Tổng thống Nga V. Pu-tin vẫn giành được tín nhiệm cao sau một năm cầm quyền
15:23, ngày 17-05-2013
TCCSĐT - Ngày 7-5-2013 tròn một năm Tổng thống Nga V. Pu-tin chính thức nhậm chức nhiệm kỳ mới trong bối cảnh nước Nga và thế giới đang thay đổi nhanh chóng và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Sau 1 năm lãnh đạo, ông vẫn giành được sự tín nhiệm cao của các cử tri Nga do đã chỉ đạo thực hiện thành công các biện pháp chiến lược vừa nhằm phát triển ổn định, vừa nâng cao vị thế của Nga trên thế giới.
Chỉ số lòng tin cao trong dân chúng
Theo kết quả cuộc thăm dò của Quỹ dư luận xã hội - FOM (Фонда Общественное Мнение) của Nga tiến hành và công bố ngày 6-5-2013, có tới 72% người dân Nga cho rằng, trong năm đầu nhiệm kỳ 3, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã thể hiện vai trò và trách nhiệm điều hành đất nước của một nhà lãnh đạo tốt. Khoảng 76% người dân tin rằng, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã xây dựng được một đội ngũ dưới quyền đáng tin cậy để hiện thực hóa các kế hoạch chiến lược do ông chỉ đạo xây dựng. Khoảng 44% đánh giá cao việc Tổng thống V. Pu-tin luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, kể cả ý kiến của các lực lượng đối lập.
Theo FOM, người dân Nga coi Tổng thống V. Pu-tin là một chính trị gia, một nhà lãnh đạo đáng tin cậy, giàu kinh nghiệm, luôn biết cách xác định các vấn đề ưu tiên, năng động, mạnh mẽ, có khả năng thấu hiểu và lắng nghe ý kiến của người dân. Chỉ số lòng tin của người dân Nga dành cho Tổng thống V. Pu-tin sau một năm cầm quyền có thể khiến bất kỳ nhà lãnh đạo nào trên thế giới phải "ghen tị".
Ông Pa-ven Xvi-a-ten-cốp (Pavel Svyatenkov), chuyên gia phân tích của Nga nhận định: “Một kết quả quan trọng của năm đầu nhiệm kỳ mới. Tổng thống V. Pu-tin là đã duy trì được mức ổn định kinh tế và chính trị trong xã hội. Những hậu quả cuối cùng của cuộc khủng hoảng năm 2009 đối với Nga đã được giải quyết. Tình hình kinh tế ở mức cao và ổn định. Vấn đề khó khăn nằm ở thực tế là bản thân nền kinh tế Nga thiên về xuất khẩu nguyên liệu không sớm thì muộn sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, từ quan điểm tài chính và kinh tế, năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống V. Pu-tin cơ bản là thành công”.
Thành quả trong chính sách đối nội
Lên cầm quyền nhiệm kỳ 3 trong bối cảnh nền kinh tế Nga vẫn còn khó khăn do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thêm vào đó là nạn tham nhũng còn nhức nhối, những mâu thuẫn trong xã hội âm ỉ luôn có nguy cơ bùng nổ thành xung đột, quan hệ với Mỹ vẫn căng thẳng. Trước tình hình đó, Tổng thống V. Pu-tin đã tập trung củng cố và tăng cường sự ổn định chính trị - xã hội thông qua các cải cách chính trị nhằm tạo điều kiện cho công dân nước mình tự do bày tỏ chính kiến và xây dựng một xã hội dân chủ hơn.
Tổng thống V. Pu-tin đã ký nhiều Sắc lệnh liên quan tới sự phát triển lâu dài hệ thống lãnh đạo, quản lý nhà nước, quân đội, lĩnh vực kinh tế và xã hội, trong đó có giáo dục, khoa học, y tế, dân số, dịch vụ công cộng và nhà ở. Tổng thống V. Pu-tin đã giao Chính phủ thực hiện 218 nhiệm vụ, trong đó có 151 nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2013 và 67 nhiệm vụ trong 7 năm tiếp theo 2014 - 2020.
Có thể thấy, Tổng thống V. Pu-tin đã mạnh mẽ và tự tin hơn so với 8 năm giữ cương vị Tổng thống và 4 năm làm Thủ tướng trước đây. Ông vẫn giữ những ưu tiên trong chính sách đối nội và đối ngoại, chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân, kiên định nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia trong khi giải quyết các vấn đề quốc tế và đã làm được số việc quan trọng.
Không phải ngẫu nhiên mà trong Thông điệp liên bang đầu tiên kể từ khi trở lại cầm quyền trong Điện Krem-lin, Tổng thống Nga V. Pu-tin đặc biệt nhấn mạnh và đề cao khối đại đoàn kết toàn các dân tộc ở nước Nga cùng những truyền thống văn hóa - tinh thần đa dạng và phong phú của nước Nga đa dân tộc - sắc tộc; đề cao chủ nghĩa yêu nước; lòng tự hào dân tộc; giáo dục trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tôn trọng lịch sử hào hùng của dân tộc; phục hồi những truyền thống tốt đẹp của thời Xô-viết, trong đó có danh hiệu “Anh hùng Lao động” nhằm vinh danh công lao của những người lao động, coi đó là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Ngày 01-5-2013, đúng vào ngày Lễ Mùa Xuân và Lao động, 5 cá nhân đã được vinh danh “Anh hùng Lao động Nga” vì những cống hiến đặc biệt cho Nhà nước và nhân dân, gồm bác sỹ, nhạc sỹ, thợ mỏ, thợ phay và thợ cơ khí. Từ nay, phần thưởng cao quý này sẽ trở thành danh hiệu cao thứ hai cùng với danh hiệu Anh hùng nước Nga. Người được nhận phần thưởng đầu tiên từ tay Tổng thống Nga V. Pu-tin là Viện sỹ A. Cô-nô-va-lốp (A.Konovalov) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, Giám đốc Viện thần kinh học mang tên Bu-đen-cô (Burdenco). Viện sỹ A. Cô-nô-va-lốp là người đặt nền móng cho ngành thần kinh học vi phẫu của Nga và đã tiến hành một loạt ca phẫu thuật tuyệt vời. Ông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật tách cặp song sinh có hai đầu, đồng thời ông cũng là người đã tiến hành phẫu thuật cho hơn 10.000 bệnh nhân với các bệnh về thần kinh rất phức tạp.
Tổng thống V. Pu-tin coi những giá trị đó vừa là niềm tự hào, vừa là cội nguồn sức mạnh và là nền tảng vững chắc để phát triển đất nước trong tương lai. Cùng với lời khẳng định của Tổng thống rằng tương lai đất nước trước hết phụ thuộc vào người dân, hơn bao giờ hết, người dân Nga được khuyến khích tích cực tham gia quản lý đất nước cũng như giải quyết những thách thức, khó khăn đang đặt ra. Chính vì thế, trong bài phát biểu tại buổi mít tinh kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại 9-5-2013, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã kết thúc bằng khẩu hiệu “Vinh quang thuộc về nước Nga”. Đối với Tổng thống Nga V. Pu-tin, lợi ích của dân tộc và nhân dân Nga là trên hết.
Một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ của Tổng thống V. Pu-tin là củng cố và phát triển nền tảng nhà nước pháp quyền với những đạo luật mới, xác lập trật tự quyền lực giữa đảng cầm quyền và các đảng phái chính trị hay các tổ chức xã hội. Tổng thống V. Pu-tin đã nghiêm khắc phê phán nhiều quan chức trong bộ máy nhà nước chưa làm tốt nhiệm vụ, thậm chí, ông còn cách chức một số bộ trưởng, và mới đây cảnh cáo các Bộ trưởng: Bộ Lao động và Phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Khoa học và Bộ Phát triển khu vực. Tổng thống V. Pu-tin tuyên bố sẽ trực tiếp theo dõi công tác của từng bộ trưởng trong thời gian tới.
Cùng với việc phát huy dân chủ, Tổng thống V. Pu-tin kiên quyết ngăn chặn mọi âm mưu lợi dụng dân chủ để phá rối hoặc lật đổ chính quyền như thông qua luật tăng thêm hình phạt đối với những hành động vi phạm pháp luật tại các cuộc mít tinh, biểu tình và tội vu khống. Tổng thống V. Pu-tin đã ký sắc lệnh nghiêm cấm các tổ chức phi chính phủ có yếu tố nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Nga vì những tổ chức đó đứng đằng sau các lực lượng đối lập đang mưu toan chia rẽ sự đoàn kết trong nhân dân Nga, phá hoại sự ổn định ở Nga.
Đối với vấn nạn tham nhũng, Tổng thống V. Pu-tin khẳng định: "Tham nhũng là khối u lớn cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội và chính trị ở Nga." Trong năm qua, Tổng thống V. Pu-tin đã dành nhiều thời gian và quyết tâm để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn này. Những điều luật mới không cho phép người cùng huyết thống, người có quan hệ hôn nhân, gia đình cùng là đại biểu quốc hội một khóa đã giúp ngăn chặn tình trạng bè phái và lợi ích nhóm.
Đầu tháng 4-2013, Tổng thống V. Pu-tin đã ký ban hành sắc lệnh "Cấm quan chức chính phủ sở hữu tài sản và tài khoản ngân hàng ở nước ngoài", đồng thời yêu cầu các quan chức công khai những khoản thu chi lớn của họ và người thân, có cơ chế kiểm tra hiệu quả các khoản thu chi này và có chế tài xử lý nghiêm khắc những khoản thu bất chính. Đây là bước đi mới nhất thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Tổng thống V. Pu-tin trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Nga.
Ông Mi-kha-in Re-mi-dốp (Mikhail Remizov), Chủ tịch Viện Chiến lược quốc gia bình luận: “Năm vừa qua là một năm rất sôi động. Nó được đánh dấu bằng các hoạt động chống tham nhũng và tái tổ chức bộ máy nhà nước. Tổng thống V. Pu-tin đã áp dụng các biện pháp cứng rắn cũng như các quy tắc nghiêm ngặt hơn cho các quan chức và doanh nghiệp cận quốc doanh. Hiện tại hiệu quả của các biện pháp này tuy chưa mang tính hệ thống, nhưng trình tự lập kế hoạch và thực hiện đã được công bố. Ý chí chính trị sẽ đưa các biện pháp này đi đến thành công”.
Về phát triển kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Pu-tin, nước Nga vẫn duy trì được mức tăng trưởng GDP liên tục với 3,5% năm 2012, giảm lạm phát giảm xuống còn 6,1% so với mức 12,75% trong thập niên 2000 - 2010; nợ công giảm 10 lần xuống còn hơn 10% GDP; tỷ lệ thất nghiệp còn 5,4%. Đây là những thành quả ấn tượng, không thể phủ nhận, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn.
Thành quả trong chính sách đối ngoại
Trong năm đầu cầm quyền, Tổng thống V. Pu-tin không chỉ được đa số người dân Nga quý trọng và kính mến mà còn giành được sự nể trọng của các nhà lãnh đạo và người dân nhiều nước trên thế giới. Điều này không chỉ xuất phát từ sức mạnh của ý chí, ánh hào quang tỏa sáng từ nhân cách mạnh mẽ, sự trong sạch và tận tụy hết lòng vì nước, vì người dân Nga, mà còn bởi nước Nga trong “thời đại V. Pu-tin” đã thực hiện chính sách đối ngoại hết sức tích cực, mang lại niềm tin cho công lý và luật pháp quốc tế.
Trong Chiến lược đối ngoại của Nga được Tổng thống V. Pu-tin chỉ đạo xây dựng và phê chuẩn trong năm đầu cầm quyền đã đề ra một khái niệm mới trên cơ sở tính đến những thay đổi căn bản trên thế giới trong thời gian qua và những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã làm thay đổi cán cân lực lượng trên thế giới và những biến động chính trị diễn biến cực kỳ phức tạp ở Trung Đông và Bắc Phi.
Tổng thống V. Pu-tin nhấn mạnh: “Chúng ta cần có những cách nhìn mới, đánh giá mới, phân tích mới trong chính sách, đặc biệt là đối ngoại, chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của công dân Nga và đồng bào ở nước ngoài. Đồng thời vẫn cần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại không thay đổi. Trước hết, đó là sự cởi mở, khả năng dự đoán trước, tập trung vào việc bảo vệ lợi ích quốc gia, tất nhiên, không có bất kỳ cuộc đối đầu nào”.
Tổng thống V. Pu-tin cũng nêu rõ, Nga sẽ tăng cường sử dụng “sức mạnh mềm” trong chính sách đối ngoại mới, trong đó đặc biệt chú ý đến ngoại giao kinh tế. Ông nhấn mạnh: “Nga sẽ tích cực sử dụng phương thức ngoại giao kinh tế trong các công việc quốc tế, trên cơ sở ủng hộ và bảo vệ vai trò trọng tâm của Liên hợp quốc cũng như tuân thủ luật pháp quốc tế khi hành động phối hợp với các đối tác một cách bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”.
Một điểm nổi bật trong năm đầu cầm quyền của Tổng thống V .Pu-tin là cách giải quyết hài hòa các mối quan hệ đối ngoại của Nga trong tổng thể các mối quan hệ khu vực và quốc tế. Nếu nhìn vào lộ trình các chuyến thăm chính thức của Tổng thống V. Pu-tin cũng như danh sách các nguyên thủ quốc gia đến thăm Nga trong năm qua, sẽ thấy được tính đa phương trong chính sách đối ngoại của Mát-xcơ-va. Trong năm đầu cầm quyền, Tổng thống V. Pu-tin đã đến thăm một số nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, I-xra-en, Pa-le-xtin, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác.
Đặc biệt, đúng vào dịp kỷ niệm 67 năm Chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, Tổng thống V. Pu-tin đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-be tại Điện Krem-lin khi ông này thăm chính thức Nga. Nguyên thủ hai nước đã ký Tuyên bố chung về việc sẵn sàng nối lại đàm phán hướng tới ký kết Hiệp ước Hòa bình giữa Nga và Nhật Bản. Đây là bước ngoại giao quan trọng trong điều kiện chiến tranh đã kết thúc hơn nửa thế kỷ nhưng Nga và Nhật Bản vẫn chưa ký được Hiệp ước hòa bình.
Vừa là thành quả của chính sách đối ngoại và đối nội, trong năm đầu cầm quyền, Tổng thống V. Pu-tin đã hoàn thành 3 việc lớn, để lại dấu ấn đậm nét. Đó là:
- Chỉ đạo thực hiện rất thành công Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương APEC năm 2012 ở thành phố Vla-đi-vô-xtốc. Tại đây, Nga đã giới thiệu Đề án Không gian kinh tế thống nhất Á - Âu mà tác giả của đề án này là Tổng thống V. Pu-tin. Tại APEC năm 2012, Đề án này đã nhận được sự tham gia của nhiều nước.
- Chỉ đạo Chính phủ Nga xây dựng kế hoạch để thực hiện vai trò Chủ tịch Diễn đàn các nước phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi G20 trong năm 2013, trong đó đề ra chương trình nghị sự phong phú, tích cực, thiết thực và có hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề chung liên quan đến tất cả các nước trên thế giới, đồng thời sẽ khai thác vai trò này trong việc giải quyết các vấn đề quốc gia dài hạn, cũng như củng cố vị thế của Nga trong hoạt động quản lý nền kinh tế toàn cầu.
- Chỉ đạo Chính phủ Nga xây dựng Chính sách của Nga tham gia Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Cộng hòa Nam Phi). Chính sách này được Nga trình bày tại Hội nghị lần thứ 5 của Nhóm BRICS tại Đơ-ban (Nam Phi).
Có lẽ, ít có một tổng thống nào trong năm đầu nhậm chức thực hiện được khối lượng công việc đồ sộ và có hiệu quả như Tổng thống V. Pu-tin. Với chính sách đối ngoại trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, công khai và đa phương hóa, đa dạng hóa, Nga đã thể hiện được vai trò và vị thế của một quốc gia có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế như: phản đối sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Xy-ri, giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và I-ran bằng con đường chính trị - ngoại giao. Cùng với việc thúc đẩy liên kết và hợp tác hiệu quả trong quan hệ quốc tế, Nga đã kiên quyết chống lại mọi âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền cũng như mọi mưu toan sử dụng sức mạnh để giành quyền “lãnh đạo” thế giới./.
Theo kết quả cuộc thăm dò của Quỹ dư luận xã hội - FOM (Фонда Общественное Мнение) của Nga tiến hành và công bố ngày 6-5-2013, có tới 72% người dân Nga cho rằng, trong năm đầu nhiệm kỳ 3, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã thể hiện vai trò và trách nhiệm điều hành đất nước của một nhà lãnh đạo tốt. Khoảng 76% người dân tin rằng, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã xây dựng được một đội ngũ dưới quyền đáng tin cậy để hiện thực hóa các kế hoạch chiến lược do ông chỉ đạo xây dựng. Khoảng 44% đánh giá cao việc Tổng thống V. Pu-tin luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, kể cả ý kiến của các lực lượng đối lập.
Theo FOM, người dân Nga coi Tổng thống V. Pu-tin là một chính trị gia, một nhà lãnh đạo đáng tin cậy, giàu kinh nghiệm, luôn biết cách xác định các vấn đề ưu tiên, năng động, mạnh mẽ, có khả năng thấu hiểu và lắng nghe ý kiến của người dân. Chỉ số lòng tin của người dân Nga dành cho Tổng thống V. Pu-tin sau một năm cầm quyền có thể khiến bất kỳ nhà lãnh đạo nào trên thế giới phải "ghen tị".
Ông Pa-ven Xvi-a-ten-cốp (Pavel Svyatenkov), chuyên gia phân tích của Nga nhận định: “Một kết quả quan trọng của năm đầu nhiệm kỳ mới. Tổng thống V. Pu-tin là đã duy trì được mức ổn định kinh tế và chính trị trong xã hội. Những hậu quả cuối cùng của cuộc khủng hoảng năm 2009 đối với Nga đã được giải quyết. Tình hình kinh tế ở mức cao và ổn định. Vấn đề khó khăn nằm ở thực tế là bản thân nền kinh tế Nga thiên về xuất khẩu nguyên liệu không sớm thì muộn sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, từ quan điểm tài chính và kinh tế, năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống V. Pu-tin cơ bản là thành công”.
Hàng vạn người dân Nga ở Mát-xcơ-va xuống đường mít tinh ủng hộ Tổng thống Nga V. Pu-tin |
Thành quả trong chính sách đối nội
Lên cầm quyền nhiệm kỳ 3 trong bối cảnh nền kinh tế Nga vẫn còn khó khăn do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thêm vào đó là nạn tham nhũng còn nhức nhối, những mâu thuẫn trong xã hội âm ỉ luôn có nguy cơ bùng nổ thành xung đột, quan hệ với Mỹ vẫn căng thẳng. Trước tình hình đó, Tổng thống V. Pu-tin đã tập trung củng cố và tăng cường sự ổn định chính trị - xã hội thông qua các cải cách chính trị nhằm tạo điều kiện cho công dân nước mình tự do bày tỏ chính kiến và xây dựng một xã hội dân chủ hơn.
Tổng thống V. Pu-tin đã ký nhiều Sắc lệnh liên quan tới sự phát triển lâu dài hệ thống lãnh đạo, quản lý nhà nước, quân đội, lĩnh vực kinh tế và xã hội, trong đó có giáo dục, khoa học, y tế, dân số, dịch vụ công cộng và nhà ở. Tổng thống V. Pu-tin đã giao Chính phủ thực hiện 218 nhiệm vụ, trong đó có 151 nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2013 và 67 nhiệm vụ trong 7 năm tiếp theo 2014 - 2020.
Có thể thấy, Tổng thống V. Pu-tin đã mạnh mẽ và tự tin hơn so với 8 năm giữ cương vị Tổng thống và 4 năm làm Thủ tướng trước đây. Ông vẫn giữ những ưu tiên trong chính sách đối nội và đối ngoại, chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân, kiên định nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia trong khi giải quyết các vấn đề quốc tế và đã làm được số việc quan trọng.
Không phải ngẫu nhiên mà trong Thông điệp liên bang đầu tiên kể từ khi trở lại cầm quyền trong Điện Krem-lin, Tổng thống Nga V. Pu-tin đặc biệt nhấn mạnh và đề cao khối đại đoàn kết toàn các dân tộc ở nước Nga cùng những truyền thống văn hóa - tinh thần đa dạng và phong phú của nước Nga đa dân tộc - sắc tộc; đề cao chủ nghĩa yêu nước; lòng tự hào dân tộc; giáo dục trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tôn trọng lịch sử hào hùng của dân tộc; phục hồi những truyền thống tốt đẹp của thời Xô-viết, trong đó có danh hiệu “Anh hùng Lao động” nhằm vinh danh công lao của những người lao động, coi đó là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Ngày 01-5-2013, đúng vào ngày Lễ Mùa Xuân và Lao động, 5 cá nhân đã được vinh danh “Anh hùng Lao động Nga” vì những cống hiến đặc biệt cho Nhà nước và nhân dân, gồm bác sỹ, nhạc sỹ, thợ mỏ, thợ phay và thợ cơ khí. Từ nay, phần thưởng cao quý này sẽ trở thành danh hiệu cao thứ hai cùng với danh hiệu Anh hùng nước Nga. Người được nhận phần thưởng đầu tiên từ tay Tổng thống Nga V. Pu-tin là Viện sỹ A. Cô-nô-va-lốp (A.Konovalov) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, Giám đốc Viện thần kinh học mang tên Bu-đen-cô (Burdenco). Viện sỹ A. Cô-nô-va-lốp là người đặt nền móng cho ngành thần kinh học vi phẫu của Nga và đã tiến hành một loạt ca phẫu thuật tuyệt vời. Ông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật tách cặp song sinh có hai đầu, đồng thời ông cũng là người đã tiến hành phẫu thuật cho hơn 10.000 bệnh nhân với các bệnh về thần kinh rất phức tạp.
Tổng thống Nga V. Pu-tin trao danh hiệu Anh hùng lao động đầu tiên của Nga cho Viện sỹ A. Cô-nô-va-lốp. |
Tổng thống V. Pu-tin coi những giá trị đó vừa là niềm tự hào, vừa là cội nguồn sức mạnh và là nền tảng vững chắc để phát triển đất nước trong tương lai. Cùng với lời khẳng định của Tổng thống rằng tương lai đất nước trước hết phụ thuộc vào người dân, hơn bao giờ hết, người dân Nga được khuyến khích tích cực tham gia quản lý đất nước cũng như giải quyết những thách thức, khó khăn đang đặt ra. Chính vì thế, trong bài phát biểu tại buổi mít tinh kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại 9-5-2013, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã kết thúc bằng khẩu hiệu “Vinh quang thuộc về nước Nga”. Đối với Tổng thống Nga V. Pu-tin, lợi ích của dân tộc và nhân dân Nga là trên hết.
Một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ của Tổng thống V. Pu-tin là củng cố và phát triển nền tảng nhà nước pháp quyền với những đạo luật mới, xác lập trật tự quyền lực giữa đảng cầm quyền và các đảng phái chính trị hay các tổ chức xã hội. Tổng thống V. Pu-tin đã nghiêm khắc phê phán nhiều quan chức trong bộ máy nhà nước chưa làm tốt nhiệm vụ, thậm chí, ông còn cách chức một số bộ trưởng, và mới đây cảnh cáo các Bộ trưởng: Bộ Lao động và Phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Khoa học và Bộ Phát triển khu vực. Tổng thống V. Pu-tin tuyên bố sẽ trực tiếp theo dõi công tác của từng bộ trưởng trong thời gian tới.
Cùng với việc phát huy dân chủ, Tổng thống V. Pu-tin kiên quyết ngăn chặn mọi âm mưu lợi dụng dân chủ để phá rối hoặc lật đổ chính quyền như thông qua luật tăng thêm hình phạt đối với những hành động vi phạm pháp luật tại các cuộc mít tinh, biểu tình và tội vu khống. Tổng thống V. Pu-tin đã ký sắc lệnh nghiêm cấm các tổ chức phi chính phủ có yếu tố nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Nga vì những tổ chức đó đứng đằng sau các lực lượng đối lập đang mưu toan chia rẽ sự đoàn kết trong nhân dân Nga, phá hoại sự ổn định ở Nga.
Đối với vấn nạn tham nhũng, Tổng thống V. Pu-tin khẳng định: "Tham nhũng là khối u lớn cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội và chính trị ở Nga." Trong năm qua, Tổng thống V. Pu-tin đã dành nhiều thời gian và quyết tâm để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn này. Những điều luật mới không cho phép người cùng huyết thống, người có quan hệ hôn nhân, gia đình cùng là đại biểu quốc hội một khóa đã giúp ngăn chặn tình trạng bè phái và lợi ích nhóm.
Đầu tháng 4-2013, Tổng thống V. Pu-tin đã ký ban hành sắc lệnh "Cấm quan chức chính phủ sở hữu tài sản và tài khoản ngân hàng ở nước ngoài", đồng thời yêu cầu các quan chức công khai những khoản thu chi lớn của họ và người thân, có cơ chế kiểm tra hiệu quả các khoản thu chi này và có chế tài xử lý nghiêm khắc những khoản thu bất chính. Đây là bước đi mới nhất thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Tổng thống V. Pu-tin trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Nga.
Ông Mi-kha-in Re-mi-dốp (Mikhail Remizov), Chủ tịch Viện Chiến lược quốc gia bình luận: “Năm vừa qua là một năm rất sôi động. Nó được đánh dấu bằng các hoạt động chống tham nhũng và tái tổ chức bộ máy nhà nước. Tổng thống V. Pu-tin đã áp dụng các biện pháp cứng rắn cũng như các quy tắc nghiêm ngặt hơn cho các quan chức và doanh nghiệp cận quốc doanh. Hiện tại hiệu quả của các biện pháp này tuy chưa mang tính hệ thống, nhưng trình tự lập kế hoạch và thực hiện đã được công bố. Ý chí chính trị sẽ đưa các biện pháp này đi đến thành công”.
Về phát triển kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Pu-tin, nước Nga vẫn duy trì được mức tăng trưởng GDP liên tục với 3,5% năm 2012, giảm lạm phát giảm xuống còn 6,1% so với mức 12,75% trong thập niên 2000 - 2010; nợ công giảm 10 lần xuống còn hơn 10% GDP; tỷ lệ thất nghiệp còn 5,4%. Đây là những thành quả ấn tượng, không thể phủ nhận, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn.
Thành quả trong chính sách đối ngoại
Trong năm đầu cầm quyền, Tổng thống V. Pu-tin không chỉ được đa số người dân Nga quý trọng và kính mến mà còn giành được sự nể trọng của các nhà lãnh đạo và người dân nhiều nước trên thế giới. Điều này không chỉ xuất phát từ sức mạnh của ý chí, ánh hào quang tỏa sáng từ nhân cách mạnh mẽ, sự trong sạch và tận tụy hết lòng vì nước, vì người dân Nga, mà còn bởi nước Nga trong “thời đại V. Pu-tin” đã thực hiện chính sách đối ngoại hết sức tích cực, mang lại niềm tin cho công lý và luật pháp quốc tế.
Trong Chiến lược đối ngoại của Nga được Tổng thống V. Pu-tin chỉ đạo xây dựng và phê chuẩn trong năm đầu cầm quyền đã đề ra một khái niệm mới trên cơ sở tính đến những thay đổi căn bản trên thế giới trong thời gian qua và những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã làm thay đổi cán cân lực lượng trên thế giới và những biến động chính trị diễn biến cực kỳ phức tạp ở Trung Đông và Bắc Phi.
Tổng thống V. Pu-tin nhấn mạnh: “Chúng ta cần có những cách nhìn mới, đánh giá mới, phân tích mới trong chính sách, đặc biệt là đối ngoại, chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của công dân Nga và đồng bào ở nước ngoài. Đồng thời vẫn cần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại không thay đổi. Trước hết, đó là sự cởi mở, khả năng dự đoán trước, tập trung vào việc bảo vệ lợi ích quốc gia, tất nhiên, không có bất kỳ cuộc đối đầu nào”.
Tổng thống V. Pu-tin cũng nêu rõ, Nga sẽ tăng cường sử dụng “sức mạnh mềm” trong chính sách đối ngoại mới, trong đó đặc biệt chú ý đến ngoại giao kinh tế. Ông nhấn mạnh: “Nga sẽ tích cực sử dụng phương thức ngoại giao kinh tế trong các công việc quốc tế, trên cơ sở ủng hộ và bảo vệ vai trò trọng tâm của Liên hợp quốc cũng như tuân thủ luật pháp quốc tế khi hành động phối hợp với các đối tác một cách bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”.
Một điểm nổi bật trong năm đầu cầm quyền của Tổng thống V .Pu-tin là cách giải quyết hài hòa các mối quan hệ đối ngoại của Nga trong tổng thể các mối quan hệ khu vực và quốc tế. Nếu nhìn vào lộ trình các chuyến thăm chính thức của Tổng thống V. Pu-tin cũng như danh sách các nguyên thủ quốc gia đến thăm Nga trong năm qua, sẽ thấy được tính đa phương trong chính sách đối ngoại của Mát-xcơ-va. Trong năm đầu cầm quyền, Tổng thống V. Pu-tin đã đến thăm một số nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, I-xra-en, Pa-le-xtin, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác.
Đặc biệt, đúng vào dịp kỷ niệm 67 năm Chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, Tổng thống V. Pu-tin đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-be tại Điện Krem-lin khi ông này thăm chính thức Nga. Nguyên thủ hai nước đã ký Tuyên bố chung về việc sẵn sàng nối lại đàm phán hướng tới ký kết Hiệp ước Hòa bình giữa Nga và Nhật Bản. Đây là bước ngoại giao quan trọng trong điều kiện chiến tranh đã kết thúc hơn nửa thế kỷ nhưng Nga và Nhật Bản vẫn chưa ký được Hiệp ước hòa bình.
Vừa là thành quả của chính sách đối ngoại và đối nội, trong năm đầu cầm quyền, Tổng thống V. Pu-tin đã hoàn thành 3 việc lớn, để lại dấu ấn đậm nét. Đó là:
- Chỉ đạo thực hiện rất thành công Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương APEC năm 2012 ở thành phố Vla-đi-vô-xtốc. Tại đây, Nga đã giới thiệu Đề án Không gian kinh tế thống nhất Á - Âu mà tác giả của đề án này là Tổng thống V. Pu-tin. Tại APEC năm 2012, Đề án này đã nhận được sự tham gia của nhiều nước.
- Chỉ đạo Chính phủ Nga xây dựng kế hoạch để thực hiện vai trò Chủ tịch Diễn đàn các nước phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi G20 trong năm 2013, trong đó đề ra chương trình nghị sự phong phú, tích cực, thiết thực và có hiệu quả nhằm giải quyết các vấn đề chung liên quan đến tất cả các nước trên thế giới, đồng thời sẽ khai thác vai trò này trong việc giải quyết các vấn đề quốc gia dài hạn, cũng như củng cố vị thế của Nga trong hoạt động quản lý nền kinh tế toàn cầu.
- Chỉ đạo Chính phủ Nga xây dựng Chính sách của Nga tham gia Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Cộng hòa Nam Phi). Chính sách này được Nga trình bày tại Hội nghị lần thứ 5 của Nhóm BRICS tại Đơ-ban (Nam Phi).
Có lẽ, ít có một tổng thống nào trong năm đầu nhậm chức thực hiện được khối lượng công việc đồ sộ và có hiệu quả như Tổng thống V. Pu-tin. Với chính sách đối ngoại trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, công khai và đa phương hóa, đa dạng hóa, Nga đã thể hiện được vai trò và vị thế của một quốc gia có trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế như: phản đối sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Xy-ri, giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và I-ran bằng con đường chính trị - ngoại giao. Cùng với việc thúc đẩy liên kết và hợp tác hiệu quả trong quan hệ quốc tế, Nga đã kiên quyết chống lại mọi âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền cũng như mọi mưu toan sử dụng sức mạnh để giành quyền “lãnh đạo” thế giới./.
Dễ cùng thuyền, khó cùng hội  (17/05/2013)
Hội nghị tập huấn công tác xây dựng gia đình  (17/05/2013)
Thuế “lưu kho” bất động sản - giải pháp cần quan tâm  (17/05/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay