Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ 22-8 đến 28-8-2016)
00:11, ngày 02-09-2016
TCCSĐT - Kết quả kiểm nghiệm mẫu cá, ghẹ ở Hà Tĩnh; Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm việc tại Thái Nguyên; Khai mạc Diễn đàn về quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam; Xây dựng ngành Ngoại giao kiến tạo, hành động, liêm chính; Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện; Ninh Thuận cần "chuẩn bị tốt phương án phòng chống thiên tai"… là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam
Sáng 22-8, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam để giải quyết một số chế độ, chính sách đối với lực lượng cựu thanh niên xung phong.
Nhiều trường hợp vẫn chưa được hưởng chế độ, chính sách mà theo thống kê của Hội, có 861 đồng chí chưa được công nhận liệt sĩ; 8.713 đồng chí chưa được công nhận thương binh; 11.108 đồng chí và 1.636 con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học chưa được xem xét giải quyết chế độ.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong trên cả nước; đánh giá cao những đóng góp to lớn của cựu thanh niên xung phong trong các cuộc kháng chiến. Các chế độ, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong luôn được các cấp Trung ương và địa phương hoàn thiện và nỗ lực thực hiện tốt nhất. Tháng 7-2016 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp hàng tháng đối với cựu thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến từ mức 360.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng kể từ ngày 01-01-2016 và một số chính sách khác. Thủ tướng cũng đã đồng ý chủ trương xây dựng văn bản giải quyết chế độ đối với cựu thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu cá, ghẹ ở Hà Tĩnh
Vừa qua, 9 mẫu cá các loại và ghẹ Hà Tĩnh gửi đi xét nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, kết quả cho thấy có 1 mẫu có hàm lượng cadimi vượt ngưỡng cho phép, 5 mẫu nhiễm xyanua, 3 mẫu nhiễm phenol. Những mẫu cá này được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh lấy ngày 05-8 tại Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), biển Kỳ Anh.
Ngày 22-8, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã có báo cáo gửi Cục An toàn thực phẩm về kết quả kiểm nghiệm 9 mẫu cá các loại và ghẹ nói trên. Cụ thể, 5 mẫu nhiễm xyanua gồm cá mỏ neo 3,9mg/kg; cá đuối, ghẹ 3 mắt là 0,8mg/kg; cá nhồng 0,6mg/kg; cá man 0,5mg/kg. 3 mẫu phát hiện phenol là cá đuối 14mg/kg, cá man 8,3mg/kg, ghẹ ba mắt 10mg/kg.
Lượng phenol được phát hiện trong lần này cao hơn nhiều so với mức được phát hiện trong 30 tấn cá nục đông lạnh tại Quảng Trị thời điểm đầu tháng 6.
Trong khi đó, chiều 24-8, Cục An toàn thực phẩm đã công bố thông tin, kết quả kiểm nghiệm của các mẫu cá lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy mức độ ô nhiễm đã giảm dần theo thời gian, cụ thể là tháng 7 có 7/27 mẫu cá bị ô nhiễm kim loại nặng (chiếm tỷ lệ là 25,9%). Đến ngày 19-8, trước thời điểm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố nước biển an toàn, kết quả kiểm nghiệm cho thấy chỉ có 1/18 mẫu cá vượt ngưỡng an toàn về kim loại nặng - cadimi (chiếm 5,5%).
Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm việc tại Thái Nguyên
Thực hiện Quyết định số 17-QĐ/BCĐTW và Kế hoạch số 16-KH-BCĐTW, ngày 09-5-2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ngày 22-8, Đoàn công tác số 1 do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thái Nguyên, nhằm kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Khai mạc Diễn đàn về quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam
Sáng 23-8, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, “Diễn đàn quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã chính thức được khai mạc. Đây là diễn đàn do Chương trình định cư con người Liên hợp quốc Việt Nam (UN - Habitat) phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, ban Nhân dân thành phố Tam Kỳ và Diễn đàn đô thị Việt Nam tổ chức.
Diễn ra trong hai ngày 23 đến 24-8, Diễn đàn tập trung vào các nội dung như: thúc đẩy các sáng kiến địa phương trong việc triển khai các mục tiêu về đô thị và cộng đồng bền vững, phát triển bền vững, đóng góp cho xây dựng Chương trình đô thị mới trong Habitat III là Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển nhà ở và đô thị bền vững được tổ chức tại Quito, Ecuador trong năm này.
Kiểm toán Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ các tài sản quốc gia
Sáng 23-8, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã làm việc với Kiểm toán Nhà nước về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong thời gian qua.
Báo cáo tại buổi làm việc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết Kiểm toán Nhà nước hiện có 32 đơn vị cấp vụ, hoạt động ổn định và hiệu quả.
Đến ngày 15-8, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai 161/223 đoàn kiểm toán, kết thúc 115/223 đoàn kiểm toán; xét duyệt 79 dự thảo báo cáo kiểm toán; phát hành 38 báo cáo kiểm toán; cung cấp bảy bộ hồ sơ, tài liệu kiểm toán cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện tố tụng. Các đoàn kiểm toán cơ bản đã thực hiện đúng phương án và kế hoạch kiểm toán được duyệt, kiểm soát chặt chẽ đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước.
Tổng hợp sơ bộ kết quả từ 79 báo cáo kiểm toán đã phát hành và trình xét duyệt cho thấy tổng số kiến nghị xử lý tài chính là 7.240 tỷ đồng; trong đó tăng thu ngân sách nhà nước 1.137 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 2.093 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 4.010 tỷ đồng... Tuy nhiên, công tác của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập như việc đổi mới nội dung, phương pháp kiểm toán, lựa chọn vấn đề, quy mô kiểm toán, chất lượng kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Phân tích rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Kiểm toán Nhà nước được quy định trong Hiến pháp và tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Kiểm toán Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ các tài sản quốc gia, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực; xây dựng và hướng tới một nền tài chính công công khai, minh bạch. Để làm được điều đó, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước phải hoạt động độc lập, chỉ tuân thủ pháp luật trên cơ sở của pháp luật; phải làm đúng quy trình kiểm toán, từ việc đưa ra kế hoạch kiểm toán tới quá trình kiểm toán và sau khi kiểm toán; lấy hiệu quả và chất lượng kiểm toán làm chính, không hình thức và phải đi đến cùng vấn đề kiểm toán.
Xây dựng ngành Ngoại giao kiến tạo, hành động, liêm chính
Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” diễn ra từ ngày 22 đến 26-8 tại Hà Nội, ngày 23-8, Bộ Ngoại giao tổ chức Phiên họp thứ hai về Ngoại giao phục vụ phát triển.
Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị toàn ngành xây dựng phương hướng phát triển phù hợp với định hướng thiết lập một Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính để phục vụ ngày càng tốt hơn người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Ngoại giao phát huy vai trò thống nhất quản lý đối ngoại, tạo sức mạnh tổng hợp trong Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế. Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương nghiên cứu, giao nhiệm vụ cho từng Đại sứ và các thương vụ nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể; coi đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của các cơ quan này, đồng thời cần rà soát các cơ chế, chế độ tài chính nhằm bảo đảm đời sống cán bộ tại cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm cả việc bảo đảm vị thế đối ngoại quốc gia trong các hoạt động đối ngoại, nhất là các địa bàn trọng điểm.
Cũng tại hội nghị, Thủ tướng lưu ý tất cả các địa phương quan tâm hơn nữa tới công tác đối ngoại để phát huy thế mạnh so sánh của địa phương, đặc biệt là hợp tác chặt chẽ, thông tin kịp thời cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe phát biểu tham luận của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài chính và tham luận của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga.
Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển
Sáng 24-8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường nhằm đánh giá thực trạng và xác định những nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này.
Đáng chú ý, tại hội nghị, Thủ tướng đã đề nghị các Tỉnh ủy, Thành ủy xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về bảo vệ môi trường để bảo đảm công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ này được tập trung, thống nhất, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện
Chiều 24-8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp mặt các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp các đại biểu về nước dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29.
Tại buổi gặp gỡ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã báo cáo về Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” diễn ra từ ngày 22 đến ngày 26-8 tại Hà Nội.
Thay mặt Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chào mừng các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; bày tỏ tin tưởng rằng phát huy truyền thống và kết quả đạt được từ các hội nghị ngoại giao trước đây, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 sẽ tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm và bản lĩnh của những nhà ngoại giao chuyên nghiệp, góp phần đắc lực thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ toàn ngành đối ngoại và nhất là các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện phải luôn quán triệt đầy đủ đường lối đối ngoại của Đảng. Với sứ mệnh ở vị trí tuyến đầu, tiền đồn, hằng ngày trực tiếp tiếp xúc với những thay đổi của thế giới bên ngoài, các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện cần phát huy hiệu quả vai trò của cơ quan đại diện ở nước ngoài, chủ động kiến nghị với Đảng, Nhà nước về những biện pháp cụ thể để triển khai hiệu quả các hoạt động hội nhập; đồng thời có hỗ trợ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tranh thủ cơ hội, chuẩn bị tốt giải pháp, ứng phó xử lý thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế; xây dựng những quy định và triển khai trong nước phù hợp với pháp luật và lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh công tác đối ngoại gồm ba trụ cột: đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài phải đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong ba trụ cột đối ngoại, trong đó cần nhận thức rõ đối ngoại Nhà nước bao gồm cả các hoạt động đối ngoại của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các hoạt động đối ngoại này gắn bó chặt chẽ với nhau...
Sớm đưa vụ phá rừng khu vực thủy điện Đồng Nai 5 ra xét xử
Nhiều trường hợp vẫn chưa được hưởng chế độ, chính sách mà theo thống kê của Hội, có 861 đồng chí chưa được công nhận liệt sĩ; 8.713 đồng chí chưa được công nhận thương binh; 11.108 đồng chí và 1.636 con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học chưa được xem xét giải quyết chế độ.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong trên cả nước; đánh giá cao những đóng góp to lớn của cựu thanh niên xung phong trong các cuộc kháng chiến. Các chế độ, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong luôn được các cấp Trung ương và địa phương hoàn thiện và nỗ lực thực hiện tốt nhất. Tháng 7-2016 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh chế độ trợ cấp hàng tháng đối với cựu thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến từ mức 360.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng kể từ ngày 01-01-2016 và một số chính sách khác. Thủ tướng cũng đã đồng ý chủ trương xây dựng văn bản giải quyết chế độ đối với cựu thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu cá, ghẹ ở Hà Tĩnh
Vừa qua, 9 mẫu cá các loại và ghẹ Hà Tĩnh gửi đi xét nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, kết quả cho thấy có 1 mẫu có hàm lượng cadimi vượt ngưỡng cho phép, 5 mẫu nhiễm xyanua, 3 mẫu nhiễm phenol. Những mẫu cá này được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh lấy ngày 05-8 tại Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), biển Kỳ Anh.
Ngày 22-8, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã có báo cáo gửi Cục An toàn thực phẩm về kết quả kiểm nghiệm 9 mẫu cá các loại và ghẹ nói trên. Cụ thể, 5 mẫu nhiễm xyanua gồm cá mỏ neo 3,9mg/kg; cá đuối, ghẹ 3 mắt là 0,8mg/kg; cá nhồng 0,6mg/kg; cá man 0,5mg/kg. 3 mẫu phát hiện phenol là cá đuối 14mg/kg, cá man 8,3mg/kg, ghẹ ba mắt 10mg/kg.
Lượng phenol được phát hiện trong lần này cao hơn nhiều so với mức được phát hiện trong 30 tấn cá nục đông lạnh tại Quảng Trị thời điểm đầu tháng 6.
Trong khi đó, chiều 24-8, Cục An toàn thực phẩm đã công bố thông tin, kết quả kiểm nghiệm của các mẫu cá lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy mức độ ô nhiễm đã giảm dần theo thời gian, cụ thể là tháng 7 có 7/27 mẫu cá bị ô nhiễm kim loại nặng (chiếm tỷ lệ là 25,9%). Đến ngày 19-8, trước thời điểm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố nước biển an toàn, kết quả kiểm nghiệm cho thấy chỉ có 1/18 mẫu cá vượt ngưỡng an toàn về kim loại nặng - cadimi (chiếm 5,5%).
Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm việc tại Thái Nguyên
Thực hiện Quyết định số 17-QĐ/BCĐTW và Kế hoạch số 16-KH-BCĐTW, ngày 09-5-2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ngày 22-8, Đoàn công tác số 1 do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thái Nguyên, nhằm kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Khai mạc Diễn đàn về quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam
Sáng 23-8, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, “Diễn đàn quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã chính thức được khai mạc. Đây là diễn đàn do Chương trình định cư con người Liên hợp quốc Việt Nam (UN - Habitat) phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, ban Nhân dân thành phố Tam Kỳ và Diễn đàn đô thị Việt Nam tổ chức.
Diễn ra trong hai ngày 23 đến 24-8, Diễn đàn tập trung vào các nội dung như: thúc đẩy các sáng kiến địa phương trong việc triển khai các mục tiêu về đô thị và cộng đồng bền vững, phát triển bền vững, đóng góp cho xây dựng Chương trình đô thị mới trong Habitat III là Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển nhà ở và đô thị bền vững được tổ chức tại Quito, Ecuador trong năm này.
Kiểm toán Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ các tài sản quốc gia
Sáng 23-8, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã làm việc với Kiểm toán Nhà nước về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong thời gian qua.
Báo cáo tại buổi làm việc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết Kiểm toán Nhà nước hiện có 32 đơn vị cấp vụ, hoạt động ổn định và hiệu quả.
Đến ngày 15-8, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai 161/223 đoàn kiểm toán, kết thúc 115/223 đoàn kiểm toán; xét duyệt 79 dự thảo báo cáo kiểm toán; phát hành 38 báo cáo kiểm toán; cung cấp bảy bộ hồ sơ, tài liệu kiểm toán cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện tố tụng. Các đoàn kiểm toán cơ bản đã thực hiện đúng phương án và kế hoạch kiểm toán được duyệt, kiểm soát chặt chẽ đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước.
Tổng hợp sơ bộ kết quả từ 79 báo cáo kiểm toán đã phát hành và trình xét duyệt cho thấy tổng số kiến nghị xử lý tài chính là 7.240 tỷ đồng; trong đó tăng thu ngân sách nhà nước 1.137 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 2.093 tỷ đồng, xử lý tài chính khác 4.010 tỷ đồng... Tuy nhiên, công tác của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập như việc đổi mới nội dung, phương pháp kiểm toán, lựa chọn vấn đề, quy mô kiểm toán, chất lượng kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Phân tích rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của Kiểm toán Nhà nước được quy định trong Hiến pháp và tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Kiểm toán Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ các tài sản quốc gia, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực; xây dựng và hướng tới một nền tài chính công công khai, minh bạch. Để làm được điều đó, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước phải hoạt động độc lập, chỉ tuân thủ pháp luật trên cơ sở của pháp luật; phải làm đúng quy trình kiểm toán, từ việc đưa ra kế hoạch kiểm toán tới quá trình kiểm toán và sau khi kiểm toán; lấy hiệu quả và chất lượng kiểm toán làm chính, không hình thức và phải đi đến cùng vấn đề kiểm toán.
Xây dựng ngành Ngoại giao kiến tạo, hành động, liêm chính
Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” diễn ra từ ngày 22 đến 26-8 tại Hà Nội, ngày 23-8, Bộ Ngoại giao tổ chức Phiên họp thứ hai về Ngoại giao phục vụ phát triển.
Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị toàn ngành xây dựng phương hướng phát triển phù hợp với định hướng thiết lập một Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính để phục vụ ngày càng tốt hơn người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Ngoại giao phát huy vai trò thống nhất quản lý đối ngoại, tạo sức mạnh tổng hợp trong Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế. Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương nghiên cứu, giao nhiệm vụ cho từng Đại sứ và các thương vụ nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể; coi đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của các cơ quan này, đồng thời cần rà soát các cơ chế, chế độ tài chính nhằm bảo đảm đời sống cán bộ tại cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm cả việc bảo đảm vị thế đối ngoại quốc gia trong các hoạt động đối ngoại, nhất là các địa bàn trọng điểm.
Cũng tại hội nghị, Thủ tướng lưu ý tất cả các địa phương quan tâm hơn nữa tới công tác đối ngoại để phát huy thế mạnh so sánh của địa phương, đặc biệt là hợp tác chặt chẽ, thông tin kịp thời cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe phát biểu tham luận của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài chính và tham luận của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga.
Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển
Sáng 24-8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường nhằm đánh giá thực trạng và xác định những nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này.
Đáng chú ý, tại hội nghị, Thủ tướng đã đề nghị các Tỉnh ủy, Thành ủy xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về bảo vệ môi trường để bảo đảm công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ này được tập trung, thống nhất, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện
Chiều 24-8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp mặt các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp các đại biểu về nước dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29.
Tại buổi gặp gỡ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã báo cáo về Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII” diễn ra từ ngày 22 đến ngày 26-8 tại Hà Nội.
Thay mặt Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chào mừng các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; bày tỏ tin tưởng rằng phát huy truyền thống và kết quả đạt được từ các hội nghị ngoại giao trước đây, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 sẽ tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm và bản lĩnh của những nhà ngoại giao chuyên nghiệp, góp phần đắc lực thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ toàn ngành đối ngoại và nhất là các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện phải luôn quán triệt đầy đủ đường lối đối ngoại của Đảng. Với sứ mệnh ở vị trí tuyến đầu, tiền đồn, hằng ngày trực tiếp tiếp xúc với những thay đổi của thế giới bên ngoài, các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện cần phát huy hiệu quả vai trò của cơ quan đại diện ở nước ngoài, chủ động kiến nghị với Đảng, Nhà nước về những biện pháp cụ thể để triển khai hiệu quả các hoạt động hội nhập; đồng thời có hỗ trợ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tranh thủ cơ hội, chuẩn bị tốt giải pháp, ứng phó xử lý thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế; xây dựng những quy định và triển khai trong nước phù hợp với pháp luật và lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh công tác đối ngoại gồm ba trụ cột: đối ngoại Đảng, đối ngoại Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài phải đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong ba trụ cột đối ngoại, trong đó cần nhận thức rõ đối ngoại Nhà nước bao gồm cả các hoạt động đối ngoại của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các hoạt động đối ngoại này gắn bó chặt chẽ với nhau...
Sớm đưa vụ phá rừng khu vực thủy điện Đồng Nai 5 ra xét xử
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chỉ đạo việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để xảy ra vụ việc khai thác, vận chuyển gỗ trái phép ở rừng phòng hộ hồ thủy điện Đồng Nai 5 trên địa bàn huyện Bảo Lâm và phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra để sớm đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng lưu ý, trong quá trình điều tra, nếu phát hiện có dấu hiệu móc ngoặc, bảo kê, bao che, phải phối hợp với Cơ quan điều tra để xử lý triệt để, nghiêm minh, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế nông thôn.
Phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tái cơ cấu nông nghiệp sáng 25-8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với thị trường. Người nông dân không chỉ làm ra những gì họ có thể, mà là làm ra những gì thị trường yêu cầu.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, những kết quả đạt được trong 3 năm qua là rất quan trọng khi nông nghiệp chính là lĩnh vực duy trì được sự phát triển và tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh, giai đoạn 2013 - 2015 đạt 88,3 tỷ USD. Theo thống kê, thu nhập bình quân hộ nông dân tăng từ 73,2 triệu đồng năm 2012 lên 97 triệu đồng năm 2015.
Tuy nhiên, những kết quả đã đạt được mới chỉ là bước đầu và vẫn chưa tạo được chuyển biến rõ rệt. Tăng trưởng của ngành chưa vững chắc. Đáng chú ý, quý I-2016, lĩnh vực nông nghiệp có sự sụt giảm đáng kể.
Tổ công tác của Thủ tướng bắt tay vào việc
Sau khi được thành lập, Tổ công tác của Thủ tướng đã bắt tay vào làm việc với kế hoạch kiểm tra tại hai bộ kinh tế tổng hợp trong hai ngày 25 và 26-8.
Ngày 19-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng. Hai Tổ phó là hai Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà và Nguyễn Cao Lục.
Ngay sau khi Tổ công tác được thành lập, Tổ trưởng Mai Tiến Dũng đã quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, kiểm tra tại các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính. Trong hai ngày 25 và 26-8-2016, Đoàn sẽ kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm đến ngày 21-8-2016 và tình hình cập nhật kết quả thực hiện nhiệm vụ lên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi liên thông từ Văn phòng Chính phủ đến các bộ, cơ quan, địa phương.
Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 sau năm ngày làm việc
Chiều 26-8, sau năm ngày làm việc chính thức (từ ngày 22 đến ngày 26-8), Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề "Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII", đã bế mạc dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị đã tập trung thảo luận và quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã phân tích và thống nhất cao về đánh giá tình hình thế giới và khu vực hiện nay cũng như dự báo trong những năm tới, những cơ hội và thách thức đối với môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam.
Hội nghị đã kiểm điểm việc triển khai công tác đối ngoại trong thời gian qua, phân tích những kết quả đạt được cũng như các tồn tại, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm về thành công và hạn chế.
Hội nghị đánh giá trong bối cảnh môi trường đối ngoại phức tạp, công tác đối ngoại đã triển khai có hiệu quả, hoàn thành các nhiệm vụ đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28, tranh thủ được thời cơ và hóa giải các thách thức đối với đất nước, tạo cho Việt Nam thế đối ngoại thuận lợi như hiện nay.
Nam Định cần đa dạng hóa các nguồn lực để kêu gọi đầu tư
Chiều 26-8, tại Nam Định, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định về kết quả công tác xây dựng Đảng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội đánh giá về những kết quả nổi bật của Nam Định thời gian qua, trong đó công tác xây dựng Đảng, kiện toàn cán bộ chủ chốt, công tác phân công, phân nhiệm sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII... đã đi vào nền nếp.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những kết quả đạt được trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, hiện là điểm sáng của Nam Định với việc liên tiếp giữ vững thành tích 22 năm liền nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước.
Cơ bản nhất trí với những nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm 2016, Chủ tịch Quốc hội cho rằng tiềm năng lợi thế của Nam Định là về dân số, đất đai, nguồn nhân lực trẻ dồi dào, có chất lượng. Tỉnh đã có định hướng chiến lược nhằm tạo bước đột phá trong phát triển, quy hoạch 9 khu công nghiệp, 20 cụm công nghiệp, 100 làng nghề với đầy đủ hạ tầng điện, nước, viễn thông và các dịch vụ khác. Nam Định cũng đã giới thiệu chính sách ưu đãi đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, công khai các cơ chế ưu đãi và danh mục dự án ưu tiên đầu tư...
Thành ủy Hà Nội đưa ra 8 giải pháp trọng tâm chống tham nhũng
Ngày 26-8, Đoàn công tác số 1, Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã làm việc với Thành ủy Hà Nội.
Tại cuộc làm việc, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác này của Hà Nội, trong đó nhận thức của một số cấp ủy và cán bộ đảng viên về công tác còn chưa đầy đủ.
Thời gian tới, Thành ủy Hà Nội đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phòng chống tham nhũng, trong đó giải pháp quan trọng được đặt lên hàng đầu là nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về chủ trương, pháp luật phòng chống tham nhũng rộng rãi trong cán bộ, đảng viên.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đánh giá Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong công tác phòng chống tham nhũng, với nhiều chương trình, mô hình hay trong triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, Hà Nội cần lưu tâm đến việc hoàn thiện các hệ thống văn bản để làm sao người thực hiện không có nhiều kẽ hở để “lách” và hạn chế các bất cập, chồng chéo trong quá trình giải quyết công việc. Những trường hợp vi phạm cần được xử lý nghiêm minh, tuy nhiên, trong quá trình xử lý phải cân nhắc rất kỹ động cơ, mục đích để xử lý đúng, tránh oan sai.
Ninh Thuận cần "chuẩn bị tốt phương án phòng chống thiên tai"
Sau một ngày khảo sát một số cơ sở kinh tế-xã hội, dự hội nghị xúc tiến đầu tư, chiều 27-8-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội tại địa phương duyên hải miền Trung giàu thế mạnh và tiềm năng này.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh sẵn có, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để Ninh Thuận chủ động ứng phó với thiên tai và cất cánh vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Chia sẻ với chính quyền và nhân dân Ninh Thuận vì phải chống chọi và ứng phó với thiên tai, hạn mặn, Thủ tướng mong muốn Ninh Thuận vượt qua khó khăn, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục tư tưởng trông chờ, triển khai những giải pháp phù hợp, kịp thời, phấn đấu sớm thoát khỏi địa phương thuộc diện chủ yếu được hỗ trợ từ ngân sách.
Đối với các đề xuất chống hạn của tỉnh, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ 3.000 tấn gạo cứu đói trong thời gian khôi phục sản xuất cuối năm 2016 nhưng phải đảm bảo cấp đúng, cấp đủ đối tượng, đảm bảo người dân không bị đói, bị đứt bữa.
Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương hỗ trợ xây dựng mới một số hồ chứa nước nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước tưới cấp bách và lâu dài cho Ninh Thuận phục vụ công tác chống hạn trước mắt và lâu dài, ổn định đời sống nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm công trình Hầm Đèo Cả
Tối 27-8-2016, trên đường công tác từ tỉnh Ninh Thuận ra thăm và làm việc với tỉnh Khánh Hòa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm các kỹ sư và công nhân trên công trường xây dựng Hầm Đèo Cả nằm trên quốc lộ 1 nối liền tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các cán bộ, kỹ sư và công nhân trên công trường xây dựng Hầm Đèo Cả đã vượt qua nhiều khó khăn để bảo đảm tiến độ của công trình hết sức có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là đối với Phú Yên và Khánh Hòa và khu vực Nam miền Trung. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, công trình Hầm Đèo Cả đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ kỹ sư, công nhân xây dựng Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ và quy trình thi công.
Thủ tướng mong muốn chủ đầu tư và các nhà thầu, cùng cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động tiếp tục nỗ lực thi công, chú ý hàng đầu các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công, nỗ lực rút ngắn tiến độ, sớm đưa công trình vào hoạt động, đem lại nguồn lợi cho đất nước.
Thủ tướng: Đừng “nói trước quên sau” với doanh nghiệp
Ngày 27-8-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương và khoảng 450 đại biểu là đại diện các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước dự Hội nghị xúc tiến đầu tư có quy mô lớn nhất mà tỉnh Ninh Thuận tổ chức tại địa phương này.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh chúng ta không chỉ mở cửa để doanh nghiệp và người dân khi có việc thì tìm đến mà cần có tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, cảm thông và giải quyết triệt để. Tránh tình trạng tiếp dân và doanh nghiệp một cách hình thức, nói hôm trước thì hôm sau lại quên, “nói trước quên sau”.
Tổng Bí thư gửi gắm 10 chữ đến các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện
Chiều 27-8-2016, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp 27 Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016-2019. Cùng dự tiếp có các đồng chí: Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương; đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư chỉ rõ, trên cương vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, hơn ai hết mỗi vị Đại sứ phải thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, làm đúng chức năng, quyền hạn, phận sự, không bỏ sót việc nào, cũng không lấn sân, chồng chéo. Mỗi Đại sứ cần xác định rõ những công việc phải làm, cả đối nội và đối ngoại, xây dựng nội bộ cơ quan, làm tốt công tác cộng đồng, xử lý thật tốt công việc tại chỗ, đồng thời tham mưu, kiến nghị đề xuất với Đảng, Nhà nước.
Để làm "đúng vai," mỗi Đại sứ cần “thuộc bài” nghĩa là phải biết việc, có kiến thức hiểu biết, nắm chắc đường lối, quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước một cách toàn diện, đặc biệt là về ngoại giao, phải nhuần nhuyễn cả ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, đối ngoại quốc phòng an ninh...
Tổng Bí thư lưu ý, phải nắm chắc tình hình đặc điểm địa bàn công tác, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, địa lý, phong tục tập quán, đi nhiều, hiểu nhiều, biết rộng để không ngỡ ngàng, bị động mà phải luôn chủ động trong mọi tình huống.
Tổng Bí thư nhấn mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đòi hỏi các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện phải có bản lĩnh, trí tuệ và khôn khéo; kiên cường, cứng cỏi, không bị lung lạc, mua chuộc, cám dỗ, phải kiên định đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Muốn vậy, phải có trí tuệ, kiến thức, hiểu biết và phải khôn khéo.
Tổng Bí thư chỉ rõ trước yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, mỗi vị Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài càng cần có kiến thức toàn diện, không ngừng học tập rèn luyện, nâng cao trình độ, bản lĩnh, kiến thức, gương mẫu, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; xây dựng tập thể cơ quan đoàn kết vững mạnh, xứng đáng là hình ảnh thu nhỏ của đất nước, con người, văn hóa Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, phải tăng cường phối hợp các lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp cả đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân... không ngừng nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Xây dựng ngành Thông tin và Truyền thông trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Ngày 27-8-2016 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông (28-8-1945 - 28-8-2016). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhiều đại biểu tới dự.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết ngày 28-8-1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên cáo trước quốc dân đồng bào và thế giới việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới.
Tại buổi lễ, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những thành tích to lớn mà các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thông tin và Truyền thông đã đạt được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ngành Thông tin và Truyền thông cần lưu ý một số vấn đề trong thời gian tới như nâng cao hiệu quả quản lý các cơ quan báo chí thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích, phù hợp với xu hướng truyền thông hiện đại; coi trọng công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; đẩy mạnh thông tin cơ sở là công cụ hiệu quả trong tuyên truyền và chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở cơ sở...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình họp xử lý khiếu nại ở các tỉnh phía Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các cán bộ, kỹ sư và công nhân trên công trường xây dựng Hầm Đèo Cả đã vượt qua nhiều khó khăn để bảo đảm tiến độ của công trình hết sức có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là đối với Phú Yên và Khánh Hòa và khu vực Nam miền Trung. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, công trình Hầm Đèo Cả đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ kỹ sư, công nhân xây dựng Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ và quy trình thi công.
Thủ tướng mong muốn chủ đầu tư và các nhà thầu, cùng cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động tiếp tục nỗ lực thi công, chú ý hàng đầu các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công, nỗ lực rút ngắn tiến độ, sớm đưa công trình vào hoạt động, đem lại nguồn lợi cho đất nước.
Thủ tướng: Đừng “nói trước quên sau” với doanh nghiệp
Ngày 27-8-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương và khoảng 450 đại biểu là đại diện các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước dự Hội nghị xúc tiến đầu tư có quy mô lớn nhất mà tỉnh Ninh Thuận tổ chức tại địa phương này.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh chúng ta không chỉ mở cửa để doanh nghiệp và người dân khi có việc thì tìm đến mà cần có tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, cảm thông và giải quyết triệt để. Tránh tình trạng tiếp dân và doanh nghiệp một cách hình thức, nói hôm trước thì hôm sau lại quên, “nói trước quên sau”.
Tổng Bí thư gửi gắm 10 chữ đến các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện
Chiều 27-8-2016, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp 27 Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016-2019. Cùng dự tiếp có các đồng chí: Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương; đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư chỉ rõ, trên cương vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, hơn ai hết mỗi vị Đại sứ phải thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, làm đúng chức năng, quyền hạn, phận sự, không bỏ sót việc nào, cũng không lấn sân, chồng chéo. Mỗi Đại sứ cần xác định rõ những công việc phải làm, cả đối nội và đối ngoại, xây dựng nội bộ cơ quan, làm tốt công tác cộng đồng, xử lý thật tốt công việc tại chỗ, đồng thời tham mưu, kiến nghị đề xuất với Đảng, Nhà nước.
Để làm "đúng vai," mỗi Đại sứ cần “thuộc bài” nghĩa là phải biết việc, có kiến thức hiểu biết, nắm chắc đường lối, quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước một cách toàn diện, đặc biệt là về ngoại giao, phải nhuần nhuyễn cả ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, đối ngoại quốc phòng an ninh...
Tổng Bí thư lưu ý, phải nắm chắc tình hình đặc điểm địa bàn công tác, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, địa lý, phong tục tập quán, đi nhiều, hiểu nhiều, biết rộng để không ngỡ ngàng, bị động mà phải luôn chủ động trong mọi tình huống.
Tổng Bí thư nhấn mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đòi hỏi các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện phải có bản lĩnh, trí tuệ và khôn khéo; kiên cường, cứng cỏi, không bị lung lạc, mua chuộc, cám dỗ, phải kiên định đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Muốn vậy, phải có trí tuệ, kiến thức, hiểu biết và phải khôn khéo.
Tổng Bí thư chỉ rõ trước yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, mỗi vị Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài càng cần có kiến thức toàn diện, không ngừng học tập rèn luyện, nâng cao trình độ, bản lĩnh, kiến thức, gương mẫu, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; xây dựng tập thể cơ quan đoàn kết vững mạnh, xứng đáng là hình ảnh thu nhỏ của đất nước, con người, văn hóa Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, phải tăng cường phối hợp các lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp cả đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân... không ngừng nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Xây dựng ngành Thông tin và Truyền thông trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Ngày 27-8-2016 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông (28-8-1945 - 28-8-2016). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhiều đại biểu tới dự.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết ngày 28-8-1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên cáo trước quốc dân đồng bào và thế giới việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới.
Tại buổi lễ, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những thành tích to lớn mà các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thông tin và Truyền thông đã đạt được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ngành Thông tin và Truyền thông cần lưu ý một số vấn đề trong thời gian tới như nâng cao hiệu quả quản lý các cơ quan báo chí thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích, phù hợp với xu hướng truyền thông hiện đại; coi trọng công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; đẩy mạnh thông tin cơ sở là công cụ hiệu quả trong tuyên truyền và chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở cơ sở...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình họp xử lý khiếu nại ở các tỉnh phía Nam
Sáng 28-8, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương về giải quyết khiếu nại đông người, kéo dài liên quan đến dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3, tỉnh Bình Thuận và dự án xây dựng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Tại cuộc họp, sau khi nghe ý kiến của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kết luận: Các trường hợp đất của người dân bị thu hồi ở lòng hồ, ở vị trí xây đập, công trình đầu mối, công trình phụ trợ hay làm bãi vật liệu đất đắp để xây dựng kênh thuộc dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3 bị thiệt hại về tài sản, cây trồng gắn liền với đất và cần phải được hỗ trợ lương thực để ổn định đời sống theo quy định tại Quyết định 34/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Việc giải quyết khiếu nại kéo dài, gay gắt, đông người của người dân phải được xem xét thấu đáo nguyên nhân, đưa ra các giải pháp hiệu quả, tích cực. Giải quyết từng vụ việc cụ thể, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị liên quan trong quá trình giải quyết.
Kiến nghị của các hộ dân về việc hỗ trợ lương thực để ổn định đời sống của người có đất bị thu hồi để làm bãi vật liệu đất đắp và xây dựng hệ thống kênh tại dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3 theo Quyết định 34/QĐ-TTg là phù hợp và chính đáng, cần được xem xét, giải quyết để chấm dứt khiếu nại kéo dài hiện nay.
Giao cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận căn cứ vào Quyết định 34/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xem xét giải quyết theo hướng vận dụng có lợi cho dân theo đúng thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật./.
Tại cuộc họp, sau khi nghe ý kiến của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kết luận: Các trường hợp đất của người dân bị thu hồi ở lòng hồ, ở vị trí xây đập, công trình đầu mối, công trình phụ trợ hay làm bãi vật liệu đất đắp để xây dựng kênh thuộc dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3 bị thiệt hại về tài sản, cây trồng gắn liền với đất và cần phải được hỗ trợ lương thực để ổn định đời sống theo quy định tại Quyết định 34/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Việc giải quyết khiếu nại kéo dài, gay gắt, đông người của người dân phải được xem xét thấu đáo nguyên nhân, đưa ra các giải pháp hiệu quả, tích cực. Giải quyết từng vụ việc cụ thể, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị liên quan trong quá trình giải quyết.
Kiến nghị của các hộ dân về việc hỗ trợ lương thực để ổn định đời sống của người có đất bị thu hồi để làm bãi vật liệu đất đắp và xây dựng hệ thống kênh tại dự án hồ chứa nước Sông Dinh 3 theo Quyết định 34/QĐ-TTg là phù hợp và chính đáng, cần được xem xét, giải quyết để chấm dứt khiếu nại kéo dài hiện nay.
Giao cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận căn cứ vào Quyết định 34/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xem xét giải quyết theo hướng vận dụng có lợi cho dân theo đúng thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật./.
Thủ tướng yêu cầu bố trí nhân sự Phó Giám đốc Sở đúng quy định  (01/09/2016)
Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức kỷ niệm Quốc khánh  (01/09/2016)
Chính phủ thảo luận việc sửa Bộ luật Hình sự năm 2015  (01/09/2016)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (01/09/2016)
ISIS: Mỹ và đối tác “bí mật” giúp đỡ Iran trong thỏa thuận hạt nhân  (01/09/2016)
Các tổ chức hữu nghị Hàn Quốc hoan nghênh phán quyết của PCA  (01/09/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên