Mục lục Hồ sơ sự kiện số 130 (27-8-2010)
- Hồ sơ Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu để có được sản phẩm chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh cao. Vì thế, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp là sớm có giải pháp phù hợp nhằm thay đổi tư duy của nông dân, giúp họ hiểu đây là hướng sản xuất chính trong tương lai. Có như vậy nông dân mới thực sự gắn bó với đồng ruộng và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng.
*** Vấn đề và bình luận
Mai Hạnh - Nông nghiệp biến đổi gen: Chấp nhận hay không chấp nhận?
Nông nghiệp biến đối gen là một thành quả của cách mạng sinh học, sản phẩm sáng tạo của con người với ước mơ không ngừng vươn lên cải biến thiên nhiên nhằm bắt tự nhiên phục vụ đời sống con người.
Nguyên Bách - Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp: Tiềm năng vô hạn
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, trong đó có kỹ thuật bức xạ tạo giống cây trồng được nhiều nước trên thế giới ứng dụng trong nhiều năm qua, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công nghệ chiếu xạ thực phẩm đã phục vụ việc xử lý, chế biến, bảo quản và xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào các thị trường lớn có các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch nghiêm ngặt như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.
Xuân Nguyên - Chưa thể chỉ sống bằng không khí
Các nhà nghiên cứu ở châu Âu cho rằng, chính sách trợ cấp đối với sản xuất nông nghiệp đã hết phép màu. Dân số tăng lên, đất đai trên hành tinh không còn đủ khả năng nuôi sống nhân loại trong tương lai. Thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp chưa thể bù đắp được những mất mát do thiên tai gây ra. Các nước phát triển không còn khả năng bán hàng công nghiệp để mua nông sản giá cao và một khi các nước đang phát triển có mức sống cao lên thì hình thức thương mại trên thế giới sẽ hoàn toàn thay đổi. Vậy là, đã đến lúc phải hình thành một nền nông nghiệp có năng suất cực cao dựa trên nền công nghệ hiện đại nhất và ít phụ thuộc nhất vào tài nguyên đất đai(?).
Lê Quân - Nông nghiệp Việt Nam: Con đường tiến lên hiện đại và những trở lực
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là con đường tất yếu để đưa nền nông nghiệp Việt Nam tiến lên hiện đại và hội nhập thành công với kinh tế thế giới.
Đình Kiên - Nông nghiệp công nghệ cao và bài toán nhân lực
Với đặc thù là nước sản xuất nông nghiệp, điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp cho nhiều loại cây trồng, nông nghiệp Việt Nam được đánh giá là sẽ cất cánh mạnh mẽ nếu ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, ngay cả khi những bài toán được cho là khó đã được giải như công nghệ hay vốn đầu tư thì hạn chế về nguồn nhân lực công nghệ cao cũng là một rào cản cản trở quá trình tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào nông nghiệp.
*** Bên lề sự kiện
Trần Anh Hùng - Cách mạng công nghệ sinh học ở Mỹ
Từ nay đến năm 2025, thế giới cần gấp hai lần lượng lương thực để nuôi tám tỉ người và nhiều gấp ba lần để nuôi 10 tỉ người vào năm 2050. Do đó, sử dụng thực phẩm biến đổi gen là nhu cầu tất yếu.
Đoàn Hùng - Nền nông nghiệp công nghệ cao - “hiện tượng Israel”
Nền nông nghiệp của Israel được đặc trưng bởi một hệ thống thâm canh sản xuất hiện đại và hiệu quả vào loại số một thế giới. Nhưng điều ít ai ngờ tới là mọi sự đều xuất phát từ nhu cầu khắc phục sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là thiếu nước và đất canh tác.
Mai Thế Hưng - Nỗi ưu tư của một nền nông nghiệp tiên tiến
Năng suất lao động của ngành nông nghiệp Australia vượt xa các cường quốc nông nghiệp như Mỹ, Ixrael hay Hà Lan. Thu nhập của nông dân Australia cũng vào loại “khủng”, nhưng giới trẻ giờ đây ngày càng ít thích làm nông nghiệp.
Hoàng Quân - In vitro thực vật: Giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp
Công nghệ này được nghiên cứu và chuyển giao sản xuất từ những năm 1980 và được phát triển mạnh trong những năm gần đây. Thuật ngữ nhân giống in vitro (in vitro propagation), hay còn gọi là vi nhân giống (micro-propagation), được sử dụng trong các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bắt đầu bằng nhiều bộ phận khác nhau của thực vật có kích thước nhỏ, sinh trưởng ở điều kiện vô trùng trong các ống nghiệm hoặc trong các loại bình nuôi cấy khác.
PGS. TS. Nguyễn Đình Long - Giảm tổn thất sau thu hoạch lúa gạo
Mỗi năm chúng ta mất khoảng 200 triệu USD (trên 3.800 tỉ đồng) do tổn thất sau thu hoạch nông sản. Riêng lúa gạo đã tổn thất trên 10% sản lượng. Giảm các tổn thất này sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế mà không tiêu hao thêm tài nguyên xã hội (đất, lao động, vốn ...).
*** Kinh tế và hội nhập
- Cuộc giải cứu hai hãng xe ô tô
Carlos Ghosn hiện là giám đốc điều hành (CEO) của cả hai hãng xe ô tô lừng danh thế giới. Điều gì khiến ông được trả lương cao nhất tại Nhật Bản với 9,8 triệu USD cho chức danh giám đốc Nissan, chưa kể hàng triệu USD cho chức danh giám đốc Renault?
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
- Sự hòa giải quốc gia ở Myanmar - lộ trình chưa có hồi kết
Mới đây, chính phủ Myanmar đã nhất trí sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 7-11 tới. Cuộc bầu cử này là một phần của “lộ trình dân chủ” mà Myanmar đang hướng tới. Vậy liệu lộ trình này có đạt được sự hoà giải quốc gia như mong đợi?
- Tổng thống Mỹ “lỡ miệng”
Trước đại diện ngoại giao đoàn của nhiều nước Hồi giáo tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sự hậu thuẫn dự án xây đền thờ Hồi giáo cạnh tháp đôi Trung tâm thương mại ở thành phố NewYork, nơi 9 năm trước đây đã xảy ra vụ đánh bom kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của khoảng 3.000 người. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ đã gây ra làn sóng phản đối trong công luận nước này, đặc biệt từ giới bảo thủ, những người chưa thể quên được nỗi đau 11-9.
Lý Mạc Phù - Thắng trong bại
Mỹ đã rút quân khỏi Iraq và sau Iraq sẽ đến Afghanistan. Mỹ coi việc rút quân này là bằng chứng về việc chấm dứt hai cuộc chiến tranh mà Mỹ đã phát động năm 2001 ở Afghanistan và năm 2003 ở Iraq. Việc rút quân này và việc lật đổ chính thể ở đó bằng chiến tranh và thay thế bằng chính thể mới, được Mỹ coi như thắng lợi. Nhìn bề ngoài thì có vẻ như vậy, nhưng nhìn vào thực chất, thì cái mà Mỹ cho là thắng lợi với việc phát động hai cuộc chiến tranh nói trên, lại là thất bại.
*** Văn hóa - xã hội
GS.TSKH. Trần Văn Nhung - Ngô Bảo Châu với Giải Fields và định hướng đào tạo nhân tài toán học Đất Việt
Ngày 19 tháng 8 vừa qua, sự kiện Ngô Bảo Châu được nhận giải thưởng Fields tại Ấn Độ, giải thưởng toán học cao quý nhất, thường được ví như giải Nobel toán học, đã làm nức lòng người Việt trên toàn thế giới, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực toán học.
Gia Trung - Washington: Nơi bóng hồng “thống trị” ngành ngoại giao
Hiện có 25 nữ đại sứ các nước làm việc tại Washington(Mỹ), tăng gấp năm lần so với những năm 1990. 11 trong số 25 nữ phái viên ở Washington tới từ châu Phi, bốn người đến từ các quốc gia Caribbe. Những người khác tới từ Bahrain, Hà Lan, Croatia, Kyrgyzstan, Singapore, Oman, Colombia, Ấn Độ, Liechtenstein và quốc đảo Nauru. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, đây là con số cao chưa từng có. Lý do chính dẫn tới sự gia tăng về số lượng các nhà ngoại giao nữ tại Mỹ được cho là xuất phát từ “Hiệu ứng Albright-Rice-Hillary”.
Hoàng Lan - Kẻ sát hại John Lennon liệu có được phóng thích?
Gần ba mươi năm qua, báo chí trên thế giới đã tốn nhiều giấy mực viết về cảnh tượng vừa bi thương, kinh hoàng, vừa dị thường diễn ra bên ngoài tòa nhà chung cư Dakota ở New York vào tối ngày 8-12-1980, đã cướp đi sinh mạng của huyền thoại âm nhạc John Lennon. Mark David Chapman, kẻ đã dùng súng lục bắn năm phát đạn liên tiếp vào lưng của John Lennon cũng đã trải qua gần 30 năm ngồi tù. Đã từng năm lần bị từ chối phóng thích, tuy nhiên kẻ sát nhân này lại một lần nữa đưa ra lời thỉnh cầu phóng thích vào ngày 11-8-2010 vừa qua. Tháng này bản án của Chapman sẽ được xem xét lại ở New York.
*** Văn học - nghệ thuật
Hoàng Minh - Thành phố Dublin (Ireland) : Văn chương như nhịp thở
Dublin là nơi lý tưởng đối với những ai thực sự yêu văn chương. Hằng trăm năm qua, không khí văn chương của thành phố này dường như chưa bao giờ kém sôi động. Người dân Dublin nói riêng và người dân Ireland nói chung vẫn tự hào nói với bạn bè thế giới rằng, xét về văn chương thì họ là những người giàu có nhất thế giới. Đó chính là lý do khiến thành phố Dublin của Ireland được UNESCO công nhận là thành phố văn chương vào tháng 7-2010.
*** Nhân vật với lịch sử
Bảo Linh - Lương Định Của – Nhà bác học của ruộng đồng
Tên tuổi của Giáo sư Lương Định Của gắn liền với những giống cây do ông tạo ra như: lúa ông Của, khoai ông Của, dưa ông Của. Người ta gọi ông là “Nhà bác học của đồng ruộng”.
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Lâm Đồng chú trọng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đội ngũ đảng viên  (27/08/2010)
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Công nghiệp Mê Công - Nhật Bản lần thứ hai  (26/08/2010)
Tháng 8-2010, thu hút hơn 2,5 tỉ USD vốn FDI  (26/08/2010)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay