, tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, làm đường giao thông, thủy lợi; tăng cường đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng các dự án di dân tái định cư và cơ sở hạ tầng để di dời đến nơi an toàn, ổn định đời sống cho các hộ còn nằm trong vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Tiếp thu và trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vui mừng trước những thay đổi của huyện Mù Cang Chải trong những năm qua. Chia sẻ với những khó khăn của cử tri 3 xã Khao Mang, Hồ Bốn, Lao Chải (huyện Mù Cang Chải), đồng chí Trần Quốc Vượng đề nghị tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải quan tâm hỗ trợ nhân dân tập trung phát triển kinh tế, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất. Đồng chí cũng đề nghị nhân dân các xã tập trung vào công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, sản xuất đúng quy hoạch của Nhà nước.
Đồng chí Trần Quốc Vượng yêu cầu chính quyền địa phương làm tốt hơn nữa công tác an sinh xã hội; mỗi cán bộ, đảng viên ở cơ sở phải nêu cao tinh thần gương mẫu trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng mong muốn lãnh đạo và nhân dân huyện Mù Cang Chải đồng tâm hiệp lực, phát huy tinh thần của người đảng viên, nêu gương trước nhân dân, là tấm gương sáng cho nhân dân noi theo, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với người cao tuổi./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 24 đến 30-9-2018  (01/10/2018)
Chính phủ phấn đấu đạt cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng Quốc hội giao  (01/10/2018)
Gặp mặt các Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội  (01/10/2018)
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9-2018  (01/10/2018)
Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam  (01/10/2018)
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10-2018  (01/10/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay