Báo chí đồng hành cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam
17:28, ngày 26-07-2017
TCCSĐT - Ngày 26-7-2017, tại Hà Nội, Tạp chí Người Làm Báo - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề “Báo chí đồng hành cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam vì mục tiêu phát triển xã hội bền vững”.
Các đồng chí: Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; PGS,TS. Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Tạp chí Người Làm Báo; TS. Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chủ trì hội thảo.
Tham dự hội thảo còn có các đồng chí: TS. Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Vũ Đình Thường, Vụ Trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương, Lê Văn Khánh, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tế; Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam; lãnh đạo bảo hiểm xã hội các địa phương, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo và đông đảo phóng viên của các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương đến dự và đưa tin…
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Tạp chí Người Làm Báo nhấn mạnh, trong những năm qua, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp luôn là nguồn đề tài phong phú, đa dạng để báo chí khai thác và sáng tạo nhiều tác phẩm sinh động, từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết, chia sẻ và tạo sự đồng thuận của xã hội đối với các chính sách lớn về bảo hiểm xã hội nói chung, góp phần củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào hệ thống chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển manh mẽ, xu hướng truyền thông đa phương tiện và hội tụ đã và đang tác động trực tiếp tới kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, ảnh hưởng trực tiếp đến “môi trường sinh thái” của các phương tiện truyền thông truyền thống, đặt ra những thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông về bảo hiểm xã hội. Một số tin, bài phản ánh trên báo chí thời gian qua chưa thực sự khách quan, gây hiệu ứng xã hội không tốt khiến một bộ phận không nhỏ người dân và doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội dẫn đến tình trạng ý thức tham gia bảo hiểm chưa đầy đủ và thiếu tính tự nguyện.
Nhấn mạnh mối quan hệ giữa những người làm báo và người làm công tác Bảo hiểm xã hội trong những năm qua, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi khẳng định, Hội Nhà báo Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ để nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; cổ vũ, động viên nhân dân và người lao động tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân và Bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động.
Tại Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hướng tới những mục tiêu cao cả về an sinh xã hội của đất nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và sẽ luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, động viên của các cơ quan báo chí, cũng như sự đồng hành đầy trách nhiệm của đội ngũ những người làm báo…
Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn, việc Tạp chí Người Làm Báo tổ chức Hội thảo này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Hội Nhà báo Việt Nam đối với hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói riêng và nhất là khẳng định sự đồng hành của đội ngũ những người làm báo trên phạm vi cả nước trong hoạt động tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trong thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ có trách nhiệm chủ động cung cấp cho các phóng viên, biên tập viên những thông tin, số liệu toàn diện hơn về công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; nhất là trong công tác phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, công tác giám sát quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, vấn đề thông tuyến khám chữa bệnh, nâng giá viện phí, ngăn chặn trục lợi quỹ bảo hiểm y tế… Đồng thời, tiếp tục duy trì việc tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan báo chí, cũng như việc tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên trách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các cơ quan báo chí trong phạm vi cả nước.
Theo Tổng biên tập Tạp chí Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Dương Quang Thắng, vai trò của báo chí trong hoạt động truyền thông bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sẽ giúp dư luận hiểu đúng và chấp hành tốt chính sách, luật pháp; đồng thời tác động thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tác động thay đổi hành vi, ý thức tuân thủ chính sách, pháp luật; thực hiện chức năng phản biên xã hội để xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật; kiểm tra giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật;…
Tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) Vũ Đình Thường cũng đã đưa ra ví dụ về sự phối hợp giữa cơ quan báo chí và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề an sinh xã hội. Đó là, ngày 27-3-2015 báo chí đưa tin gần 900 công nhân công ty Trách nhiệm hữu hạn PouYuen Việt Nam (Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh) đình công, phản đối quy định tại Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về việc không cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Chính thời điểm đó, các cơ quan báo chí đưa thông tin kịp thời đến độc giả, đồng thời “xoa dịu” tình hình để các cơ quan chức năng xử lý triệt để.
Sau sự kiện đó, năm 2015 Quốc hội đã ra Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với lao động sau một năm nghỉ việc. Thời điểm này, các cơ quan báo chí cũng truyền tải thông tin đến với người lao động, đồng thời cũng cảnh báo người lao động những hệ lụy khi nhận chế độ bảo hiểm một lần. Vụ trưởng Vụ Báo chí và Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) Vũ Đình Thường nhận định, một số cơ quan báo chí đã quan tâm và có đầu tư bài bản về kế hoạch tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để phục vụ công tác tuyên tuyên chính sách của Đảng và Nhà nước. Cũng nhờ đó, công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng sâu rộng trong nhân dân.
Cùng với những ý kiến trên, các đại biểu tham dự hội thảo cũng đề xuất những nhóm giải pháp cơ bản, nhằm nâng cao chất lượng thông tin về bảo hiểm xã hội trên báo chí, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về hệ thống an sinh xã hội; khẳng định tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội là hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể thấy, Hội thảo “Báo chí đồng hành cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững” là diễn đàn quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền, không ngừng thắt chặt mối quan hệ đồng hành, hợp tác, cùng chia sẻ mọi khó khăn, thuận lợi giữa giới báo chí và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, qua đó cùng hướng tới mục tiêu chung vì sự phát triển toàn diện của đất nước. Chủ đề của Hội thảo lần này vừa mang tính lý luận, vừa có tính thực tiễn, có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động báo chí, cả trong tác nghiệp, cũng như trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí truyền thông./.
Tham dự hội thảo còn có các đồng chí: TS. Mai Đức Lộc, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Vũ Đình Thường, Vụ Trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương, Lê Văn Khánh, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tế; Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam; lãnh đạo bảo hiểm xã hội các địa phương, lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo và đông đảo phóng viên của các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương đến dự và đưa tin…
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Tạp chí Người Làm Báo nhấn mạnh, trong những năm qua, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp luôn là nguồn đề tài phong phú, đa dạng để báo chí khai thác và sáng tạo nhiều tác phẩm sinh động, từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết, chia sẻ và tạo sự đồng thuận của xã hội đối với các chính sách lớn về bảo hiểm xã hội nói chung, góp phần củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào hệ thống chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển manh mẽ, xu hướng truyền thông đa phương tiện và hội tụ đã và đang tác động trực tiếp tới kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, ảnh hưởng trực tiếp đến “môi trường sinh thái” của các phương tiện truyền thông truyền thống, đặt ra những thách thức lớn đối với hoạt động truyền thông về bảo hiểm xã hội. Một số tin, bài phản ánh trên báo chí thời gian qua chưa thực sự khách quan, gây hiệu ứng xã hội không tốt khiến một bộ phận không nhỏ người dân và doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội dẫn đến tình trạng ý thức tham gia bảo hiểm chưa đầy đủ và thiếu tính tự nguyện.
Nhấn mạnh mối quan hệ giữa những người làm báo và người làm công tác Bảo hiểm xã hội trong những năm qua, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi khẳng định, Hội Nhà báo Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ để nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; cổ vũ, động viên nhân dân và người lao động tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân và Bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động.
Tại Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hướng tới những mục tiêu cao cả về an sinh xã hội của đất nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã và sẽ luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, động viên của các cơ quan báo chí, cũng như sự đồng hành đầy trách nhiệm của đội ngũ những người làm báo…
Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn, việc Tạp chí Người Làm Báo tổ chức Hội thảo này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Hội Nhà báo Việt Nam đối với hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói riêng và nhất là khẳng định sự đồng hành của đội ngũ những người làm báo trên phạm vi cả nước trong hoạt động tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trong thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ có trách nhiệm chủ động cung cấp cho các phóng viên, biên tập viên những thông tin, số liệu toàn diện hơn về công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; nhất là trong công tác phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, công tác giám sát quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, vấn đề thông tuyến khám chữa bệnh, nâng giá viện phí, ngăn chặn trục lợi quỹ bảo hiểm y tế… Đồng thời, tiếp tục duy trì việc tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan báo chí, cũng như việc tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên trách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các cơ quan báo chí trong phạm vi cả nước.
Theo Tổng biên tập Tạp chí Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Dương Quang Thắng, vai trò của báo chí trong hoạt động truyền thông bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sẽ giúp dư luận hiểu đúng và chấp hành tốt chính sách, luật pháp; đồng thời tác động thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tác động thay đổi hành vi, ý thức tuân thủ chính sách, pháp luật; thực hiện chức năng phản biên xã hội để xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật; kiểm tra giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật;…
Tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) Vũ Đình Thường cũng đã đưa ra ví dụ về sự phối hợp giữa cơ quan báo chí và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề an sinh xã hội. Đó là, ngày 27-3-2015 báo chí đưa tin gần 900 công nhân công ty Trách nhiệm hữu hạn PouYuen Việt Nam (Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh) đình công, phản đối quy định tại Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về việc không cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Chính thời điểm đó, các cơ quan báo chí đưa thông tin kịp thời đến độc giả, đồng thời “xoa dịu” tình hình để các cơ quan chức năng xử lý triệt để.
Sau sự kiện đó, năm 2015 Quốc hội đã ra Nghị quyết về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với lao động sau một năm nghỉ việc. Thời điểm này, các cơ quan báo chí cũng truyền tải thông tin đến với người lao động, đồng thời cũng cảnh báo người lao động những hệ lụy khi nhận chế độ bảo hiểm một lần. Vụ trưởng Vụ Báo chí và Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) Vũ Đình Thường nhận định, một số cơ quan báo chí đã quan tâm và có đầu tư bài bản về kế hoạch tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để phục vụ công tác tuyên tuyên chính sách của Đảng và Nhà nước. Cũng nhờ đó, công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng sâu rộng trong nhân dân.
Cùng với những ý kiến trên, các đại biểu tham dự hội thảo cũng đề xuất những nhóm giải pháp cơ bản, nhằm nâng cao chất lượng thông tin về bảo hiểm xã hội trên báo chí, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về hệ thống an sinh xã hội; khẳng định tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội là hết sức cần thiết, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân đang tập trung đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể thấy, Hội thảo “Báo chí đồng hành cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững” là diễn đàn quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền, không ngừng thắt chặt mối quan hệ đồng hành, hợp tác, cùng chia sẻ mọi khó khăn, thuận lợi giữa giới báo chí và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, qua đó cùng hướng tới mục tiêu chung vì sự phát triển toàn diện của đất nước. Chủ đề của Hội thảo lần này vừa mang tính lý luận, vừa có tính thực tiễn, có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động báo chí, cả trong tác nghiệp, cũng như trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí truyền thông./.
BIDV tổng kết 6 tháng đầu năm với những con số ấn tượng  (26/07/2017)
Vấn đề thể chế hóa quyền tài sản trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  (26/07/2017)
Thiết thực tri ân những người có công với cách mạng  (26/07/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên