Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 11 đến 17-02-2019)
22:07, ngày 20-02-2019
TCCSĐT - Ủy ban châu Âu (EC) ngày 13-02 cho biết tổ chức này đã bổ sung Saudi Arabia, Panama và các chính quyền khác vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây ra mối đe dọa cho khối này do sự kiểm soát lỏng lẻo về chống tài trợ khủng bố và rửa tiền.
Tăng tiến độ chuẩn bị cho mục tiêu xây sân bay Long Thành vào 2020
Các bộ, ngành Trung ương phải tập trung tối đa, phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn để hoàn thành sớm nhất, với chất lượng cao nhất Báo cáo nghiên cứu khả thi Cảng hàng không quốc tế Long Thành để thẩm định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp cuối năm 2019, mục tiêu khởi công được dự án trong năm 2020. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp nghe Báo cáo kết quả nghiên cứu giữa kỳ công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) giai đoạn 1- Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, diễn ra ngày 12-02 tại Trụ sở Chính phủ.
Theo Báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, ngày 02-6-2018, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã ký hợp đồng với Tư vấn JFV là Liên doanh các công ty tư vấn của Nhật Bản, Pháp và Việt Nam để thực hiện Gói thầu tư vấn khảo sát và lập Báo cáo khả thi giai đoạn 1- Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Cùng ngày, Tư vấn JFV đã ký hợp đồng phụ đặc biệt với Công ty Heerim (là tác giả của phương án kiến trúc Hoa sen được lựa chọn) về việc lập thiết kế cơ sở nhà ga hành khách.
Theo báo cáo của tư vấn, đến nay đã hoàn thành thiết kế ý tưởng sơ bộ cho các hạng mục công trình. Hiện nay tư vấn đang tập trung thiết kế cơ sở, phấn đấu hoàn thành cơ bản trong tháng 4-2019 để Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định trước khi trình phê duyệt. Cụ thể, với hạng mục sân đường, đã hoàn thành thiết kế sơ bộ địa thế; hệ thống thoát nước; hệ thống sân đường khu bay; hệ thống đường, sân đỗ ôtô, cầu cạn.
Với các công trình hạ tầng kỹ thuật, đã hoàn thành thiết kế sơ bộ Đài kiểm soát không lưu; thiết bị dẫn đường, khí tượng; tổ chức vùng trời, phương thức bay, trung tâm năng lượng; tổng thể hệ thống cấp điện; hệ thống cấp-thoát nước; xử lý chất thải rắn; khu cấp nhiên liệu tàu bay. Đối với nhà ga, đã hoàn thành thiết kế sơ bộ kiến trúc, kết cấu, cơ, điện, chữa cháy, thông tin liên lạc, xử lý hành lý.
Đơn vị tư vấn cũng đã hoàn thành các phương án giao thông kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành cho từng giai đoạn khai thác; trong đó có 3 phương án kết nối trực tiếp từ cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ với đường trục của Cảng. Về vốn, hiện có 3 phương án đầu tư, theo hướng có hoặc không sử dụng vốn ngân sách, vốn vay nước ngoài.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận nỗ lực của Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, các đơn vị tư vấn trong việc triển khai các nhiệm vụ của Dự án giải phóng mặt bằng và Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cấp bách xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F (cấp cao nhất hiện nay) để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường hàng không khu vực Thành phố Hồ Chí Minh do Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang quá tải trầm trọng; định hướng trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, các đơn vị tư vấn phải tính toán thật kỹ nhu cầu vận tải tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với khu vực và quốc tế để có sự phân chia khai thác giữa các cảng hàng không trong nước, trong vùng và trong khu vực, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của Dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu Cảng hàng không quốc tế Long Thành phải được áp dụng công nghệ hiện đại trong xây dựng, quản lý, vận hành khai thác… tương đương các cảng hàng không hiện đại trên thế giới. Đồng thời, phải đảm bảo năng lực vận tải hàng không theo tiêu chí an toàn, thuận lợi, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu quan tâm phát triển hệ thống đô thị sân bay, không chỉ là các đô thị quanh sân bay mà là đô thị trong vùng sân bay với các đặc thù riêng.
Đối với các phương án sử dụng vốn, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung vào phương án xã hội hóa cao nhất, ít sử dụng vốn ngân sách nhất.
Ghi nhận những kết quả của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thời gian qua, Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành Trung ương tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai nhanh, đúng quy định pháp luật.
Về tiến độ, Phó Thủ tướng yêu cầu đơn vị tư vấn phối hợp với chủ đầu tư, các địa phương, các bộ, ngành liên quan để sớm hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi, có sự thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập, thông qua Hội đồng thẩm định Nhà nước, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi hoàn thiện để trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2019.
Thị trường vàng trong nước ghi nhận tuần giao dịch biến động
Thị trường vàng trong nước vừa trải qua một tuần giao dịch đầy biến động sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Nhu cầu vàng tăng mạnh trong dịp Thần tài và ngày lễ Valentine 14-02 đã đẩy giá vàng lên cao trên ngưỡng 37 triệu đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch đầu tuần 11-02, giá vàng SJC được giao dịch ở mức 36,93-37,15 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Đến phiên giao dịch cuối tuần (16-02), giá vàng giao dịch ở ngưỡng 36,74 - 37,00 triệu đồng/lượng. Như vậy, tuần qua giá vàng được điều chỉnh giảm 190.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Nhìn chung, giá vàng đã được đẩy lên cao trong dịp Thần Tài và sau đó giá đã được điều chỉnh giảm dần.
Như mọi năm, ngày Thần tài (mồng 10 tháng Giêng) người dân tấp nập đi mua vàng cầu may. Phố vàng Trần Nhân Tông tấp nập hơn thường ngày bởi người dân xếp hàng từ rất sớm để mua những sản phẩm vàng với mong muốn cầu may mắn, cầu tài lộc trong năm. Năm nay, ngày Thần tài trùng với ngày lễ tình nhân Valentine nên nhu cầu mua vàng đã tăng đột biến so với các tuần trước đó.
Các bộ, ngành Trung ương phải tập trung tối đa, phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn để hoàn thành sớm nhất, với chất lượng cao nhất Báo cáo nghiên cứu khả thi Cảng hàng không quốc tế Long Thành để thẩm định, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp cuối năm 2019, mục tiêu khởi công được dự án trong năm 2020. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp nghe Báo cáo kết quả nghiên cứu giữa kỳ công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) giai đoạn 1- Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, diễn ra ngày 12-02 tại Trụ sở Chính phủ.
Theo Báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, ngày 02-6-2018, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã ký hợp đồng với Tư vấn JFV là Liên doanh các công ty tư vấn của Nhật Bản, Pháp và Việt Nam để thực hiện Gói thầu tư vấn khảo sát và lập Báo cáo khả thi giai đoạn 1- Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Cùng ngày, Tư vấn JFV đã ký hợp đồng phụ đặc biệt với Công ty Heerim (là tác giả của phương án kiến trúc Hoa sen được lựa chọn) về việc lập thiết kế cơ sở nhà ga hành khách.
Theo báo cáo của tư vấn, đến nay đã hoàn thành thiết kế ý tưởng sơ bộ cho các hạng mục công trình. Hiện nay tư vấn đang tập trung thiết kế cơ sở, phấn đấu hoàn thành cơ bản trong tháng 4-2019 để Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định trước khi trình phê duyệt. Cụ thể, với hạng mục sân đường, đã hoàn thành thiết kế sơ bộ địa thế; hệ thống thoát nước; hệ thống sân đường khu bay; hệ thống đường, sân đỗ ôtô, cầu cạn.
Với các công trình hạ tầng kỹ thuật, đã hoàn thành thiết kế sơ bộ Đài kiểm soát không lưu; thiết bị dẫn đường, khí tượng; tổ chức vùng trời, phương thức bay, trung tâm năng lượng; tổng thể hệ thống cấp điện; hệ thống cấp-thoát nước; xử lý chất thải rắn; khu cấp nhiên liệu tàu bay. Đối với nhà ga, đã hoàn thành thiết kế sơ bộ kiến trúc, kết cấu, cơ, điện, chữa cháy, thông tin liên lạc, xử lý hành lý.
Đơn vị tư vấn cũng đã hoàn thành các phương án giao thông kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành cho từng giai đoạn khai thác; trong đó có 3 phương án kết nối trực tiếp từ cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ với đường trục của Cảng. Về vốn, hiện có 3 phương án đầu tư, theo hướng có hoặc không sử dụng vốn ngân sách, vốn vay nước ngoài.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận nỗ lực của Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, các đơn vị tư vấn trong việc triển khai các nhiệm vụ của Dự án giải phóng mặt bằng và Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cấp bách xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F (cấp cao nhất hiện nay) để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường hàng không khu vực Thành phố Hồ Chí Minh do Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang quá tải trầm trọng; định hướng trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, các đơn vị tư vấn phải tính toán thật kỹ nhu cầu vận tải tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với khu vực và quốc tế để có sự phân chia khai thác giữa các cảng hàng không trong nước, trong vùng và trong khu vực, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của Dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu Cảng hàng không quốc tế Long Thành phải được áp dụng công nghệ hiện đại trong xây dựng, quản lý, vận hành khai thác… tương đương các cảng hàng không hiện đại trên thế giới. Đồng thời, phải đảm bảo năng lực vận tải hàng không theo tiêu chí an toàn, thuận lợi, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu quan tâm phát triển hệ thống đô thị sân bay, không chỉ là các đô thị quanh sân bay mà là đô thị trong vùng sân bay với các đặc thù riêng.
Đối với các phương án sử dụng vốn, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung vào phương án xã hội hóa cao nhất, ít sử dụng vốn ngân sách nhất.
Ghi nhận những kết quả của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thời gian qua, Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và các bộ, ngành Trung ương tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai nhanh, đúng quy định pháp luật.
Về tiến độ, Phó Thủ tướng yêu cầu đơn vị tư vấn phối hợp với chủ đầu tư, các địa phương, các bộ, ngành liên quan để sớm hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi, có sự thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập, thông qua Hội đồng thẩm định Nhà nước, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi hoàn thiện để trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2019.
Thị trường vàng trong nước ghi nhận tuần giao dịch biến động
Thị trường vàng trong nước vừa trải qua một tuần giao dịch đầy biến động sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Nhu cầu vàng tăng mạnh trong dịp Thần tài và ngày lễ Valentine 14-02 đã đẩy giá vàng lên cao trên ngưỡng 37 triệu đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch đầu tuần 11-02, giá vàng SJC được giao dịch ở mức 36,93-37,15 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra). Đến phiên giao dịch cuối tuần (16-02), giá vàng giao dịch ở ngưỡng 36,74 - 37,00 triệu đồng/lượng. Như vậy, tuần qua giá vàng được điều chỉnh giảm 190.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Nhìn chung, giá vàng đã được đẩy lên cao trong dịp Thần Tài và sau đó giá đã được điều chỉnh giảm dần.
Như mọi năm, ngày Thần tài (mồng 10 tháng Giêng) người dân tấp nập đi mua vàng cầu may. Phố vàng Trần Nhân Tông tấp nập hơn thường ngày bởi người dân xếp hàng từ rất sớm để mua những sản phẩm vàng với mong muốn cầu may mắn, cầu tài lộc trong năm. Năm nay, ngày Thần tài trùng với ngày lễ tình nhân Valentine nên nhu cầu mua vàng đã tăng đột biến so với các tuần trước đó.
Theo Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, như thông lệ vào dịp Thần tài, lượng khách tham gia giao dịch trong những ngày này tăng cao so với ngày thường. Năm nay, DOJI đã chuẩn bị 300.000 sản phẩm, tăng hơn 30% so với năm ngoái và dự kiến doanh thu tăng 30-50%.
Bên cạnh đó, chênh lệch giữa giá mua và giá bán niêm yết của các doanh nghiệp kinh doanh vàng tuần qua cũng được kéo giãn đến gần 500.000 đồng/lượng, trong đó giá mua được điều chỉnh giảm còn giá bán tăng.
Giải thích về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc chênh lệch giữa giá chiều mua vào và bán ra được giãn rộng trong ngày Thần tài không còn xa lạ ở thị trường vàng trong nước, hiện tượng này đã xảy ra từ nhiều năm nay. Các nhà kinh doanh vàng thường tận dụng nhu cầu mua vàng cao của người dân trong ngày Thần Tài để tăng giá bán kiếm lời, song sau ngày này giá thường giảm đi đáng kể.
Đàm phán thương mại Trung Quốc - Mỹ đang ở nước rút cuối cùng
Theo Reuters, ngày 16-02, People’s Daily, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng bài xã luận bày tỏ sự lạc quan thận trọng về cuộc đàm phán thương mại giữa nước này và Mỹ, một ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho hay một tuần thương lượng đã đạt tiến triển "từng bước."
Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu trên trong cuộc gặp Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin của Mỹ tại Bắc Kinh hôm 15-02, sau một tuần đàm phán cấp cao và cấp thứ trưởng giữa hai nước.
Bài xã luận cho rằng, cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và các nhà thương lượng Mỹ đã khẳng định tiến triển đạt được trong các cuộc đàm phán trước và "tạo đà thúc đẩy mới trong giai đoạn tiếp theo về phát triển quan hệ thương mại Trung - Mỹ".
Theo bài viết, cuộc đàm phán này "đã đạt tiến triển quan trọng" cho vòng thương lượng tiếp theo tại Washington vào tuần tới. Bài viết nhấn mạnh: "Hy vọng rằng hai bên sẽ duy trì đà thuận lợi của cuộc tham vấn hiện nay và tìm cách đạt được một thỏa thuận trong thời hạn đề ra".
Tờ Global Times bản tiếng Anh, ấn phẩm phụ của People’s Daily, cũng nhận định, thông tin về việc Trung Quốc đã tham vấn về một bản nghi nhớ "cho thấy hai bên đã đạt được tiến triển chưa từng có".
Mỹ dự định tăng thuế từ 10% lên 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD nếu hai bên không đạt được thỏa thuận trước thời hạn chót ngày 1/3 mà Washington đưa để đáp ứng các yêu cầu của Mỹ, theo đó Bắc Kinh phải ngừng các hoạt động chuyển giao công nghệ bắt buộc và thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn.
IMF cảnh báo nguy cơ xuất hiện cơn bão kinh tế toàn cầu
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới thấp hơn dự kiến, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã cảnh báo chính phủ các nước cần chuẩn bị đối phó với cơn bão kinh tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo truyền thông Hong Kong, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh chính phủ toàn cầu lần thứ 7 tại thủ đô Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 10-02, Tổng Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde nhấn mạnh: “Điểm mấu chốt là tăng trưởng kinh tế mà chúng ta thấy chậm hơn dự kiến”.
Bà Lagarde đã dùng thuật ngữ “4 đám mây đen lớn” để mô tả các yếu tố chính làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời cảnh báo có thể sẽ xuất hiện một cơn bão kinh tế.
Bà cho rằng những rủi ro này bao gồm căng thẳng thương mại và vấn đề thuế quan leo thang, chính sách thắt lưng buộc bụng về tài chính, tính không xác định liên quan đến hậu quả của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và sự mở rộng của nó, cũng như sự chậm lại nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc.
Theo bà Lagarde, căng thẳng thương mại chủ yếu đến từ tranh chấp thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn Trung Quốc và Mỹ cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tác động đến toàn thế giới.
Bà Lagarde cũng cảnh báo chính phủ các nước cần né tránh chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Bà chỉ ra rằng chi phí vay nợ tăng của các chính phủ, công ty và hộ gia đình đã gây ra các khoản nợ lớn và mang lại rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.
Trong bản báo cáo công bố vào tháng 01-2019, IMF đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 2020 giảm từ 3,7% xuống còn 3,5%.
EU bổ sung Saudi Arabia và Panama vào danh sách đen rửa tiền
Reuters đưa tin, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 13-02 cho biết tổ chức này đã bổ sung Saudi Arabia, Panama và các chính quyền khác vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây ra mối đe dọa cho khối này do sự kiểm soát lỏng lẻo về chống tài trợ khủng bố và rửa tiền.
Trong tổng số 23 chính quyền bị liệt kê, có Afghanistan, vùng lãnh thổ hải ngoại Samoa thuộc Mỹ, Bahamas, Botswana, Triều Tiên, Ethiopia, Ghana, Guam, Iran, Iraq, Libya, Nigeria, Pakistan, Panama, Puerto Rico, Samoa, Saudi Arabia, Sri Lanka, Syria, Trinidad và Tobago, Tunisia, quần đảo Virgin của Mỹ và Yemen. Ngoài sự gây tổn hại uy tín, các chính quyền này cũng bị coi là đã làm phức tạp quan hệ tài chính với EU.
Các ngân hàng của khối này sẽ phải tiến hành kiểm tra bổ sung về các khoản thanh toán liên quan tới các thực thể từ những chính quyền bị liệt vào danh sách nói trên.
Trong một diễn biến khác, ngày 13-02, Chính phủ Panama thông báo triệu hồi Đại sứ nước này tại Liên minh châu Âu (EU), Miguel Verzbolovskis, về nước để tham vấn sau khi Panama bị EU nêu tên trở lại trong danh sách đen các “thiên đường trốn thuế.”
Tại khu vực Trung Mỹ và Caribe, trong thông cáo do Bộ Ngoại giao Panama phát ra cùng ngày, nước này phản đối việc EU đưa bổ sung Panama vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây nguy cơ cao cho liên minh trong cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Do đó, Chính phủ Panama tuyên bố sẽ triệu đại diện của mình tại EU về nước và thông báo các bước đi tiếp theo trong vòng 30 ngày tới.
Thông cáo cho biết thêm việc triệu hồi tham vấn đại diện tại EU cũng nhằm mục đích thiết lập kênh liên lạc với Ủy ban châu Âu (EC) và tiếp tục nỗ lực để kênh liên lạc có thể làm sáng tỏ những mối lo ngại của liên minh này.
Chính phủ Panama cho rằng toàn bộ quá trình thiết lập danh sách nói trên là không “rõ ràng” vì nước này chưa bao giờ được tham vấn về vấn đề liên quan. Ngoài ra, thông cáo nhấn mạnh, việc đưa Panama vào danh sách đen là không phù hợp với mối quan hệ song phương và thương mại gần gũi giữa quốc gia Trung Mỹ và EU, chưa kể đến những bước tiến trong việc tăng cường và hiện đại hóa nền tảng tài chính và các dịch vụ quốc tế của Panama.
Chính vì vậy, Chính phủ Panama kêu gọi EC xem xét lại biện pháp “không công bằng” chống lại một đất nước có cam kết rõ ràng trong cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Trước đó cùng ngày, EC thông báo đã bổ sung bảy quốc gia, trong đó có Panama và Saudi Arabia, vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây ra mối đe dọa cho liên minh do tình trạng kiểm soát lỏng lẻo các hành vi tài trợ khủng bố và rửa tiền. Trong khi đó, các quốc gia gồm Bosnia Herzegovina, Guyana, Lào, Uganda và Vanuatu được loại khỏi danh sách đen.
Ngoài việc gây tổn hại uy tín, các chính quyền kể trên cũng bị EC coi là đã làm phức tạp quan hệ tài chính với EU. Các ngân hàng của khối này sẽ phải tiến hành kiểm tra bổ sung các khoản thanh toán liên quan tới các thực thể từ những chính quyền bị liệt vào danh sách nói trên.
Bước đi của EC đã vấp phải những chỉ trích từ một số quốc gia EU do lo ngại điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ kinh tế của họ với các nước bị liệt vào danh sách trên, đặc biệt là Saudi Arabia./.
Bên cạnh đó, chênh lệch giữa giá mua và giá bán niêm yết của các doanh nghiệp kinh doanh vàng tuần qua cũng được kéo giãn đến gần 500.000 đồng/lượng, trong đó giá mua được điều chỉnh giảm còn giá bán tăng.
Giải thích về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc chênh lệch giữa giá chiều mua vào và bán ra được giãn rộng trong ngày Thần tài không còn xa lạ ở thị trường vàng trong nước, hiện tượng này đã xảy ra từ nhiều năm nay. Các nhà kinh doanh vàng thường tận dụng nhu cầu mua vàng cao của người dân trong ngày Thần Tài để tăng giá bán kiếm lời, song sau ngày này giá thường giảm đi đáng kể.
Đàm phán thương mại Trung Quốc - Mỹ đang ở nước rút cuối cùng
Theo Reuters, ngày 16-02, People’s Daily, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng bài xã luận bày tỏ sự lạc quan thận trọng về cuộc đàm phán thương mại giữa nước này và Mỹ, một ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho hay một tuần thương lượng đã đạt tiến triển "từng bước."
Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu trên trong cuộc gặp Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin của Mỹ tại Bắc Kinh hôm 15-02, sau một tuần đàm phán cấp cao và cấp thứ trưởng giữa hai nước.
Bài xã luận cho rằng, cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và các nhà thương lượng Mỹ đã khẳng định tiến triển đạt được trong các cuộc đàm phán trước và "tạo đà thúc đẩy mới trong giai đoạn tiếp theo về phát triển quan hệ thương mại Trung - Mỹ".
Theo bài viết, cuộc đàm phán này "đã đạt tiến triển quan trọng" cho vòng thương lượng tiếp theo tại Washington vào tuần tới. Bài viết nhấn mạnh: "Hy vọng rằng hai bên sẽ duy trì đà thuận lợi của cuộc tham vấn hiện nay và tìm cách đạt được một thỏa thuận trong thời hạn đề ra".
Tờ Global Times bản tiếng Anh, ấn phẩm phụ của People’s Daily, cũng nhận định, thông tin về việc Trung Quốc đã tham vấn về một bản nghi nhớ "cho thấy hai bên đã đạt được tiến triển chưa từng có".
Mỹ dự định tăng thuế từ 10% lên 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD nếu hai bên không đạt được thỏa thuận trước thời hạn chót ngày 1/3 mà Washington đưa để đáp ứng các yêu cầu của Mỹ, theo đó Bắc Kinh phải ngừng các hoạt động chuyển giao công nghệ bắt buộc và thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn.
IMF cảnh báo nguy cơ xuất hiện cơn bão kinh tế toàn cầu
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới thấp hơn dự kiến, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã cảnh báo chính phủ các nước cần chuẩn bị đối phó với cơn bão kinh tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo truyền thông Hong Kong, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh chính phủ toàn cầu lần thứ 7 tại thủ đô Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 10-02, Tổng Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde nhấn mạnh: “Điểm mấu chốt là tăng trưởng kinh tế mà chúng ta thấy chậm hơn dự kiến”.
Bà Lagarde đã dùng thuật ngữ “4 đám mây đen lớn” để mô tả các yếu tố chính làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời cảnh báo có thể sẽ xuất hiện một cơn bão kinh tế.
Bà cho rằng những rủi ro này bao gồm căng thẳng thương mại và vấn đề thuế quan leo thang, chính sách thắt lưng buộc bụng về tài chính, tính không xác định liên quan đến hậu quả của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và sự mở rộng của nó, cũng như sự chậm lại nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc.
Theo bà Lagarde, căng thẳng thương mại chủ yếu đến từ tranh chấp thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn Trung Quốc và Mỹ cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã tác động đến toàn thế giới.
Bà Lagarde cũng cảnh báo chính phủ các nước cần né tránh chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Bà chỉ ra rằng chi phí vay nợ tăng của các chính phủ, công ty và hộ gia đình đã gây ra các khoản nợ lớn và mang lại rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.
Trong bản báo cáo công bố vào tháng 01-2019, IMF đã dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 2020 giảm từ 3,7% xuống còn 3,5%.
EU bổ sung Saudi Arabia và Panama vào danh sách đen rửa tiền
Reuters đưa tin, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 13-02 cho biết tổ chức này đã bổ sung Saudi Arabia, Panama và các chính quyền khác vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây ra mối đe dọa cho khối này do sự kiểm soát lỏng lẻo về chống tài trợ khủng bố và rửa tiền.
Trong tổng số 23 chính quyền bị liệt kê, có Afghanistan, vùng lãnh thổ hải ngoại Samoa thuộc Mỹ, Bahamas, Botswana, Triều Tiên, Ethiopia, Ghana, Guam, Iran, Iraq, Libya, Nigeria, Pakistan, Panama, Puerto Rico, Samoa, Saudi Arabia, Sri Lanka, Syria, Trinidad và Tobago, Tunisia, quần đảo Virgin của Mỹ và Yemen. Ngoài sự gây tổn hại uy tín, các chính quyền này cũng bị coi là đã làm phức tạp quan hệ tài chính với EU.
Các ngân hàng của khối này sẽ phải tiến hành kiểm tra bổ sung về các khoản thanh toán liên quan tới các thực thể từ những chính quyền bị liệt vào danh sách nói trên.
Trong một diễn biến khác, ngày 13-02, Chính phủ Panama thông báo triệu hồi Đại sứ nước này tại Liên minh châu Âu (EU), Miguel Verzbolovskis, về nước để tham vấn sau khi Panama bị EU nêu tên trở lại trong danh sách đen các “thiên đường trốn thuế.”
Tại khu vực Trung Mỹ và Caribe, trong thông cáo do Bộ Ngoại giao Panama phát ra cùng ngày, nước này phản đối việc EU đưa bổ sung Panama vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây nguy cơ cao cho liên minh trong cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Do đó, Chính phủ Panama tuyên bố sẽ triệu đại diện của mình tại EU về nước và thông báo các bước đi tiếp theo trong vòng 30 ngày tới.
Thông cáo cho biết thêm việc triệu hồi tham vấn đại diện tại EU cũng nhằm mục đích thiết lập kênh liên lạc với Ủy ban châu Âu (EC) và tiếp tục nỗ lực để kênh liên lạc có thể làm sáng tỏ những mối lo ngại của liên minh này.
Chính phủ Panama cho rằng toàn bộ quá trình thiết lập danh sách nói trên là không “rõ ràng” vì nước này chưa bao giờ được tham vấn về vấn đề liên quan. Ngoài ra, thông cáo nhấn mạnh, việc đưa Panama vào danh sách đen là không phù hợp với mối quan hệ song phương và thương mại gần gũi giữa quốc gia Trung Mỹ và EU, chưa kể đến những bước tiến trong việc tăng cường và hiện đại hóa nền tảng tài chính và các dịch vụ quốc tế của Panama.
Chính vì vậy, Chính phủ Panama kêu gọi EC xem xét lại biện pháp “không công bằng” chống lại một đất nước có cam kết rõ ràng trong cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Trước đó cùng ngày, EC thông báo đã bổ sung bảy quốc gia, trong đó có Panama và Saudi Arabia, vào danh sách đen các quốc gia và vùng lãnh thổ gây ra mối đe dọa cho liên minh do tình trạng kiểm soát lỏng lẻo các hành vi tài trợ khủng bố và rửa tiền. Trong khi đó, các quốc gia gồm Bosnia Herzegovina, Guyana, Lào, Uganda và Vanuatu được loại khỏi danh sách đen.
Ngoài việc gây tổn hại uy tín, các chính quyền kể trên cũng bị EC coi là đã làm phức tạp quan hệ tài chính với EU. Các ngân hàng của khối này sẽ phải tiến hành kiểm tra bổ sung các khoản thanh toán liên quan tới các thực thể từ những chính quyền bị liệt vào danh sách nói trên.
Bước đi của EC đã vấp phải những chỉ trích từ một số quốc gia EU do lo ngại điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ kinh tế của họ với các nước bị liệt vào danh sách trên, đặc biệt là Saudi Arabia./.
Kiên quyết xử lý các vụ, việc buôn lậu, gian lận thương mại  (20/02/2019)
Đẩy nhanh nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành  (19/02/2019)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao quà tặng doanh nghiệp có những đóng góp hỗ trợ cộng đồng  (19/02/2019)
Các hoạt động trong ngày của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc  (19/02/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên