Nhân dân tin tưởng vào công cuộc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng
21:45, ngày 09-12-2017
TCCSĐT - Chiều 08-12-2017, một loạt quyết định liên quan công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được các cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước đưa ra: Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.
Sức mạnh của công tác phòng, chống tham nhũng
Những quyết định quan trọng này được đưa ra khi cơ quan bảo vệ pháp luật quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); đại biểu Quốc hội khóa XIV; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Cùng ngày 08-12, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Dư luận không quá bất ngờ đối với các thông tin nêu trên, nhưng nhiều người cũng không tránh khỏi những băn khoăn nhất định. Khi cũng con người đó, cách đây không lâu còn giữ trọng trách lớn được Đảng và nhân dân giao phó, nay bước vào vòng lao lý... nhưng trên hết, dư luận đều đồng tình và ủng hộ thái độ kiên quyết của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng; khẳng định: Không hề có “vùng cấm” trong chống tham nhũng.
Đấu tranh chống tham nhũng luôn là cuộc chiến cam go, phức tạp, bởi nó không phân chia giới tuyến, bởi kẻ thù luôn lẩn quất trong hàng ngũ, thậm chí trong mỗi con người chúng ta. Do đó, dư luận thường hoài nghi về một sự nể nang, né tránh, về “vùng cấm” trong chống tham nhũng. Và, một khi không tạo được niềm tin ở nhân dân, cuộc đấu tranh sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Bởi thế, việc nhận diện, làm rõ ai vi phạm, vi phạm như thế nào, bất cứ họ là ai để xử lý cho đúng người đúng tội có ý nghĩa quan trọng để củng cố niềm tin trong xã hội, trong nhân dân, đồng thời khơi dậy ý chí, quyết tâm và hành động của cả hệ thống chính trị, đưa cuộc đấu tranh chống tham nhũng “trở thành phong trào, xu thế của cả xã hội” như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định.
Pháp bất vị thân, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật là nguyên tắc hàng đầu của một nhà nước pháp quyền. Việc khẳng định “không có vùng cấm trong chống tham nhũng” thông qua những việc làm, hành động cụ thể sẽ củng cố niềm tin trong toàn Đảng, toàn dân.
Niềm tin và sự ủng hộ từ nhân dân
Sự công khai, minh bạch, kiên quyết của Đảng tạo nên niềm tin trong nhân dân và niềm tin sẽ tạo nên sức mạnh; không có trở ngại nào có thể ngăn cản. Niềm tin khi được củng cố vững chắc sẽ tạo thành ý chí, quyết tâm của toàn xã hội, tạo thêm sức mạnh, đưa cuộc đấu tranh chống tham nhũng đến thành công.
Sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, nhiều cán bộ hưu trí, Đảng viên tại Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ và tin tưởng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Đại tá Trần Trọng Kình, (nguyên sỹ quan quân đội cao cấp, cán bộ hưu trí phường 13, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Đinh La Thăng thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm; thể hiện sự đoàn kết, ủng hộ và chấp hành nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư của các cơ quan thực thi pháp luật. Theo ông Trần Trọng Kình, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn rất nhiều khó khăn, nhưng những sự kiện vừa qua, nhiều cán bộ lãnh đạo có sai phạm bị xử lý, đã và sắp đưa ra xét xử là những tín hiệu đáng mừng, củng cố lòng tin của nhân dân và Đảng viên cả nước.
Cùng quan điểm trên, ông Phan Minh Huệ (nguyên cán bộ Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian gần đây rất tốt, nhưng cần phải tiếp tục và làm triệt để hơn. Có như vậy mới giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Ông Phan Minh Huệ chia sẻ thêm, quy trình xử lý sai phạm của ông Đinh La Thăng là hợp lý, khá chặt chẽ và bài bản, đảm bảo đúng người, đúng tội và tạo được sự đồng thuận cao trong dư luận cũng như trong cán bộ, đảng viên.
Những nội dung mà Bộ Công an đang điều tra liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng là rất nặng nề, nhất là lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cũng như tham ô tài sản, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Việc lạm dụng quyền lực để giành lợi ích cá nhân, vun vén cá nhân phải xử lý thật nghiêm.
Trong khi đó, ông Dương Anh Đức (Đảng viên phường 7, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh) bày tỏ, sau khi nghe thông tin ông Đinh La Thăng bị khởi tố trên các phương tiện thông tin vì liên quan đến hai vụ án kinh tế thì bản thân vừa vui cũng vừa tiếc. Theo ông Dương Anh Đức, không chỉ ông mà người dân Thành phố vui vì hành động này của Đảng và Nhà nước đã chứng minh rằng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng là không có vùng cấm.
Bất cứ ai, dù trên cương vị nào, nếu làm sai nguyên tắc của Đảng, sai lầm, cố ý làm trái trong quản lý nhà nước đều phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, trước pháp luật. Ông Dương Anh Đức cho rằng, khi còn trên cương vị Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng đã có một số đóng góp cho sự phát triển của Thành phố, được người dân ghi nhận, nên bản thân cũng thấy tiếc sau vụ việc này. Ông Đức khẳng định, Đảng và nhân dân rất công bằng, công tội phân minh. Công tác chống tham nhũng đã đi vào thực chất, vào chiều sâu, chỉ có làm trong sạch bộ máy quản lý thì đất nước mới phát triển. Trường hợp của ông Đinh La Thăng sẽ là bài học cho cán bộ, đảng viên trong cả nước.
*** Trước đó, ngày 08-12-2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an cũng đã ra quyết định khởi tố số 522/C46 và Lệnh bắt tạm giam số 134/C46 ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương để làm rõ liên quan của ông này đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra.
Theo thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, các lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra hai vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: (1) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank); (2) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.
Cùng ngày, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký Quyết định 631- QĐNS/TW về việc đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Thời hạn đình chỉ được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có)./.
Những quyết định quan trọng này được đưa ra khi cơ quan bảo vệ pháp luật quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); đại biểu Quốc hội khóa XIV; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Cùng ngày 08-12, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Dư luận không quá bất ngờ đối với các thông tin nêu trên, nhưng nhiều người cũng không tránh khỏi những băn khoăn nhất định. Khi cũng con người đó, cách đây không lâu còn giữ trọng trách lớn được Đảng và nhân dân giao phó, nay bước vào vòng lao lý... nhưng trên hết, dư luận đều đồng tình và ủng hộ thái độ kiên quyết của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng; khẳng định: Không hề có “vùng cấm” trong chống tham nhũng.
Đấu tranh chống tham nhũng luôn là cuộc chiến cam go, phức tạp, bởi nó không phân chia giới tuyến, bởi kẻ thù luôn lẩn quất trong hàng ngũ, thậm chí trong mỗi con người chúng ta. Do đó, dư luận thường hoài nghi về một sự nể nang, né tránh, về “vùng cấm” trong chống tham nhũng. Và, một khi không tạo được niềm tin ở nhân dân, cuộc đấu tranh sẽ càng trở nên khó khăn hơn.
Bởi thế, việc nhận diện, làm rõ ai vi phạm, vi phạm như thế nào, bất cứ họ là ai để xử lý cho đúng người đúng tội có ý nghĩa quan trọng để củng cố niềm tin trong xã hội, trong nhân dân, đồng thời khơi dậy ý chí, quyết tâm và hành động của cả hệ thống chính trị, đưa cuộc đấu tranh chống tham nhũng “trở thành phong trào, xu thế của cả xã hội” như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định.
Pháp bất vị thân, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật là nguyên tắc hàng đầu của một nhà nước pháp quyền. Việc khẳng định “không có vùng cấm trong chống tham nhũng” thông qua những việc làm, hành động cụ thể sẽ củng cố niềm tin trong toàn Đảng, toàn dân.
Niềm tin và sự ủng hộ từ nhân dân
Sự công khai, minh bạch, kiên quyết của Đảng tạo nên niềm tin trong nhân dân và niềm tin sẽ tạo nên sức mạnh; không có trở ngại nào có thể ngăn cản. Niềm tin khi được củng cố vững chắc sẽ tạo thành ý chí, quyết tâm của toàn xã hội, tạo thêm sức mạnh, đưa cuộc đấu tranh chống tham nhũng đến thành công.
Sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, nhiều cán bộ hưu trí, Đảng viên tại Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ và tin tưởng vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Đại tá Trần Trọng Kình, (nguyên sỹ quan quân đội cao cấp, cán bộ hưu trí phường 13, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Đinh La Thăng thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm; thể hiện sự đoàn kết, ủng hộ và chấp hành nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư của các cơ quan thực thi pháp luật. Theo ông Trần Trọng Kình, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn rất nhiều khó khăn, nhưng những sự kiện vừa qua, nhiều cán bộ lãnh đạo có sai phạm bị xử lý, đã và sắp đưa ra xét xử là những tín hiệu đáng mừng, củng cố lòng tin của nhân dân và Đảng viên cả nước.
Cùng quan điểm trên, ông Phan Minh Huệ (nguyên cán bộ Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian gần đây rất tốt, nhưng cần phải tiếp tục và làm triệt để hơn. Có như vậy mới giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Ông Phan Minh Huệ chia sẻ thêm, quy trình xử lý sai phạm của ông Đinh La Thăng là hợp lý, khá chặt chẽ và bài bản, đảm bảo đúng người, đúng tội và tạo được sự đồng thuận cao trong dư luận cũng như trong cán bộ, đảng viên.
Những nội dung mà Bộ Công an đang điều tra liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng là rất nặng nề, nhất là lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cũng như tham ô tài sản, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Việc lạm dụng quyền lực để giành lợi ích cá nhân, vun vén cá nhân phải xử lý thật nghiêm.
Trong khi đó, ông Dương Anh Đức (Đảng viên phường 7, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh) bày tỏ, sau khi nghe thông tin ông Đinh La Thăng bị khởi tố trên các phương tiện thông tin vì liên quan đến hai vụ án kinh tế thì bản thân vừa vui cũng vừa tiếc. Theo ông Dương Anh Đức, không chỉ ông mà người dân Thành phố vui vì hành động này của Đảng và Nhà nước đã chứng minh rằng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng là không có vùng cấm.
Bất cứ ai, dù trên cương vị nào, nếu làm sai nguyên tắc của Đảng, sai lầm, cố ý làm trái trong quản lý nhà nước đều phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, trước pháp luật. Ông Dương Anh Đức cho rằng, khi còn trên cương vị Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng đã có một số đóng góp cho sự phát triển của Thành phố, được người dân ghi nhận, nên bản thân cũng thấy tiếc sau vụ việc này. Ông Đức khẳng định, Đảng và nhân dân rất công bằng, công tội phân minh. Công tác chống tham nhũng đã đi vào thực chất, vào chiều sâu, chỉ có làm trong sạch bộ máy quản lý thì đất nước mới phát triển. Trường hợp của ông Đinh La Thăng sẽ là bài học cho cán bộ, đảng viên trong cả nước.
*** Trước đó, ngày 08-12-2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an cũng đã ra quyết định khởi tố số 522/C46 và Lệnh bắt tạm giam số 134/C46 ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương để làm rõ liên quan của ông này đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra.
Theo thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, các lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra hai vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: (1) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank); (2) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.
Cùng ngày, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký Quyết định 631- QĐNS/TW về việc đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Thời hạn đình chỉ được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có)./.
Khởi tố, bắt bị can đối với nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Quốc Khánh  (08/12/2017)
Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ hai Hội đồng Quốc phòng và An ninh  (08/12/2017)
Việt Nam lên tiếng về lập trường của Mỹ với vấn đề Jerusalem  (08/12/2017)
Ngày 11-12, khai mạc Phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (08/12/2017)
Việt Nam và Liberia ký kết hiệp định hợp tác đầu tiên giữa hai nước  (08/12/2017)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên