Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng đây là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá quá trình thực hiện, kết quả đạt được, nhìn nhận những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, yếu kém để rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp cho thời gian tới.
“Qua 5 năm triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu và các giải pháp của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X và các mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII đã đề ra. Nhiều mục tiêu đặt ra trong Đề án về cả 3 trụ cột (kinh tế, xã hội, môi trường) đã đạt hoặc gần tiệm cận mục tiêu của năm 2020”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về mục tiêu kinh tế, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức (có thời điểm tăng trưởng âm), nhưng tính chung cả giai đoạn, nông nghiệp vẫn đạt được tăng trưởng 2,55%/năm. Việt Nam đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao, có thứ hạng trên thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 157 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2 % so với bình quân của 5 năm trước; riêng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt trên 36 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước; năm 2018 ước đạt 40 tỷ USD.
Về mục tiêu xã hội, cùng với bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, an ninh dinh dưỡng, cơ cấu lại nông nghiệp đã giúp tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn bình quân 1,5%/năm, thu nhập người dân nông thôn tăng gấp 1,71 lần.
Về mục tiêu môi trường, đến hết năm 2017 tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45% (mục tiêu đến năm 2020 đạt 42%); tình trạng sử dụng chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại trong sản xuất đã được từng bước được kiểm soát, giám sát, xử lý nghiêm.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra yêu cầu cần nhanh chóng khắc phục, giải quyết để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững hơn, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả, sức cạnh trang của các sản phẩn nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân.
Quá trình phát triển nông nghiệp vẫn có những yếu kém nội tại chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế.
Chất lượng tái cơ cấu ở một số nơi còn thấp. Sản xuất chưa gắn với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Ở nhiều địa phương, sản xuất nông nghiệp còn mang tính phong trào, thiếu quy hoạch, kế hoạch, chưa gắn với thị trường dẫn đến dư thừa sản phẩm, khó tiêu thụ.
Quy mô của nhiều sản phẩm còn nhỏ, năng suất, chất lượng thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nên giá trị gia tăng thấp, giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Theo Phó Thủ tướng, về tầm nhìn phát triển nông nghiệp giai đoạn tới, cần xác định mục tiêu chung là “xây dựng dựng nền nông nghiệp thông minh hiện đại, cạnh tranh quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, sinh thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng”.
Đánh giá đây là những mục tiêu cao nhưng có thể thực hiện được, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học, người dân phải thực sự vào cuộc quyết liệt.
“Cơ cấu lại ngành nông nghiệp để góp phần giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng; là một quá trình, đòi hỏi phải có thời gian và nguồn lực; cần sự chung tay, sự sâu sát của các ban, bộ, ngành và cả hệ thống chính trị, nhất là sự chủ động, tích cực của mỗi người nông dân, doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo đó, các bộ, ngành cần tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn phát triển, đồng thời, khắc phục những điểm còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp.
Trên cơ sở tái cơ cấu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì với các bộ, ngành liên quan, các địa phương tổ chức lập các quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, đặc biệt là xây dựng kế hoạch để xác định lộ trình, nguồn lực đầu tư hạ tầng và phát triển các sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp. “Phải coi doanh nghiệp là động lực chính cho phát triển nông nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp mới đảm đương được các nhiệm vụ cung cấp đầu vào cho sản xuất (vốn, giống, nhân lực, công nghệ…); tổ chức sản xuất; đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ; tổ chức tiêu thụ sản phẩm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu phải gắn thu hút doanh nghiệp cho đầu tư phát triển nông nghiệp với hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung vào các mô hình kinh doanh mới, góp phần định hướng sản xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Cùng với các doanh nghiệp, một lực lượng đóng vai trò quyết định đến việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp chính là khoa học công nghệ. “Tái cơ cấu nông nghiệp cần sự vào cuộc nhiều hơn nữa của các nhà khoa học, đặc biệt là ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến cho phát triển sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩn nông nghiệp có năng suất, chất lượng, khối lượng đột phá và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý chất lượng các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...); bảo vệ người nông dân, bảo vệ người tiêu dùng.
“Người nông dân phải được ăn, sử dụng các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn. Không vì lợi nhuận trước mắt mà đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người dân”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Về nhiệm vụ tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải lấy thị trường khu vực và quốc tế là nhân tố quyết định cạnh tranh thành công của nông sản Việt Nam, đồng thời, phải coi trọng thị trường trong nước với hơn 90 triệu dân.
“Thị trường trong nước với 90 triệu dân phải được đặc biệt coi trọng, người dân phải được sử dụng các sản phẩm ngon nhất, chất lượng nhất”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Muốn thực hiện được mục tiêu này, phải tổ chức lại thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường bán lẻ. Cùng với đó, phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân. Đối với thị trường thế giới, phải giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời tích cực đàm phán để đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đến các thị trường mới; tích cực quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam.
Phó Thủ tướng khẳng định: Chính phủ, các bộ, ngành sẽ sẽ tập trung tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; xây dựng các cơ chế, chính sách thuận lợi để hỗ trợ phát triển nông nghiệp; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; cải cách hành chính… Cùng với đó, các địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sản xuất./.
Kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ nhất  (11/11/2018)
Đẩy mạnh hợp tác, xây dựng ASEAN tự cường và sáng tạo  (11/11/2018)
Liên hợp quốc: Biểu tượng của tinh thần đoàn kết toàn cầu  (11/11/2018)
Chủ tịch Cuba kết thúc chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam  (11/11/2018)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay