Lâm Đồng đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn theo hướng chất lượng
TCCSĐT - Trong những năm gần đây, Lâm Đồng là tỉnh có sự phát triển vượt trội ở khu vực Tây Nguyên. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng kinh tế - xã hội tỉnh vẫn có sự phát triển ổn định, liên tục duy trì mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 14%/năm. Kết quả này do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là tỉnh đã thường xuyên quan tâm đầu tư làm tốt công tác cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ từ cơ sở, đó là những người trực tiếp tiếp xúc và thường xuyên làm việc với dân, phải đáp ứng nhiều nhu cầu từ phía người dân.
Nằm ở khu vực phía Nam Tây Nguyên, Lâm Đồng là tỉnh có địa thế và khí hậu thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng là địa bàn có nhiều thành phần dân cư phức tạp. Nhiều người dân trong cả nước, nhất là các tỉnh phía Bắc, đã chọn nơi đây làm nơi an cư lập nghiệp. Hiện tại, tỉnh có 43 dân tộc anh em cùng chung sống với trên 1,2 triệu người, trong đó có hơn 180.000 người là dân tộc thiểu số chiếm 22,8% về số lượng. Theo số liệu khảo sát tại 147 xã, phường, thị trấn của Lâm Đồng có trên 1.500 cán bộ chuyên trách, trong đó có 1.417 người là công chức có chuyên môn, nghiệp vụ từ trình độ trung cấp trở lên trong đó có 488 người có trình độ đại học, 60 người có trình độ cao đẳng. Ngoài ra, theo định biên chung, tỉnh còn có trên 2.000 cán bộ không chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn. Tại 1.262 thôn, buôn, khu phố, tỉnh còn có trên 1.700 cán bộ là những hạt nhân làm bí thư chi bộ, trưởng, phó thôn, khu phố… Theo kế hoạch, kết thúc năm 2015, tỉnh sẽ có khoảng 60% số lượng cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn đạt chuẩn theo các chức danh, trong đó có 35% số lượng đạt trình độ cao đẳng, đại học.
Từ thực trạng thành phần dân cư, để việc lãnh đạo chỉ đạo triển khai đường lối, nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước được dễ dàng, thông suốt, trước hết tỉnh sớm có chủ trương làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ cốt cán ở cơ sở như bí thư, chủ tịch xã, trưởng thôn, trưởng khu phố, già làng, trưởng bản.
Ngay từ đầu những năm 2000, tỉnh đã làm tốt công tác điều tra khảo sát, tiến hành quy hoạch chọn lựa đội ngũ cán bộ một cách nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị, Hướng dẫn số 22-HD/TCTW của Ban Tổ chức Trung ương, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003, Nghị định 121/2003/NĐCP ngày 21-10-2003 của Chính phủ và Kế hoạch số 05-KH/TU ngày 05-10-20006 của Tỉnh ủy, Quyết định 219/2004/QĐ-UB ngày 03-02-2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Có thể nói, đối với Lâm Đồng, đây là những căn cứ quan trọng để các cơ quan chuyên môn tiến hành từng bước xây dựng, phát triển được một đội ngũ cán bộ chiến lược, làm cho cán bộ có trình độ, có chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời, củng cố tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở cơ sở. Điều đáng quan tâm là trong quá trình điều tra, khảo sát, đánh giá tiến hành quy hoạch, tỉnh chú trọng tính kế thừa, kiên quyết loại trừ các trường hợp mang tính chắp vá, không rõ ràng về nhân thân, về trình độ hoặc có dư luận không tốt từ phía người dân.
Khi triển khai những nội dung cụ thể, trong suốt cả quá trình, tỉnh đã có chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp xem xét phê duyệt quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở, định kỳ có kiểm tra, đánh giá, bổ sung theo hướng nâng cao về chất lượng. Theo đó, những cán bộ được đưa vào diện quy hoạch phải đúng, chuẩn về độ tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tuy nhiên vẫn không nguyên tắc, cứng nhắc, đối với những trường hợp cần thiết như đã có nhiều cống hiến, nhân thân, phẩm chất đạo đức tốt… vẫn được quy hoạch, vì thực tiễn, hiệu quả công tác và niềm tin của người dân đối với cá nhân người cán bộ, công chức vẫn là quyết định cuối cùng. Tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số một số học sinh, sinh viên có tâm huyết với quê hương, nổi bật trong các phong trào hành động cách mạng cũng được chọn đưa vào diện quy hoạch mang tính chiến lược lâu dài.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ, công chức, tỉnh đã nghiên cứu, quán triệt thực hiện tốt Đề án 253 của Chính phủ. Hằng năm, ngân sách tỉnh dành hàng tỷ đồng tạo điều kiện cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Trung tâm Chính trị tỉnh thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo để mở các lớp đại học, cao đẳng, trung cấp về các chuyên ngành phục vụ ngay công việc thực tế của người học như hành chính, văn phòng, luật, địa chính, quản lý văn hóa, quản lý xã hội và phát triển cộng đồng… để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức không ngừng nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng công việc. Bên cạnh đó, đối với các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thông qua hình thức tập huấn, đào tạo ngắn ngày, tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tại chỗ. Theo hình thức đào tạo này, toàn tỉnh đã có trên 22.000 lượt cán bộ được đào tạo về kiến thức của nhiều lĩnh vực trong đó có trên 1.350 người là cán bộ công chức cấp xã được đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên. Đến nay, toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có trình độ tin học loại A.
Trong công tác đào tạo sử dụng cán bộ, tỉnh đặc biệt quan tâm đến cán bộ là người dân tộc thiểu số. Ngoài những chính sách chung, khi cán bộ con em người dân tộc thiểu số nằm trong diện quy hoạch khi đào tạo được nhận thêm chế độ phụ cấp để thuận tiện trong việc ăn, ở, học tập, khi ra trường được phân công làm việc đúng ngành nghề đào tạo. Đây là điều kiện quan trọng để tỉnh xây dựng được đội ngũ cán bộ cốt cán tại chỗ có chất lượng, gần dân, hiểu dân và làm việc vì dân.
Từ một tỉnh có đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, chất lượng không đồng đều, đến nay, nhờ triển khai tốt các nghị quyết, nghị định, hướng dẫn của trung ương về công tác cán bộ, tỉnh đã giải quyết được những vấn đề cơ bản là củng cố được sức mạnh của hệ thống chính trị cơ sở, tăng cường được vai trò lãnh đạo của cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền cơ sở để phát triển sản xuất, ổn định xã hội, phục vụ cho lợi ích của người dân…
Phát huy thành quả đã đạt được, từ nay đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng đã đặt ra mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đáp ứng được các nhu cầu của tình hình mới, có cơ cấu hợp lý về độ tuổi, về giới, về thành phần dân tộc… Trước mắt trong năm 2015, tỉnh phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể là có 100% số cán bộ chuyên trách ở cơ sở xã, phường, thị trấn tốt nghiệp trung học phổ thông, có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, 100% số cán bộ có trình độ từ sơ cấp chính trị trở lên. Riêng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số các chỉ tiêu này có thể giữ nguyên hoặc thấp hơn tùy theo tình hình thực tế.
Tại xã, phường, thị trấn là nơi hằng ngày cán bộ phải trực tiếp giải quyết rất nhiều công việc, mà chính đó cũng là nhu cầu thiết thực trong đời sống của người dân, về lâu dài để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn tỉnh chú trọng duy trì tốt các biện pháp thiết thực và cụ thể.
Một là tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác tổ chức cán bộ. Luôn xem tổ chức Đảng ở cơ sở có vai trò hạt nhân để Đảng thực hiện sự lãnh đạo toàn diện, trong đó nổi bật nhất là lãnh đạo phát triển sản xuất, phát triển công, nông, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ… Trên cơ sở đó, việc phát triển kinh tế - xã hội cần phải cân nhắc, tính toán, xây dựng kế hoạch cho thật phù hợp với từng địa phương, lấy hiệu quả, chất lượng đời sống người dân làm chính, không chạy theo thành tích. Về mặt xã hội, hoạt động của tổ chức đảng ở cơ sở phải xứng đáng là chỗ dựa, là trung tâm đoàn kết cho mọi hoạt động của cán bộ và người dân.
Hai là thực hiện nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Có thể nói, đây là khâu quan trọng, là điều kiện để đánh giá chất lượng cán bộ, trên cơ sở đó bố trí sử dụng cán bộ một cách hợp lý, hiệu quả theo hướng tinh gọn và chất lượng. Đây cũng là cơ sở để tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo hướng chiến lược, không ngừng nâng cao chất lượng cũng như vị thế công tác của cán bộ.
Ba là làm tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc. Trong thực tế, công tác tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ nhưng chủ yếu là thông qua xét tuyển, vì vậy không thể tránh được có lúc, có nơi tình trạng vừa thừa nhưng lại vừa thiếu cán bộ vẫn thường xảy ra. Để khắc phục, bắt đầu từ khâu tuyển dụng cần có sự đánh giá khách quan, đúng nguyên tắc, bảo đảm công khai, minh bạch và dân chủ.
Bốn là tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách theo quy định. Cụ thể, có chế độ phụ cấp riêng cho cán bộ, công chức những xã, phường, thị trấn có dân cư quá đông, địa bàn rộng, hoặc những nơi có đóng góp ngân sách lớn cho Nhà nước, tránh tình trạng cào bằng về mặt quyền lợi và trách nhiệm đối với cán bộ, công chức trên tất cả các địa bàn. Các cơ quan có trách nhiệm từng bước xây dựng chế độ chính sách riêng cho đội ngũ cán bộ vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông người đồng bào dân tộc sinh sống. Hằng năm, cần quan tâm đến các hoạt động tham quan, nghĩ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công chức ở mọi tuyến cơ sở./.
Một số suy nghĩ về xây dựng hệ giá trị văn hóa ở nước ta hiện nay  (30/11/2015)
Một số suy nghĩ về xây dựng hệ giá trị văn hóa ở nước ta hiện nay  (30/11/2015)
Nhìn lại 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng  (30/11/2015)
Nhìn lại 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng  (30/11/2015)
Nhìn lại 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng  (30/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay