Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 11 đến 17-12-2017)
20:51, ngày 21-12-2017
TCCSĐT - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, từ ngày 01-01-2018, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.760.000 đến 3.980.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020. Mục tiêu của Đề án nhằm xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) thành tập đoàn kinh tế mạnh có trình độ công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại và chuyên môn hóa cao; cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý; nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh; hoạt động hiệu quả, bền vững.
Cùng với đó, Tập đoàn giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu than sản xuất trong nước cho các ngành kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp, vừa bảo đảm lợi ích của chủ sở hữu, vừa bảo đảm lợi ích của người lao động và cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
Theo Đề án, ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam là công nghiệp than; công nghiệp khoáng sản-luyện kim; công nghiệp điện; vật liệu nổ công nghiệp.
Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam là công nghiệp cơ khí; công nghiệp hóa chất; công nghiệp vật liệu xây dựng; quản lý, khai thác cảng; vận tải, hoa tiêu, kho bãi; xây dựng công trình mỏ, dân dụng, công nghiệp, giao thông; thăm dò, khảo sát địa chất; tư vấn kỹ thuật, khoa học công nghệ và đầu tư; giám định hàng hóa; đào tạo, y tế; phòng ngừa, ứng cứu, xử lý, khắc phục sự cố mỏ; hoạt động bảo vệ và hoàn nguyên môi trường.
Theo Kế hoạch sắp xếp của Đề án này, các doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2017 - 2020 gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam: Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ (cổ phần hóa vào năm 2019); Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa tiêu hàng hải: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 75% vốn điều lệ; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhôm Lâm Đồng: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên; Viện cơ khí năng lượng và mỏ: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 51% vốn điều lệ; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhôm Đắk Nông (hình thành từ việc chuyển đổi Công ty Nhôm Đắk Nông): Cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ tại Văn bản số 484a/VPCP-CN ngày 28-02-2017.
16 đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam sẽ giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam; 8 đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể, sắp xếp, tổ chức lại.
Năm doanh nghiệp do Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ; Viện Khoa học công nghệ mỏ; Trường cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam; Bệnh viện Than-Khoáng sản; Tạp chí Than-Khoáng sản.
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại ba Công ty cổ phần: Than Vàng Danh, Than Hà Tu, Than Mông Dương.
Bắt đầu áp dụng tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01-01-2018
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, từ ngày 01-01-2018, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.760.000 đến 3.980.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Đối tượng áp dụng gồm người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 01-01-2018 như sau: Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng; vùng II: 3.530.000 đồng/tháng; vùng III: 3.090.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000-230.000 đồng/tháng. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại.
Mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
EU nhất trí tiếp tục gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga
Ngày 14-12, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn thêm sáu tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, lẽ ra sẽ hết hạn ngày 31-01-2018.
Thông báo trên trang Twitter sau ngày họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Chủ tịch EU Donald Tusk xác nhận lãnh đạo các nước EU đã nhất trí gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Dự kiến, quyết định này sẽ được Hội đồng châu Âu chính thức thông qua trong vài ngày tới.
EU bắt đầu áp đặt trừng phạt Nga sau cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine và bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga hồi tháng 3-2014. Kể từ đó đến nay, cứ mỗi sáu tháng các nhà lãnh đạo EU lại gia hạn trừng phạt Nga.
Các biện pháp trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực tài chính, năng lượng và quốc phòng, theo đó các công ty châu Âu không được phép kinh doanh hoặc đầu tư trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng của Nga trong khi các mối quan hệ tài chính cũng bị hạn chế một cách nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, các công ty châu Âu không được mượn hoặc cho năm ngân hàng nhà nước lớn của Nga vay tiền trong hơn 30 ngày. Việc xuất khẩu một số thiết bị và công nghệ liên quan đến năng lượng sang Nga cũng phải được sự chấp thuận của chính phủ các nước thuộc EU.
Nga cũng đã đáp trả các biện pháp trừng phạt của EU bằng một lệnh cấm nhập khẩu đối với các mặt hàng thực phẩm chế biến từ EU. Lệnh cấm vận từ phía Nga cũng nhiều lần được gia hạn tương ứng động thái từ phía EU với thời gian là sáu tháng.
Ngân hàng ECB quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục
Ngày 14-12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục, đồng thời cam kết trong trường hợp cần thiết sẽ tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Cụ thể, ECB giữ mức lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay là 0,25% và lãi suất tiền gửi là -0,4%.
Động thái trên diễn ra sáu tuần sau khi ngân hàng này nhất trí thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp xuống còn 30 tỷ euro (35 tỷ USD)/tháng từ tháng 01-2018, so với con số 60 tỷ euro trước đó. ECB cam kết sẽ tiếp tục chương trình này ít nhất là tới cuối tháng 9-2018.
Sự hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ này được coi là cần thiết để không ảnh hưởng tiêu cực đến đà hồi phục trong bối cảnh lạm phát vẫn còn thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Song việc duy trì lãi suất thấp cũng có những hệ lụy, góp phần hình thành nên các bong bóng trên một số thị trường như bất động sản tại các thành phố lớn. Đặc biệt, nếu xuất hiện một cuộc khủng hoảng mới, ECB sẽ không còn công cụ nào để đối phó.
Một số ngân hàng cho rằng việc duy trì lợi nhuận trong khi mức lãi suất thấp kỷ lục như vậy là bất khả thi. Họ nhận định rằng mức lãi suất thấp cũng khiến nỗ lực của ECB trong việc kích thích các hoạt động kinh tế gần như không đạt được kết quả gì. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của ECB lại đưa ra lập luận rằng dù việc kìm giữ lãi suất thấp quá lâu có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho lợi nhuận của các ngân hàng, song điều này chỉ xảy ra sau một giai đoạn khá dài. Các nhà nghiên cứu ước tính phải duy trì lãi suất thấp khoảng 10 năm thì lợi nhuận của ngành ngân hàng mới giảm 25%.
ECB giữ nguyên lãi suất giữa bối cảnh nền kinh tế Eurozone vừa phát đi những tín hiệu lạc quan. Chỉ số niềm tin kinh tế (ESI) tháng 11-2017 của khu vực này tăng từ 114,1 lên 114,6, trong khi chỉ số công nghiệp cũng tăng tới mức cao kỷ lục. Ủy ban châu Âu (EC) dự báo tăng trưởng của Eurozone năm nay sẽ đạt khoảng 2,2%. Thị trường lao động cũng được cải thiện với tốc độ mạnh mẽ hơn kể từ năm 2000.
Giới chức ngân hàng thế giới cảnh báo về bong bóng Bitcoin
Mặc dù giới đầu tư ở nhiều nước thế giới đang mạnh tay đổ tiền vào mua Bitcoin nhưng một số quan chức ngân hàng các nước đã lên tiếng chia sẻ về những quan ngại của giới chuyên gia phân tích về tính bảo mật và nguy cơ "bong bóng" của đồng tiền mã hóa này.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 13-12 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) Ilan Goldfajn cho rằng Bitcoin có thể đe dọa sự ổn định của nền tài chính thế giới do không có biện pháp kiểm soát việc sử dụng đồng tiền này.
Theo ông, Bitcoin là một loại "bóng bóng điển hình" mà các cơ quan quản lý không được cổ súy. Sự ổn định của nền tài chính thế giới có thể bị đe dọa nếu như người sở hữu gia tăng đầu cơ loại tiền này, dẫn tới tình trạng "bong bóng" tiền điện tử.
Trong một tuyên bố hồi tháng trước, BCB cũng đã đưa ra cảnh báo về các hậu quả tiêu cực tiềm ẩn của đồng tiền số này. Báo cáo của BCB nêu rõ Bitcoin không được đảm bảo giá trị giống như các loại tiền tệ có chủ quyền, và cũng không thuộc bất cứ loại tài sản thực tế được công nhận nào. Tất cả những điều ấy sẽ gây rủi ro lớn cho các chủ sở hữu Bitcoin. BCB nhấn mạnh giá trị của Bitcoin hiện nay chỉ đến từ sự tin tưởng mà các cá nhân đặt vào đồng tiền này.
Đồng quan điểm với Chủ tịch BCB Ilan Goldfajn, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Peru Julio Velarde nhận định Bitcoin đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao. Theo ông, các chủ đầu tư không nên dồn tiền cho Bitcoin, bởi đồng tiền này không có sự bảo đảm an toàn bền vững, ngay cả khi Sở Giao dịch chứng khoán Chicago (Mỹ) đã bắt đầu chấp thuận đồng tiền này khiến giá trị của Bitcoin tăng vọt.
Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Đồng tiền này được một hoặc một nhóm nhà phát triển bí ẩn mang biệt hiệu Satoshi Nakamoto giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009, khi đó chỉ đáng giá vài xu Mỹ. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần một tổ chức tài chính trung gian nào.
Với những đặc tính quan trọng như ẩn danh, giao dịch không mất phí, Bitcoin ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Bitcoin có thể được dùng trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ hoặc trao đổi các loại tiền tệ khác, với điều kiện bên còn lại sẵn sàng chấp nhận giao dịch loại tiền này.
Bitcoin là đồng tiền ảo đầu tiên trên thế giới, đồng thời là đồng tiền ảo phát triển "nóng" nhất, khi mà các đồng tiền ảo khác không đạt được mức tăng kỷ lục và tốc độ tăng giá trị nhanh chóng như Bitcoin. Năm 2017 là năm đã chứng kiến tốc độ "phi mã" chóng mặt của đồng tiền này. Đầu tháng này, giá trị của Bitcoin đã vượt mốc 18.000 USD/Bitcoin, trong khi ba tháng trước đó, mới chỉ là 5.000 USD/Bitcoin.
Ở thời điểm hiện tại, đồng tiền ảo Bitcoin chưa được đưa vào giao dịch ở các ngân hàng lớn trên thế giới, do có nhiều thông tin cho rằng Bitcoin là một công cụ kinh doanh bất hợp pháp./.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020. Mục tiêu của Đề án nhằm xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) thành tập đoàn kinh tế mạnh có trình độ công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại và chuyên môn hóa cao; cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý; nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh; hoạt động hiệu quả, bền vững.
Cùng với đó, Tập đoàn giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu than sản xuất trong nước cho các ngành kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp, vừa bảo đảm lợi ích của chủ sở hữu, vừa bảo đảm lợi ích của người lao động và cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
Theo Đề án, ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam là công nghiệp than; công nghiệp khoáng sản-luyện kim; công nghiệp điện; vật liệu nổ công nghiệp.
Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam là công nghiệp cơ khí; công nghiệp hóa chất; công nghiệp vật liệu xây dựng; quản lý, khai thác cảng; vận tải, hoa tiêu, kho bãi; xây dựng công trình mỏ, dân dụng, công nghiệp, giao thông; thăm dò, khảo sát địa chất; tư vấn kỹ thuật, khoa học công nghệ và đầu tư; giám định hàng hóa; đào tạo, y tế; phòng ngừa, ứng cứu, xử lý, khắc phục sự cố mỏ; hoạt động bảo vệ và hoàn nguyên môi trường.
Theo Kế hoạch sắp xếp của Đề án này, các doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2017 - 2020 gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam: Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ (cổ phần hóa vào năm 2019); Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa tiêu hàng hải: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 75% vốn điều lệ; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhôm Lâm Đồng: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên; Viện cơ khí năng lượng và mỏ: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 51% vốn điều lệ; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhôm Đắk Nông (hình thành từ việc chuyển đổi Công ty Nhôm Đắk Nông): Cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ tại Văn bản số 484a/VPCP-CN ngày 28-02-2017.
16 đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam sẽ giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam; 8 đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể, sắp xếp, tổ chức lại.
Năm doanh nghiệp do Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ; Viện Khoa học công nghệ mỏ; Trường cao đẳng Than-Khoáng sản Việt Nam; Bệnh viện Than-Khoáng sản; Tạp chí Than-Khoáng sản.
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại ba Công ty cổ phần: Than Vàng Danh, Than Hà Tu, Than Mông Dương.
Bắt đầu áp dụng tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01-01-2018
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, từ ngày 01-01-2018, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.760.000 đến 3.980.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Đối tượng áp dụng gồm người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 01-01-2018 như sau: Vùng I: 3.980.000 đồng/tháng; vùng II: 3.530.000 đồng/tháng; vùng III: 3.090.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.760.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000-230.000 đồng/tháng. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại.
Mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
EU nhất trí tiếp tục gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga
Ngày 14-12, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn thêm sáu tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, lẽ ra sẽ hết hạn ngày 31-01-2018.
Thông báo trên trang Twitter sau ngày họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Chủ tịch EU Donald Tusk xác nhận lãnh đạo các nước EU đã nhất trí gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Dự kiến, quyết định này sẽ được Hội đồng châu Âu chính thức thông qua trong vài ngày tới.
EU bắt đầu áp đặt trừng phạt Nga sau cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine và bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga hồi tháng 3-2014. Kể từ đó đến nay, cứ mỗi sáu tháng các nhà lãnh đạo EU lại gia hạn trừng phạt Nga.
Các biện pháp trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực tài chính, năng lượng và quốc phòng, theo đó các công ty châu Âu không được phép kinh doanh hoặc đầu tư trong lĩnh vực năng lượng và quốc phòng của Nga trong khi các mối quan hệ tài chính cũng bị hạn chế một cách nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, các công ty châu Âu không được mượn hoặc cho năm ngân hàng nhà nước lớn của Nga vay tiền trong hơn 30 ngày. Việc xuất khẩu một số thiết bị và công nghệ liên quan đến năng lượng sang Nga cũng phải được sự chấp thuận của chính phủ các nước thuộc EU.
Nga cũng đã đáp trả các biện pháp trừng phạt của EU bằng một lệnh cấm nhập khẩu đối với các mặt hàng thực phẩm chế biến từ EU. Lệnh cấm vận từ phía Nga cũng nhiều lần được gia hạn tương ứng động thái từ phía EU với thời gian là sáu tháng.
Ngân hàng ECB quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục
Ngày 14-12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục, đồng thời cam kết trong trường hợp cần thiết sẽ tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Cụ thể, ECB giữ mức lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay là 0,25% và lãi suất tiền gửi là -0,4%.
Động thái trên diễn ra sáu tuần sau khi ngân hàng này nhất trí thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp xuống còn 30 tỷ euro (35 tỷ USD)/tháng từ tháng 01-2018, so với con số 60 tỷ euro trước đó. ECB cam kết sẽ tiếp tục chương trình này ít nhất là tới cuối tháng 9-2018.
Sự hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ này được coi là cần thiết để không ảnh hưởng tiêu cực đến đà hồi phục trong bối cảnh lạm phát vẫn còn thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Song việc duy trì lãi suất thấp cũng có những hệ lụy, góp phần hình thành nên các bong bóng trên một số thị trường như bất động sản tại các thành phố lớn. Đặc biệt, nếu xuất hiện một cuộc khủng hoảng mới, ECB sẽ không còn công cụ nào để đối phó.
Một số ngân hàng cho rằng việc duy trì lợi nhuận trong khi mức lãi suất thấp kỷ lục như vậy là bất khả thi. Họ nhận định rằng mức lãi suất thấp cũng khiến nỗ lực của ECB trong việc kích thích các hoạt động kinh tế gần như không đạt được kết quả gì. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của ECB lại đưa ra lập luận rằng dù việc kìm giữ lãi suất thấp quá lâu có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho lợi nhuận của các ngân hàng, song điều này chỉ xảy ra sau một giai đoạn khá dài. Các nhà nghiên cứu ước tính phải duy trì lãi suất thấp khoảng 10 năm thì lợi nhuận của ngành ngân hàng mới giảm 25%.
ECB giữ nguyên lãi suất giữa bối cảnh nền kinh tế Eurozone vừa phát đi những tín hiệu lạc quan. Chỉ số niềm tin kinh tế (ESI) tháng 11-2017 của khu vực này tăng từ 114,1 lên 114,6, trong khi chỉ số công nghiệp cũng tăng tới mức cao kỷ lục. Ủy ban châu Âu (EC) dự báo tăng trưởng của Eurozone năm nay sẽ đạt khoảng 2,2%. Thị trường lao động cũng được cải thiện với tốc độ mạnh mẽ hơn kể từ năm 2000.
Giới chức ngân hàng thế giới cảnh báo về bong bóng Bitcoin
Mặc dù giới đầu tư ở nhiều nước thế giới đang mạnh tay đổ tiền vào mua Bitcoin nhưng một số quan chức ngân hàng các nước đã lên tiếng chia sẻ về những quan ngại của giới chuyên gia phân tích về tính bảo mật và nguy cơ "bong bóng" của đồng tiền mã hóa này.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 13-12 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) Ilan Goldfajn cho rằng Bitcoin có thể đe dọa sự ổn định của nền tài chính thế giới do không có biện pháp kiểm soát việc sử dụng đồng tiền này.
Theo ông, Bitcoin là một loại "bóng bóng điển hình" mà các cơ quan quản lý không được cổ súy. Sự ổn định của nền tài chính thế giới có thể bị đe dọa nếu như người sở hữu gia tăng đầu cơ loại tiền này, dẫn tới tình trạng "bong bóng" tiền điện tử.
Trong một tuyên bố hồi tháng trước, BCB cũng đã đưa ra cảnh báo về các hậu quả tiêu cực tiềm ẩn của đồng tiền số này. Báo cáo của BCB nêu rõ Bitcoin không được đảm bảo giá trị giống như các loại tiền tệ có chủ quyền, và cũng không thuộc bất cứ loại tài sản thực tế được công nhận nào. Tất cả những điều ấy sẽ gây rủi ro lớn cho các chủ sở hữu Bitcoin. BCB nhấn mạnh giá trị của Bitcoin hiện nay chỉ đến từ sự tin tưởng mà các cá nhân đặt vào đồng tiền này.
Đồng quan điểm với Chủ tịch BCB Ilan Goldfajn, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Peru Julio Velarde nhận định Bitcoin đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao. Theo ông, các chủ đầu tư không nên dồn tiền cho Bitcoin, bởi đồng tiền này không có sự bảo đảm an toàn bền vững, ngay cả khi Sở Giao dịch chứng khoán Chicago (Mỹ) đã bắt đầu chấp thuận đồng tiền này khiến giá trị của Bitcoin tăng vọt.
Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Đồng tiền này được một hoặc một nhóm nhà phát triển bí ẩn mang biệt hiệu Satoshi Nakamoto giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009, khi đó chỉ đáng giá vài xu Mỹ. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần một tổ chức tài chính trung gian nào.
Với những đặc tính quan trọng như ẩn danh, giao dịch không mất phí, Bitcoin ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Bitcoin có thể được dùng trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ hoặc trao đổi các loại tiền tệ khác, với điều kiện bên còn lại sẵn sàng chấp nhận giao dịch loại tiền này.
Bitcoin là đồng tiền ảo đầu tiên trên thế giới, đồng thời là đồng tiền ảo phát triển "nóng" nhất, khi mà các đồng tiền ảo khác không đạt được mức tăng kỷ lục và tốc độ tăng giá trị nhanh chóng như Bitcoin. Năm 2017 là năm đã chứng kiến tốc độ "phi mã" chóng mặt của đồng tiền này. Đầu tháng này, giá trị của Bitcoin đã vượt mốc 18.000 USD/Bitcoin, trong khi ba tháng trước đó, mới chỉ là 5.000 USD/Bitcoin.
Ở thời điểm hiện tại, đồng tiền ảo Bitcoin chưa được đưa vào giao dịch ở các ngân hàng lớn trên thế giới, do có nhiều thông tin cho rằng Bitcoin là một công cụ kinh doanh bất hợp pháp./.
Bàn về chính sách đối với châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời Tổng thống Đô-nan Trăm  (21/12/2017)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 11 đến ngày 17-12-2017)  (20/12/2017)
Một số giải pháp lãnh đạo sản xuất kinh doanh hiệu quả: Kinh nghiệm từ Đảng bộ Công ty Điện lực Tuyên Quang  (20/12/2017)
Một số giải pháp lãnh đạo sản xuất kinh doanh hiệu quả: Kinh nghiệm từ Đảng bộ Công ty Điện lực Tuyên Quang  (20/12/2017)
Cái sự... chọn người  (20/12/2017)
Đồng chí Phạm Gia Túc làm Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương  (20/12/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên