Những sự kiện chính trong lịch sử báo chí và báo chí cách mạng Việt Nam
Ngày 15-4-1865, tờ báo quốc ngữ Việt Nam đầu tiên - Gia Định báo ra số 1 tại Sài Gòn, đánh dấu cột mốc khởi nguyên của báo chí Việt Nam. Ngày 21-6-1925, báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên, khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ngày 15-4-1865, tờ báo quốc ngữ Việt Nam đầu tiên - Gia Định báo ra số 1 tại Sài Gòn, đánh dấu cột mốc khởi nguyên của báo chí Việt Nam.
Ngày 22-9-1881, trước sự đấu tranh của công luận, chính quyền thực dân Pháp buộc phải ban hành đạo luật để nới lỏng kiểm soát báo chí tại Nam Kỳ.
Tháng 5-1888, phát hành số 1 nguyệt san “Thông loại khóa trình” - tờ báo quốc ngữ thứ tư đầu tiên.
Ngày 1-2-1918, tuần báo “Nữ giới chung” - tờ báo Việt Nam đầu tiên chuyên về phụ nữ xuất bản tại Sài Gòn.
Ngày 21-6-1925, báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên, khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 2-5-1985 Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52-QĐ/TƯ lấy ngày 21-6 hằng năm là “Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam”.
Ngày 5-8-1930, Tạp chí Cộng sản - Tạp chí lý luận và chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, ban đầu có tên là Tạp chí Đỏ.
Ngày 7-9-1945, thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam.
Ngày 15-9-1946, thành lập Thông tấn xã Việt Nam.
Đầu năm 1946, những người viết báo Việt Nam đã tập hợp lại trong một tổ chức gọi là Đoàn Báo chí Việt Nam - tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay.
Tháng 4-1949, lớp học về báo chí đầu tiên trong lịch sử nước ta mang tên Huỳnh Thúc Kháng được Đoàn Báo chí kháng chiến mở để đào tạo cán bộ báo chí, thu hút gần 60 học viên. Đây là lớp học báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam.
Đầu năm 1950, Đoàn Báo chí cách mạng kháng chiến được chấn chỉnh thành Hội Những người viết báo Việt Nam. Ngày 2-6-1950, Chính phủ chính thức cho quyết định thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) và Hội gia nhập ngay Mặt trận Liên Việt. Đại hội lần thứ nhất, Hội Những người làm báo Việt Nam họp ở chiến khu Việt Bắc năm 1950. Đại hội đã ra bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 10 nhà báo, ông Xuân Thủy được bầu làm Hội trưởng.
Tháng 7-1950, Tổ chức quốc tế Các nhà báo (OIJ) Đại hội lần thứ III, họp ở Phần Lan đã kết nạp Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức này.
Ngày 20-10-1950, báo Quân Đội Nhân Dân ra số đầu tiên.
Ngày 11-3-1951, báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam ra số đầu tiên.
Ngày 16 và 17-4-1959, Đại hội lần thứ 2 Hội Nhà báo Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội. 123 đại biểu, đại diện cho trên 700 người viết báo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 25 nhà báo, ông Xuân Thủy tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội.
Ngày 7 và 8-9-1962, Đại hội lần thứ 3 Hội Nhà báo Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội. 160 đại biểu chính thức đại diện cho 1.500 nhà báo trong cả nước tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 29 nhà báo, ông Hoàng Tùng được bầu làm Chủ tịch Hội.
Ngày 4-4-1969, Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới tặng Hội Nhà báo Việt Nam Huy chương Hòa bình.
Ngày 7-9-1970, thành lập Đài Truyền hình Việt Nam.
Ngày 7-7-1976, sau khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, Hội Nhà báo Việt Nam cùng với Hội Những người viết báo yêu nước và dân chủ miền Nam hợp nhất thành Hội Nhà báo Việt Nam. Ông Hoàng Tùng tiếp tục được cử làm Chủ tịch Hội.
Ngày 8 đến ngày 10-12-1983, Đại hội lần thứ 4 Hội Nhà báo Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội. 170 đại biểu thay mặt cho trên 6.000 người làm công tác báo chí trong cả nước tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 53 nhà báo, ông Hoàng Tùng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch (tháng 1-1987, ông Hồng Chương được bầu làm Chủ tịch Hội thay ông Hoàng Tùng về nhận công tác ở Nhà Xuất bản Sự Thật).
Ngày 17 và 18-10-1989, Đại hội lần thứ 5 Hội Nhà báo Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội. 250 đại biểu thay mặt trên 6.200 hội viên và những người làm báo trong cả nước tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 39 nhà báo, ông Phan Quang được bầu làm Tổng Thư ký.
Ngày 28-12-1989, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa VIII quyết định thông qua Luật Báo chí (Luật Báo chí được công bố và có hiệu lực từ năm 1990). Luật này thay thế Luật số 100-L002 ngày 20-5-1957, quy định chế độ báo chí.
Ngày 8 và 9-3-1995, Đại hội lần thứ 6 Hội Nhà báo Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội. 300 đại biểu thay mặt 7.260 hội viên nhà báo trong cả nước tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 35 nhà báo, ông Phan Quang được bầu làm Chủ tịch Hội.
Tháng 4-1995, Hội Nhà báo Việt Nam chính thức là thành viên Liên đoàn Báo chí các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á (CAJ).
Ngày 24 và 25-11-1999, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị lãnh đạo CAJ với chủ đề: “Báo chí ASEAN - thế kỷ XXI: Những thách thức và triển vọng”.
Ngày 12-6-1999, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
Ngày 24 và 25-3-2000, Đại hội lần thứ 7, Hội Nhà báo Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội. 327 đại biểu thay mặt cho 8.300 hội viên Hội Nhà báo trong cả nước tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội gồm 39 nhà báo, ông Hồng Vinh được bầu là Chủ tịch Hội.
Ngày 25 và 26-2-2003, Hội Nhà báo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng lần thứ 14 Liên đoàn Báo chí Đông Nam Á (CAJ). Ông Hồng Vinh được bầu làm Chủ tịch, ông Vũ Văn Hiền được bầu là Tổng Thư ký Liên đoàn báo chí Đông Nam Á (CAJ).
Ngày 11 đến 13-8-2005, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo Việt Nam. Đại hội thông qua Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam gồm 9 điều, thông qua Điều lệ sửa đổi Hội Nhà báo Việt Nam. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ 2005-2010 gồm 43 ủy viên. Ông Đinh Thế Huynh được bầu làm Chủ tịch Hội. Ông Lê Quốc Trung là Phó Chủ tịch thường trực và ông Phạm Quốc Toàn là Phó chủ tịch Hội./.
Hoạt động tín dụng với phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn  (19/06/2008)
Hoạt động tín dụng với phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn  (19/06/2008)
Không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam-Cuba  (19/06/2008)
Vài nét về đất nước Ru-ma-ni và quan hệ Việt Nam - Ru-ma-ni  (18/06/2008)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đến Ru-ma-ni  (18/06/2008)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên