Hãy viết về Thăng Long - Hà Nội với tất cả tình cảm, trí tuệ, tài năng và tâm huyết
TCCSĐT - Chiều nay (10-6), tại Hà Nội, diễn ra lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là giải báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Bắc Son, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ: Đại lễ kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội 1000 năm vào năm 2010 sẽ là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại không chỉ với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội, mà còn đối với mọi người dân Việt Nam và bà con Việt kiều đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài quan tâm và chờ đón Đại lễ. Giải Báo chí toàn quốc 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội là dịp để các nhà báo chuyên và không chuyên, văn nghệ sỹ, cùng tất cả những ai quan tâm, thiết tha với Thăng Long - Hà Nội thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của mình với Thủ đô nghìn năm tuổi qua những tác phẩm báo chí có chất lượng và có sức lan toả.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, việc tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội là niềm vinh dự của thế hệ hôm nay, qua đó biểu thị tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam đối với các thế hệ cha ông đã có công dựng nước và giữ nước, là dịp giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, động viên toàn Đảng, toàn dân phấn đấu xây dựng đất nước đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đồng thời cũng là dịp để giới thiệu hình ảnh, nâng cao tầm vóc Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong khu vực và trên thế giới. Sự tham gia tích cực của những người làm báo và mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, sáng tạo được nhiều tác phẩm báo chí đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công của Đại lễ kỷ niệm.
Ông Lê Quốc Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, đã công bố Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, theo đó, Ban Tổ chức Giải sẽ bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày 2-1-2010 và hạn cuối cùng nhận bài là ngày 19-8-2010 (theo dấu bưu điện).
Tác phẩm dự giải là những tác phẩm báo chí được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày phát động giải (10-6-2009) đến ngày 19-8-2010.
Về cơ cấu giải: sẽ có 5 loại giải, gồm giải dành cho: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh báo chí với cơ cấu mỗi loại giải: 1 giải nhất, 5 giải nhì, 7 giải ba và 10 gaỉi khuyến khích. Ban Tổ chức sẽ tổng kết và trao giải thưởng vào đúng dịp đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tháng 10-2010. Tùy theo chất lượng và số lượng các tác phẩm dự giải, số lượng giải của mỗi loại giải có thể được điều chỉnh; ngoài ra có thể có thêm một số giải đặc biệt.
Đối tượng tham dự giải là người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài có tác phẩm báo chí viết về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội được đăng tải trong thời gian từ 10-6-2009 đến 19-8-2010, với các nội dung: những sự kiện lịch sử, văn hóa; các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội; thành tựu kinh tế - xã hội, văn hóa và các lĩnh vực khác của Thăng Long- Hà Nội và của đất nước gắn với Thăng Long- Hà Nội. Đặc biệt là những tác phẩm viết về thành tựu của Hà Nội trong sự nghiệp đổi mới và trong đợt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Điều cần lưu ý là các tác phẩm dự thi nếu mang tính hư cấu sẽ không được xem xét.
Cùng với Bằng chứng nhận, biểu tượng giải, Giải Báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ trao giải thưởng mức cao nhất là 20 triệu đồng.
“Hãy viết về Thăng Long - Hà Nội với tất cả tình cảm, trí tuệ, tài năng và tâm huyết” - đó là thông điệp gửi tới các tác giả dự thi./.
Thông cáo số 17 kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (10/06/2009)
Bế mạc Đại hội Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế lần thứ 17  (10/06/2009)
Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng  (10/06/2009)
Suy thoái kinh tế toàn cầu có dấu hiệu giảm nhẹ  (10/06/2009)
Quan hệ Nga - phương Tây: nỗ lực thúc đẩy đan xen với bất đồng, nghi kỵ  (10/06/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay