Hà Nội nỗ lực hồi phục ngành du lịch trong trạng thái bình thường mới
TCCS - Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hướng lớn đến hầu hết các ngành nghề, trong đó, chịu thiệt hại nặng nề nhất là ngành du lịch. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11-10-2021, về “Ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19””, Hà Nội cùng với cả nước đang cố gắng tìm những phương hướng mới để phục hồi lại các ngành nghề nói chung và ngành du lịch tại Thủ đô nói riêng.
Theo Sở Du lịch Hà nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, Hà Nội ước tính đã đón 2,9 triệu lượt khách, chủ yếu là khách du lịch nội địa, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ năm trước. Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt 25,7%, giảm 0,7% so với tháng 5-2021 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tính tổng 6 tháng đầu năm, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt 24%, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Do vẫn chưa mở cửa đón khách nên số người nước ngoài đến Hà Nội nửa năm vừa qua chủ yếu là chuyên gia, người lao động lưu lại làm việc. Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Hà Nội buộc phải siết chặt các hoạt động vui chơi, tập trung đông người, như: quán ăn uống đường phố, vỉa hè, hoạt động của phố đi bộ… Vì vậy, khó lòng nhìn thấy hình ảnh những con phố cổ sầm uất người qua lại, thu hút đông đảo du khách nước ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân dấn đến sự tổn thất thiệt hại lớn cho ngành du lịch Thủ đô
Tính đến cuối tháng 3-2021, số doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, dừng hoạt động trên địa bàn ước khoảng 95%; đã có 267/1.191 doanh nghiệp lữ hành quốc tế thu hồi giấy phép và dừng hoạt động, 11/103 doanh nghiệp lữ hành nội địa rút giấy phép kinh doanh.
Số lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 90% tổng số lao động doanh nghiệp lữ hành, tương đương với 12.168 người; khoảng 750/3.587 cơ sở lưu trú du lịch tạm dừng hoạt động tương đương gần 12.600 lao động tạm thời không có việc làm.
Mặc dù gặp không ít khó khăn do dịch COVID-19 bùng phát trở lại với diễn biến phức tạp, song trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành du lịch Thủ đô cũng thực hiện được một số nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, nổi bật là việc cơ cấu lại các sản phẩm du lịch mới, tập trung thu hút khách nội địa, như: Tour du lịch đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long; sản phẩm du lịch trải nghiệm dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học; sản phẩm tour du lịch trải nghiệm "Đêm thiêng liêng" tại di tích Nhà tù Hỏa Lò...
Từ giữa tháng 10-2021, nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn đã được giới thiệu tới du khách, cho thấy sự khởi sắc của du lịch Thủ đô.
Bên cạnh sản phẩm Tour bộ hành “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” do Câu lạc bộ Lữ hành Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện, nhiều sản phẩm thử nghiệm cũng được ra mắt trong giai đoạn.
Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã ra mắt một loạt sản phẩm thử nghiệm từ ứng dụng công nghệ số, trong đó, ấn tượng nhất là màn trình chiếu ánh sáng 3D kết hợp âm nhạc diễn ra vào buổi tối. Được biết, Trung tâm hiện đã xây dựng và đang trình Thành phố Đề án phát triển du lịch thông minh, với điểm nhấn là hoạt động trình chiếu ánh sáng, nhằm hình thành sản phẩm trải nghiệm về đêm, tăng sức hấp dẫn cho du khách.
Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó Trưởng ban Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, để thích ứng an toàn với dịch", Ban Quản lý sẽ phối hợp với các đơn vị để tăng tính kết nối các điểm di tích, di sản bằng những tour, tuyến mới, hấp dẫn hơn, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho du khách khi tham quan, trải nghiệm phố cổ. Hiện tại, Ban Quản lý không chỉ cố gắng kết nối các điểm di sản, di tích, phố nghề trong phố cổ Hà Nội mà còn mong muốn thực hiện sản phẩm kết nối khu Hoàng Thành - Thăng Long với phố cổ Hà Nội trong thời gian tới.
Trong bối cảnh thành phố đang nỗ lực phục hồi các hoạt động du lịch trong tình hình mới, Tour du lịch “Vgreen bike tour” đã được ra mắt, hứa hẹn sẽ là sảm phẩn có nét mới lạ, khác biệt của ngành du lịch Hà Nội. Chương trình được Câu lạc bộ Du lịch bền vững VGreen triển khai xây dựng từ cuối năm 2020.
Ông Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc Công ty Du lịch VietFoot Travel cho biết, là đơn vị trực tiếp xây dựng sản phẩm du lịch bằng xe đạp, công ty ông đã nghiên cứu và đánh giá nhu cầu của du khách thấy rằng hình thức trải nghiệm bằng xe đạp tạo ra cảm nhận khác xa so với đi bằng ô tô hay xe máy là phương tiện được sử dụng nhiều hiện nay. Bên cạnh đó, đi xe đạp góp phần bảo vệ môi trường là nét sáng làm cho chuyến tham quan ý nghĩa hơn.
Để hoàn thiện sản phẩm này và ra mắt kịp vào thời điểm mùa thu - đông đẹp nhất của Hà Nội, đơn vị đã thực hiện gần 10 chuyến khảo sát, từ đó đã xây dựng được 18 chương trình du lịch bằng xe đạp “Vgreen Bike Tours” khám phá Hà Nội và một số tỉnh,thành phố phía Bắc.
Theo đó, tour "Tinh hoa Tràng An" được diễn ra trong một ngày, các du khách sẽ thăm quan, khám phá các cung đường nổi tiếng của Hà Nội như khu vực hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm; các phố nghề của khu vực phố cổ; thăm các di sản văn hóa, kiến trúc của Hà Nội (Ô Quan Chưởng, Cửa Bắc, cột cờ Hà Nội…). Chương trình có sự tham gia trải nghiệm của 30 đơn vị lữ hành và du khách.
Ngoài tour "Tinh hoa Tràng An" vừa được ra mắt tuần này, CLB còn ra mắt chùm tour khám phá Hà Nội bằng xe đạp như: Tour "Thăng Long - Tứ Trấn" trong thời gian một ngày; tour khám phá khu vực ngoại thành với thời gian 2 ngày 1 đêm; tour Ba Vì - Làng cổ Đường Lâm… Đồng thời giới thiệu 13 sản phẩm tour xe đạp khởi hành từ Hà Nội khám phá nhiều tỉnh, thành phố khác như: Tour Hà Nội - Ninh Bình - Nam Định; tour Hà Nội - Hòa Bình - Thanh Hóa; tour Hà Nội - Yên Bái - Hà Giang; tour Hà Nội - Ninh Bình; tour Hà Nội - Nam Định…
Theo Ban Tổ chức, dự kiến tour xe đạp khám phá Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác được khai thác từ cuối tháng 11, trước mắt sẽ tổ chức phục vụ khách trải nghiệm vào cuối tuần.
Theo đại diện lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội, trong bối cảnh, hoạt động du lịch quốc tế trên thế giới vẫn chưa thể kích hoạt trở lại, ngành Du lịch Thủ đô đã chủ động cơ cấu lại các sản phẩm du lịch mới tập trung thu hút khách du lịch nội địa. Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn thành phố chuẩn bị khởi động các sản phẩm du lịch trong tình hình mới; các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng dịch COVID-19./.
Hà Nội: quyết tâm thực hiện nghiêm các quy định của Đảng  (18/11/2021)
Quảng Ninh: Bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”  (17/11/2021)
Một số giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo Bác trong xây dựng nét đẹp văn hóa “Người chiến sĩ Thủ đô” thời kỳ mới  (15/11/2021)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội  (15/11/2021)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay