Biến đổi khí hậu - vấn đề “nóng” trên toàn cầu
Ngày 18-3-2009, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chương trình Phát triển bền vững môi trường Việt Nam - Thụy Điển và Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển bền vững và biến đổi khí hậu - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam”.
Nêu lên những biểu hiện của biến đổi khí hậu như nhiệt độ trái đất tăng, mực nước biển dâng cao thêm 20cm, thời tiết thay đổi thất thường, nạn hạn hán, lụt lội, bão lũ xảy ra nặng nề..., các đại biểu tham dự Hội thảo đã đề cập đến những vấn đề cụ thể trong việc bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự biến đổi của khí hậu, giới thiệu một số chính sách và kinh nghiệm của Thụy Điển trong vấn đề này.
Với mong muốn trở thành mô hình quốc tế trong việc bảo đảm mức tăng trưởng kinh tế cao đi liền với bảo vệ môi trường trong sạch, dựa trên sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững, Chính phủ Thụy Điển coi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) trong công tác bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng đầu.
Chính phủ Thụy Điển đã đầu tư 5 tỉ SEK cho chương trình giảm thiểu tác động và thích ứng với BĐKH trong giai đoạn 2009-2011; đưa ra những chương trình với các mục tiêu cụ thể: tăng thuế các-bon đối với nhiên liệu và phương tiện giao thông; bỏ thuế đối với xe ô-tô thân thiện với môi trường; đầu tư lớn cho việc khắc phục ảnh hưởng của BĐKH; mở rộng sử dụng năng lượng gió; hỗ trợ cho chương trình nghiên cứu năng lượng sạch; sử dụng năng lượng tái tạo; tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong giải quyết vấn đề BĐKK; xây dựng hệ thống trao đổi khí thải với EU; phân bổ ngân sách cho các nước đang phát triển để thực hiện các chương trình về bảo vệ môi trường (BVMT) và BĐKK...
Ở Việt Nam, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển bền vững đã được thể hiện trong đường lối và chính sách phát triển dài hạn, chẳng hạnChương trình nghị sự 21 về PTBV ở Việt Nam (VA21); lồng ghép PTBV vào các kế hoạch phát triển đất nước; thành lập hội đồng và văn phòng PTBV từ trung ương đến địa phương, thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng về PTBV. Đồng thời, hoàn thiện thể chế, chính sách PTBV như xây dựng Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (2005); thực hiện chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng 2006-2010, chiến lược sản xuất sạch trong công nghiệp đến năm 2020; xây dựng Chương trình nghị sự 21 của ngành, địa phương...
Trong thời gian tới, để ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững cần: đánh giá mức độ của BĐKK ở Việt Nam và mức độ tác động của nó đối với các ngành, vùng; xác định các giải pháp ứng phó; tăng cường và nâng cao năng lực thể chế, chính sách ứng phó với BĐKK; tích hợp yếu tố BĐKK vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động; thiết lập bộ phận điều phối, vận động ODA thực hiện ứng phó với BĐKK nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và nâng cao nhận thức của nhân dân về BĐKK và ứng phó với BĐKK ./.
Biến đổi khí hậu - vấn đề “nóng” trên toàn cầu  (18/03/2009)
Diễn đàn quan hệ hợp tác triển khai Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo  (18/03/2009)
Diễn đàn quan hệ hợp tác triển khai Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo  (18/03/2009)
Hội nghị biểu dương già làng tiêu biểu khu vực Tây Nguyên  (18/03/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên