Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 27-02 đến 05-3-2017)
21:50, ngày 06-03-2017
TCCSĐT - Báo chí Anh ngày 01-3 đưa tin Leadenhall Building hay còn gọi là “Cheesegrater”, một trong những tòa nhà cao nhất ở thủ đô London, vừa được bán cho công ty bất động sản CC Land của Trung Quốc, với giá 1,15 tỷ bảng.
Thủ tướng: Cần có giải pháp quyết liệt để đạt tăng trưởng 6,7%
Sáng 01-3, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Phiên họp nhằm đánh giá tổng quan tình hình kinh tế-xã hội tháng 2, tháng đầu tiên sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 với rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác xây dựng thể chế, kỷ luật, kỷ cương công vụ và các vấn đề an sinh, xã hội khác.
Thủ tướng đánh giá, tình hình sau Tết là khá tích cực, tạo không khí phấn khởi, tăng cường niềm tin trong nhân dân, đóng góp vào uy tín chung của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Theo nhận định, dự báo của các cơ quan, tổ chức quốc tế đều cho rằng kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng khá, nhưng chưa có đánh giá nào nhận định kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 6,7% trong năm 2017. Đây là một thách thức đối với công tác quản lý điều hành kinh tế-xã hội của đất nước, Thủ tướng nói.
Về tình hình chung, Thủ tướng đánh giá kinh tế vĩ mô của đất nước tương đối ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, CPI tháng 2 chỉ tăng 0,23%. Công việc chuẩn bị cho APEC 2017 đã cơ bản được hoàn tất với phiên họp SOM mở đầu tại Nha Trang diễn ra thành công, đạt yêu cầu đề ra.
Với tinh thần nhìn thẳng vào những tồn tại, yếu kém để khẩn trương có biện pháp khắc phục, Thủ tướng lo ngại sâu sắc trước thực trạng gia tăng của tai nạn giao thông, nhất là tai nạn giao thông đường sắt. 2 tháng qua có tới 1.570 người chết vì tai nạn giao thông, ngày nào cũng có những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đau lòng. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, việc để xảy ra vụ việc uống rượu, nấu rượu dẫn đến ngộ độc làm chết nhiều người mới đây là một câu hỏi đối với trách nhiệm quản lý nhà nước. Một số vụ kinh doanh, quản lý khách du lịch còn để xảy ra sai sót, việc tổ chức kinh doanh du lịch mạo hiểm gây chết người; tình trạng cúm A H7N9 vẫn tiềm ẩn nguy cơ; việc tổ chức trao giải thưởng văn học nghệ thuật của ngành văn hóa gây xôn xao dư luận là những vấn đề đáng lo ngại cần có đánh giá, kiểm tra và khắc phục.
Trong khi đó, về tình hình quốc tế, Thủ tướng phân tích vẫn tiếp tục có nhiều biến động phức tạp rất khó lường với xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng, giá dầu thô và mặt hàng nguyên liệu cơ bản tiếp tục xu hướng tăng liên quan đến công tác quản lý tiền tệ trong nước khi hội nhập sâu. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đánh giá đúng tình hình quốc tế và trong nước để có những phân tích, biện pháp phản ứng nhanh chóng, cụ thể và phù hợp hơn nhằm bảo đảm tăng trưởng tốt và ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thủ tướng chỉ đạo cần sớm có các giải pháp khắc phục các tồn tại như giá nông sản trong nước còn thấp, năng suất lao động còn thấp, đặc biệt là khu vực nông nghiệp nông thôn.
Thủ tướng cũng đề nghị các cấp chính quyền lưu ý trong chỉ đạo điều hành, đặc biệt là giá các mặt hàng nguyên vật liệu, lãi suất USD để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% năm 2017. Thủ tướng nhấn mạnh đây là một chỉ tiêu rất khó thực hiện theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, bởi vậy cần có sự phối hợp, kiểm soát hết sức chặt chẽ, nhuần nhuyễn với các giải pháp phù hợp giữa các bộ, ngành nhất là giải pháp quản lý tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu mỗi bộ, ngành cần có kịch bản tăng trưởng và giải pháp quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%.
Thu ngân sách của 5 thành phố thuộc Trung ương chiếm gần 50% cả nước
Ngày 03-3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cụm thi đua 5 Thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện giao ước thi đua Cụm 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016. Theo báo cáo của Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 2016, tổng sản phẩm nội địa (GDP), thu ngân sách, huy động đầu tư xã hội của 5 thành phố đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2015. Điển hình, thu ngân sách của 5 thành phố ước đạt 538,331 nghìn tỷ đồng, bằng 48,56% thu ngân sách cả nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh tổng thu ngân sách đạt 307,336 nghìn tỷ đồng, bằng 57,84% tổng thu ngân sách của Cụm 5 thành phố.
Trong năm 2016, các thành phố đã đổi mới, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành, tập trung cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy mạnh thu hút đầu tư; phát triển du lịch; sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, tăng cường kỷ cương kỷ luật hành chính; giải quyết những khó khăn về đời sống người lao động. Thông qua công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07-4-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, với những giải pháp, hình thức phong phú, đa dạng, công tác thi đua khen thưởng của 5 thành phố đã đổi mới hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình, nhân tố mới đã trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành, góp phần tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua, thực hiện với kết quả cao nhất các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2016 của mỗi thành phố.
Các thành phố trong Cụm cũng đã thi đua thực hiện có hiệu quả các phong trào: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn (2016 - 2020); “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa;” “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”… Đặc biệt, các thành phố đã thực hiện thành công phong trào thi đua thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tại hội nghị, thành phố Đà Nẵng được đề cử làm Cụm trưởng Cụm thi đua 5 Thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo 5 thành phố trong Cụm cũng đã ký kết giao ước thi đua năm 2017.
Bảy kiến nghị đẩy mạnh chống buôn lậu thuốc lá trong năm 2017
Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam vừa kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan bảy vấn đề nhằm đẩy mạnh chống buôn lậu thuốc lá trong năm 2017. Hiệp hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các địa phương, các lực lượng chức năng Trung ương, địa phương triển khai quyết liệt Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, phối hợp đề ra chương trình hành động tại các vùng trọng điểm buôn lậu thuốc lá. Trong đó, Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý thị trường và các chi cục địa phương kiên quyết đấu tranh, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá nhập lậu, đặc biệt là việc bày, bán thuốc lá lậu tại các tủ, quầy, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn.
Bên cạnh đó, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, cho phép chuyển việc quản lý Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá về Bộ Tài chính để phù hợp với chức năng quản lý chuyên môn. Đồng thời trích 50% Quỹ cho công tác đấu tranh phòng chống thuốc lá nhập lậu, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị phương tiện, biên chế cho các lực lượng trực tiếp thi hành công tác chống buôn lậu thuốc lá.
Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Bộ Luật hình sự 100/2015/QH13, không áp dụng giá trị hàng phạm pháp tối thiểu làm căn cứ để định tội và định khung đối với các tội danh liên quan đến hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá lậu mà xử lý hình sự đối với các hành vi kể trên dựa trên cơ sở số lượng từ 500 bao trở lên, thống nhất với quy định tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Mặt khác, Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tiêu hủy toàn bộ thuốc lá nhập lậu bị tịch thu nhằm chống tái thẩm lậu theo Quyết định 2371/QĐ-TTg ngày 26-12-2014, đưa quy định tiêu hủy thuốc lá vào nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2013/NĐ-CP. Đồng thời kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét tăng biên chế và công cụ hỗ trợ cho lực lượng công an, biên phòng, hải quan và quản lý thị trường; hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị phương tiện, biên chế cho các lực lượng trực tiếp kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu thuốc lá. Ngoài ra, Hiệp hội còn kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng lò tiêu hủy thuốc lá lậu tập trung (do Hiệp hội xây dựng phương án) nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Đối với Bộ Tài chính, Hiệp hội kiến nghị không thu tiền tem thuế thuốc lá bao của doanh nghiệp vì bản chất của việc dán tem là để phục vụ cho việc quản lý thuế của Nhà nước.
Hoàn tất vụ Trung Quốc chi hơn 1 tỷ bảng mua tòa nhà cao nhất London
Báo chí Anh ngày 01-3 đưa tin Leadenhall Building hay còn gọi là “Cheesegrater”, một trong những tòa nhà cao nhất ở thủ đô London, vừa được bán cho công ty bất động sản CC Land của Trung Quốc, với giá 1,15 tỷ bảng.
Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2014, tòa nhà “Cheesegrater” đã phá vỡ kỷ lục về cho thuê văn phòng ở Trung tâm tài chính London. “Cheesegrater” thuộc quyền sở hữu của hai công ty bất động sản British Land của Anh và Oxford Properties của Canada, trong đó mỗi công ty nắm giữ 50% cổ phần.
Mặc dù hợp đồng đã được trao tay, xong thương vụ này vẫn cần được các cổ đông của CC Land nhất trí thông qua. Đối với Trung Quốc, đây là một trong những thương vụ mua bất động sản lớn nhất của nước này tại Xứ sở Sương mù. Nó cho thấy rõ xu hướng dòng vốn của các nhà đầu tư Trung Quốc chảy vào các thị trường bất động sản trên toàn cầu hiện nay.
Tại Anh, “Cheesegrater” là thương vụ bán bất động sản lớn thứ hai kể từ sau khi tòa nhà HSBC ở khu Canary Wharf được bán cho một quỹ đầu tư quốc gia của Qatar với giá 1,18 tỷ bảng. Theo các chuyên gia phân tích, thương vụ này cho thấy giới đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm tới thị trường bất động sản của Anh, đặc biệt là phân khúc thị trường bất động sản cao cấp, bất chấp những bất ổn liên quan đến Brexit, chỉ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Khởi động vòng đàm phán về thương mại châu Á sau khi Mỹ rút khỏi TPP
Ngày 27-02 , các quan chức cấp cao từ 16 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã bắt đầu vòng thương lượng mới tại Kobe (Nhật Bản), thảo luận về sáng kiến tự do thương mại khu vực được cho là có thể thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là vòng đàm phán đầu tiên kể từ sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định Mỹ rút khỏi TPP vào tháng 1 vừa qua và Washington hiện đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại song phương thay vì đa phương.
Các nước tham gia đàm phán nói trên gồm 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Trong số này có 7 nước tham gia đàm phán TPP. Các nước tham gia đàm phán mong muốn hoàn tất đàm phán về RCEP sớm nhất có thể. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng dự kiến sẽ khó khăn do những bất đồng trong các vấn đề chủ chốt, như phạm vi áp thuế quan trong khuôn khổ thỏa thuận RCEP giữa Nhật Bản, nước đi đầu trong đàm phán TPP, và các cường quốc kinh tế mới nổi Trung Quốc và Ấn Độ là những nước không tham gia đàm phán TPP.
Theo hãng thông tấn Kyodo, một số quan chức Nhật Bản vẫn hy vọng Mỹ sẽ trở lại TPP và cảnh báo chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe không nên quá chú trọng các cuộc đàm phán RCEP mà cũng nên tập trung vào cuộc đối thoại kinh tế song phương cấp cao mới được khởi động trong các cuộc đàm phán gần đây giữa ông Abe và ông Trump. Các cuộc đàm phán RCEP bắt đầu từ năm 2013. Đến nay, các nước tham gia đã đạt một thỏa thuận trong lĩnh vực hợp tác công nghệ kinh tế và đóng góp cho các doanh nghiệp nhỏ./.
Sáng 01-3, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Phiên họp nhằm đánh giá tổng quan tình hình kinh tế-xã hội tháng 2, tháng đầu tiên sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 với rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác xây dựng thể chế, kỷ luật, kỷ cương công vụ và các vấn đề an sinh, xã hội khác.
Thủ tướng đánh giá, tình hình sau Tết là khá tích cực, tạo không khí phấn khởi, tăng cường niềm tin trong nhân dân, đóng góp vào uy tín chung của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Theo nhận định, dự báo của các cơ quan, tổ chức quốc tế đều cho rằng kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng khá, nhưng chưa có đánh giá nào nhận định kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 6,7% trong năm 2017. Đây là một thách thức đối với công tác quản lý điều hành kinh tế-xã hội của đất nước, Thủ tướng nói.
Về tình hình chung, Thủ tướng đánh giá kinh tế vĩ mô của đất nước tương đối ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, CPI tháng 2 chỉ tăng 0,23%. Công việc chuẩn bị cho APEC 2017 đã cơ bản được hoàn tất với phiên họp SOM mở đầu tại Nha Trang diễn ra thành công, đạt yêu cầu đề ra.
Với tinh thần nhìn thẳng vào những tồn tại, yếu kém để khẩn trương có biện pháp khắc phục, Thủ tướng lo ngại sâu sắc trước thực trạng gia tăng của tai nạn giao thông, nhất là tai nạn giao thông đường sắt. 2 tháng qua có tới 1.570 người chết vì tai nạn giao thông, ngày nào cũng có những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đau lòng. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, việc để xảy ra vụ việc uống rượu, nấu rượu dẫn đến ngộ độc làm chết nhiều người mới đây là một câu hỏi đối với trách nhiệm quản lý nhà nước. Một số vụ kinh doanh, quản lý khách du lịch còn để xảy ra sai sót, việc tổ chức kinh doanh du lịch mạo hiểm gây chết người; tình trạng cúm A H7N9 vẫn tiềm ẩn nguy cơ; việc tổ chức trao giải thưởng văn học nghệ thuật của ngành văn hóa gây xôn xao dư luận là những vấn đề đáng lo ngại cần có đánh giá, kiểm tra và khắc phục.
Trong khi đó, về tình hình quốc tế, Thủ tướng phân tích vẫn tiếp tục có nhiều biến động phức tạp rất khó lường với xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng, giá dầu thô và mặt hàng nguyên liệu cơ bản tiếp tục xu hướng tăng liên quan đến công tác quản lý tiền tệ trong nước khi hội nhập sâu. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đánh giá đúng tình hình quốc tế và trong nước để có những phân tích, biện pháp phản ứng nhanh chóng, cụ thể và phù hợp hơn nhằm bảo đảm tăng trưởng tốt và ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thủ tướng chỉ đạo cần sớm có các giải pháp khắc phục các tồn tại như giá nông sản trong nước còn thấp, năng suất lao động còn thấp, đặc biệt là khu vực nông nghiệp nông thôn.
Thủ tướng cũng đề nghị các cấp chính quyền lưu ý trong chỉ đạo điều hành, đặc biệt là giá các mặt hàng nguyên vật liệu, lãi suất USD để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% năm 2017. Thủ tướng nhấn mạnh đây là một chỉ tiêu rất khó thực hiện theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, bởi vậy cần có sự phối hợp, kiểm soát hết sức chặt chẽ, nhuần nhuyễn với các giải pháp phù hợp giữa các bộ, ngành nhất là giải pháp quản lý tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu mỗi bộ, ngành cần có kịch bản tăng trưởng và giải pháp quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%.
Thu ngân sách của 5 thành phố thuộc Trung ương chiếm gần 50% cả nước
Ngày 03-3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cụm thi đua 5 Thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện giao ước thi đua Cụm 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016. Theo báo cáo của Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 2016, tổng sản phẩm nội địa (GDP), thu ngân sách, huy động đầu tư xã hội của 5 thành phố đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2015. Điển hình, thu ngân sách của 5 thành phố ước đạt 538,331 nghìn tỷ đồng, bằng 48,56% thu ngân sách cả nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh tổng thu ngân sách đạt 307,336 nghìn tỷ đồng, bằng 57,84% tổng thu ngân sách của Cụm 5 thành phố.
Trong năm 2016, các thành phố đã đổi mới, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành, tập trung cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy mạnh thu hút đầu tư; phát triển du lịch; sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, tăng cường kỷ cương kỷ luật hành chính; giải quyết những khó khăn về đời sống người lao động. Thông qua công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07-4-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, với những giải pháp, hình thức phong phú, đa dạng, công tác thi đua khen thưởng của 5 thành phố đã đổi mới hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình, nhân tố mới đã trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành, góp phần tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua, thực hiện với kết quả cao nhất các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2016 của mỗi thành phố.
Các thành phố trong Cụm cũng đã thi đua thực hiện có hiệu quả các phong trào: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn (2016 - 2020); “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa;” “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”… Đặc biệt, các thành phố đã thực hiện thành công phong trào thi đua thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tại hội nghị, thành phố Đà Nẵng được đề cử làm Cụm trưởng Cụm thi đua 5 Thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo 5 thành phố trong Cụm cũng đã ký kết giao ước thi đua năm 2017.
Bảy kiến nghị đẩy mạnh chống buôn lậu thuốc lá trong năm 2017
Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam vừa kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan bảy vấn đề nhằm đẩy mạnh chống buôn lậu thuốc lá trong năm 2017. Hiệp hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các địa phương, các lực lượng chức năng Trung ương, địa phương triển khai quyết liệt Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, phối hợp đề ra chương trình hành động tại các vùng trọng điểm buôn lậu thuốc lá. Trong đó, Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý thị trường và các chi cục địa phương kiên quyết đấu tranh, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá nhập lậu, đặc biệt là việc bày, bán thuốc lá lậu tại các tủ, quầy, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn.
Bên cạnh đó, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, cho phép chuyển việc quản lý Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá về Bộ Tài chính để phù hợp với chức năng quản lý chuyên môn. Đồng thời trích 50% Quỹ cho công tác đấu tranh phòng chống thuốc lá nhập lậu, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị phương tiện, biên chế cho các lực lượng trực tiếp thi hành công tác chống buôn lậu thuốc lá.
Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Bộ Luật hình sự 100/2015/QH13, không áp dụng giá trị hàng phạm pháp tối thiểu làm căn cứ để định tội và định khung đối với các tội danh liên quan đến hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá lậu mà xử lý hình sự đối với các hành vi kể trên dựa trên cơ sở số lượng từ 500 bao trở lên, thống nhất với quy định tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Mặt khác, Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tiêu hủy toàn bộ thuốc lá nhập lậu bị tịch thu nhằm chống tái thẩm lậu theo Quyết định 2371/QĐ-TTg ngày 26-12-2014, đưa quy định tiêu hủy thuốc lá vào nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2013/NĐ-CP. Đồng thời kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét tăng biên chế và công cụ hỗ trợ cho lực lượng công an, biên phòng, hải quan và quản lý thị trường; hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị phương tiện, biên chế cho các lực lượng trực tiếp kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu thuốc lá. Ngoài ra, Hiệp hội còn kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng lò tiêu hủy thuốc lá lậu tập trung (do Hiệp hội xây dựng phương án) nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Đối với Bộ Tài chính, Hiệp hội kiến nghị không thu tiền tem thuế thuốc lá bao của doanh nghiệp vì bản chất của việc dán tem là để phục vụ cho việc quản lý thuế của Nhà nước.
Hoàn tất vụ Trung Quốc chi hơn 1 tỷ bảng mua tòa nhà cao nhất London
Báo chí Anh ngày 01-3 đưa tin Leadenhall Building hay còn gọi là “Cheesegrater”, một trong những tòa nhà cao nhất ở thủ đô London, vừa được bán cho công ty bất động sản CC Land của Trung Quốc, với giá 1,15 tỷ bảng.
Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2014, tòa nhà “Cheesegrater” đã phá vỡ kỷ lục về cho thuê văn phòng ở Trung tâm tài chính London. “Cheesegrater” thuộc quyền sở hữu của hai công ty bất động sản British Land của Anh và Oxford Properties của Canada, trong đó mỗi công ty nắm giữ 50% cổ phần.
Mặc dù hợp đồng đã được trao tay, xong thương vụ này vẫn cần được các cổ đông của CC Land nhất trí thông qua. Đối với Trung Quốc, đây là một trong những thương vụ mua bất động sản lớn nhất của nước này tại Xứ sở Sương mù. Nó cho thấy rõ xu hướng dòng vốn của các nhà đầu tư Trung Quốc chảy vào các thị trường bất động sản trên toàn cầu hiện nay.
Tại Anh, “Cheesegrater” là thương vụ bán bất động sản lớn thứ hai kể từ sau khi tòa nhà HSBC ở khu Canary Wharf được bán cho một quỹ đầu tư quốc gia của Qatar với giá 1,18 tỷ bảng. Theo các chuyên gia phân tích, thương vụ này cho thấy giới đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm tới thị trường bất động sản của Anh, đặc biệt là phân khúc thị trường bất động sản cao cấp, bất chấp những bất ổn liên quan đến Brexit, chỉ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Khởi động vòng đàm phán về thương mại châu Á sau khi Mỹ rút khỏi TPP
Ngày 27-02 , các quan chức cấp cao từ 16 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã bắt đầu vòng thương lượng mới tại Kobe (Nhật Bản), thảo luận về sáng kiến tự do thương mại khu vực được cho là có thể thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là vòng đàm phán đầu tiên kể từ sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định Mỹ rút khỏi TPP vào tháng 1 vừa qua và Washington hiện đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại song phương thay vì đa phương.
Các nước tham gia đàm phán nói trên gồm 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Trong số này có 7 nước tham gia đàm phán TPP. Các nước tham gia đàm phán mong muốn hoàn tất đàm phán về RCEP sớm nhất có thể. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng dự kiến sẽ khó khăn do những bất đồng trong các vấn đề chủ chốt, như phạm vi áp thuế quan trong khuôn khổ thỏa thuận RCEP giữa Nhật Bản, nước đi đầu trong đàm phán TPP, và các cường quốc kinh tế mới nổi Trung Quốc và Ấn Độ là những nước không tham gia đàm phán TPP.
Theo hãng thông tấn Kyodo, một số quan chức Nhật Bản vẫn hy vọng Mỹ sẽ trở lại TPP và cảnh báo chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe không nên quá chú trọng các cuộc đàm phán RCEP mà cũng nên tập trung vào cuộc đối thoại kinh tế song phương cấp cao mới được khởi động trong các cuộc đàm phán gần đây giữa ông Abe và ông Trump. Các cuộc đàm phán RCEP bắt đầu từ năm 2013. Đến nay, các nước tham gia đã đạt một thỏa thuận trong lĩnh vực hợp tác công nghệ kinh tế và đóng góp cho các doanh nghiệp nhỏ./.
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam-Myanmar  (06/03/2017)
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam-Myanmar  (06/03/2017)
Việt Nam tăng cường kết nối thương mại với địa phương Argentina  (06/03/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 27-02 đến ngày 05-3-2017  (06/03/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 27-02 đến 05-3-2017)  (06/03/2017)
Khởi động “Giờ trái đất 2017"  (05/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay