Động lực tăng trưởng mới phải đến từ sáng tạo và các phát kiến
21:38, ngày 12-12-2017
Bức tranh tổng thể về môi trường kinh doanh Việt Nam hàng năm qua góc nhìn của giới đầu tư, kinh doanh đã xuất hiện tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2017 - kênh đối thoại chính sách thường niên lớn nhất của doanh nghiệp với Chính phủ Việt Nam. Những khuyến nghị chính sách cụ thể, trực diện đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các cơ quan của Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao.
Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Tài chính quốc tế và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức. Với chủ đề “VBF - 20 năm đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp và hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2020”, Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng suất và phát triển các ngành công nghiệp trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân và tăng cường hội nhập quốc tế.
VBF cũng chính là sự kiện tiền kỳ của Hội nghị Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) sẽ diễn ra sau đó một ngày (13-12).
"Niềm tin lan tỏa"
VBF 2017 ghi nhận sự hứng khởi mạnh mẽ của cộng đồng kinh doanh Việt Nam bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp tục muốn tham gia, thậm chí là ghi dấu ấn mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế Việt Nam. Động lực của niềm hứng khởi này chính là nhờ những nỗ lực mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam với hàng loạt giải pháp thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
VBF 2017 đặt lên bàn đối thoại 3 nội dung chính, gồm nâng cao năng suất và các nhân tố thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp; thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân nhằm cải thiện tình hình tài chính và môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân bứt phá. Đặc biệt, mọi thảo luận tại VBF 2017 của giới kinh doanh hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 - chủ đề được chọn của VBF 2017.
Đã 20 năm kể từ khi VBF được thành lập, giới kinh doanh chưa bao giờ bỏ lỡ kênh đối thoại chính sách lớn nhất với Chính phủ Việt Nam. Với cơ chế hoạt động phi lợi nhuận, các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã chủ động phát hiện, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề, vướng mắc đưa ra đối thoại với các cơ quan Chính phủ. VBF để lại dấu ấn rất rõ trong bước cải thiện của pháp luật về đầu tư - kinh doanh, chính sách liên quan đến thuế, hải quan, đất đai, xây dựng... cũng như trong cải thiện môi trường kinh doanh, trong tốc độ tăng trưởng của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Trong bài phát biểu được chờ đợi tại sự kiện này, Thủ tướng đánh giá cao những khuyến nghị, sáng kiến hay ở tầm vĩ mô lẫn vi mô của đồng doanh nghiệp, chung tay cùng Chính phủ xây dựng ngôi nhà chung Việt Nam ngày càng to đẹp.
Ghi nhận những đóng góp của VBF trong 20 năm qua và cộng đồng doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh ở thời điểm năm 2017 sắp đi qua, Chính phủ có thể khẳng định nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đạt và vượt toàn bộ 13/13 chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, tạo không khí phấn khởi trong đầu tư kinh doanh và toàn xã hội, củng cố niềm tin trong nhân dân. Nổí bật là tăng trưởng GDP đạt 6,7%, mức cao nhất trong gần 10 năm qua.
“Niềm tin, sự hứng khởi và tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đang lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội”, Thủ tướng vui mừng trước dự báo số doanh nghiệp thành lập mới năm nay sẽ đạt mức kỷ lục trên 120 nghìn với số vốn đăng ký mới và bổ sung trên 3 triệu tỷ đồng; đồng thời có trên 25 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Thủ tướng nêu rõ, mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư mà cũng chính là “lá phiếu” ủng hộ đối với Chính phủ, các cấp, các ngành trong nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ và là nguồn động viên để Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp chung tay cùng phát triển trong ngôi nhà chung Việt Nam.
Điểm lại đánh giá của các tổ chức quốc tế về môi trường kinh doanh Việt Nam với xếp hạng ngày càng tăng, Thủ tướng nhìn nhận Việt Nam còn phải làm nhiều việc để tiếp tục cải thiện xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, hướng tới không chỉ nhóm đầu ASEAN mà các chuẩn mực cao của OECD, đặc biệt là kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tốt hơn, nhịp nhàng hơn như các đại biểu đã khuyến nghị.
Những xu hướng đón đầu
Đề cập đến những xu hướng mới sẽ tác động đến mô hình kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng nêu ra một số vấn đề như: Sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam. Theo Báo cáo Việt Nam 2035 của WB, hiện có khoảng 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu và dự báo đến năm 2035, tỷ lệ này là khoảng 50%. Nghiên cứu của các tổ chức tư vấn uy tín cũng chỉ ra xu thế tương tự. Điều này sẽ thay đổi cấu trúc tiêu dùng của nền kinh tế, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới mà các doanh nghiệp cần năng động sáng tạo đón đầu.
Cùng với đó là xu hướng thay đổi công nghệ trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo. Việt Nam là quốc gia có trên 52 triệu người dùng internet, chiếm trên 54% dân số, đứng thứ 5 ở châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số có kết nối internet. Việt Nam cũng là nước kết nối di động cao với khoảng 55% người Việt sử dụng điện thoại thông minh. Dự báo đến năm 2020, Việt Nam là quốc gia trong nhóm đứng đầu khu vực với 8/10 người sử dụng điện thoại di động. Đây là nền tảng quan trọng, vừa là cơ hội lớn giúp các nhà đầu tư tiềm năng dễ dàng kết nối các sản phẩm, dịch vụ của mình đến lượng khách hàng tiềm năng lớn của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh, động lực tăng trưởng mới phải đến từ sáng tạo và các phát kiến. Một yếu tố nữa cũng đang trên đà định hình và lan tỏa tầm ảnh hưởng chính là số hóa công tác quản lý và cung cấp dịch vụ. Thủ tướng cho rằng, chất lượng dịch vụ công hiện nay còn thấp, tệ quan liêu, cơ sở hạ tầng còn hạn chế đang thúc đẩy Chính phủ thực hiện số hóa dịch vụ công trên cơ sở công nghệ số, mã nguồn mở. Tất cả những điều này đều đang là động lực mới của tăng trưởng. “Cơ sở hạ tầng và tiến bộ công nghệ là chìa khóa cho hội nhập và chia sẻ phúc lợi”, Thủ tướng nói.
Để cùng cộng đồng doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giúp tạo ra các kết nối thông minh, hiệu quả, giảm chi phí giao dịch, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nhà đầu tư và nền kinh tế. Nhất là tính minh bạch. Đặc biệt, Chính phủ khuyến khích tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục và khoa học công nghệ; lấy nền tảng con người và khoa học công nghệ làm động lực của tăng trưởng trong những thập niên tới.
Chính phủ quyết tâm giữ vững ổn định vĩ mô, chính trị xã hội ổn định. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thế giới đầy bất trắc và có nhiều biến động khó lường. Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các cải cách về tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống tài chính, ngân hàng; xử lý nợ xấu; kiểm soát thâm hụt ngân sách và nợ công; cải cách hệ thống thuế theo hướng hiệu quả trên tinh thần giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, nâng cao phúc lợi và an sinh xã hội. Đặc biệt trong ngắn hạn, Chính phủ tiếp tục sử dụng linh hoạt các công cụ tài khóa và tiền tệ để nâng đỡ nền kinh tế, thúc đẩy việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân.
Nhắc đến việc Chính phủ đang tập trung cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật theo hướng tăng cường tính minh bạch, sự lành mạnh, an toàn và hiệu quả, Thủ tướng nêu rõ, ngoài những cam kết về hành động của mình, Chính phủ Việt Nam cũng đặt kỳ vọng về một lớp doanh nghiệp và một thế hệ doanh nhân mới. Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi gần đây tại Việt Nam xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, có năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
“Hướng tới giá trị gia tăng cao là lời khuyên mà tôi thấy các vị đại biểu đầy tâm huyết hôm nay”, Thủ tướng nêu rõ và khẳng định, Chính phủ kiến tạo môi trường đầu tư tốt cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, tiếp tục cải cách đổi mới, không để thụt lùi về mặt chính sách trong quá trình hội nhập sâu rộng.
Chào đón các nhà đầu tư và doanh nghiệp kinh doanh, khởi nghiệp tại Việt Nam, song, Thủ tướng cũng bày tỏ quan điểm của Chính phủ không hoan nghênh các hoạt động làm ăn không chân chính. Chính phủ kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm, phá vỡ tính bền vững của môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị truyền thống về văn hóa, xã hội; sử dụng lao động bất hợp pháp trẻ vị thành niên; phân biệt đối xử, ít quan tâm đến quyền lợi người lao động.
Thủ tướng nhấn mạnh chính cộng đồng doanh nghiệp là những người định hình nên diện mạo nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên tới, và họ cũng sẽ là một động lực quan trọng, hiện thực hóa khát vọng phồn vinh của dân tộc Việt Nam, trong đó Chính phủ đóng vai trò nhà kiến tạo phát triển.
Với tinh thần đó, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Diễn đàn VBF sẽ tiếp tục là một kênh đối thoại chính sách quan trọng và hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ, hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển bền vững./.
VBF cũng chính là sự kiện tiền kỳ của Hội nghị Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) sẽ diễn ra sau đó một ngày (13-12).
"Niềm tin lan tỏa"
VBF 2017 ghi nhận sự hứng khởi mạnh mẽ của cộng đồng kinh doanh Việt Nam bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp tục muốn tham gia, thậm chí là ghi dấu ấn mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế Việt Nam. Động lực của niềm hứng khởi này chính là nhờ những nỗ lực mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam với hàng loạt giải pháp thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
VBF 2017 đặt lên bàn đối thoại 3 nội dung chính, gồm nâng cao năng suất và các nhân tố thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp; thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân nhằm cải thiện tình hình tài chính và môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân bứt phá. Đặc biệt, mọi thảo luận tại VBF 2017 của giới kinh doanh hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 - chủ đề được chọn của VBF 2017.
Đã 20 năm kể từ khi VBF được thành lập, giới kinh doanh chưa bao giờ bỏ lỡ kênh đối thoại chính sách lớn nhất với Chính phủ Việt Nam. Với cơ chế hoạt động phi lợi nhuận, các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã chủ động phát hiện, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề, vướng mắc đưa ra đối thoại với các cơ quan Chính phủ. VBF để lại dấu ấn rất rõ trong bước cải thiện của pháp luật về đầu tư - kinh doanh, chính sách liên quan đến thuế, hải quan, đất đai, xây dựng... cũng như trong cải thiện môi trường kinh doanh, trong tốc độ tăng trưởng của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Trong bài phát biểu được chờ đợi tại sự kiện này, Thủ tướng đánh giá cao những khuyến nghị, sáng kiến hay ở tầm vĩ mô lẫn vi mô của đồng doanh nghiệp, chung tay cùng Chính phủ xây dựng ngôi nhà chung Việt Nam ngày càng to đẹp.
Ghi nhận những đóng góp của VBF trong 20 năm qua và cộng đồng doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh ở thời điểm năm 2017 sắp đi qua, Chính phủ có thể khẳng định nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đạt và vượt toàn bộ 13/13 chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, tạo không khí phấn khởi trong đầu tư kinh doanh và toàn xã hội, củng cố niềm tin trong nhân dân. Nổí bật là tăng trưởng GDP đạt 6,7%, mức cao nhất trong gần 10 năm qua.
“Niềm tin, sự hứng khởi và tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đang lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội”, Thủ tướng vui mừng trước dự báo số doanh nghiệp thành lập mới năm nay sẽ đạt mức kỷ lục trên 120 nghìn với số vốn đăng ký mới và bổ sung trên 3 triệu tỷ đồng; đồng thời có trên 25 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Thủ tướng nêu rõ, mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư mà cũng chính là “lá phiếu” ủng hộ đối với Chính phủ, các cấp, các ngành trong nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ và là nguồn động viên để Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp chung tay cùng phát triển trong ngôi nhà chung Việt Nam.
Điểm lại đánh giá của các tổ chức quốc tế về môi trường kinh doanh Việt Nam với xếp hạng ngày càng tăng, Thủ tướng nhìn nhận Việt Nam còn phải làm nhiều việc để tiếp tục cải thiện xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, hướng tới không chỉ nhóm đầu ASEAN mà các chuẩn mực cao của OECD, đặc biệt là kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tốt hơn, nhịp nhàng hơn như các đại biểu đã khuyến nghị.
Những xu hướng đón đầu
Đề cập đến những xu hướng mới sẽ tác động đến mô hình kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng nêu ra một số vấn đề như: Sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam. Theo Báo cáo Việt Nam 2035 của WB, hiện có khoảng 10% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu và dự báo đến năm 2035, tỷ lệ này là khoảng 50%. Nghiên cứu của các tổ chức tư vấn uy tín cũng chỉ ra xu thế tương tự. Điều này sẽ thay đổi cấu trúc tiêu dùng của nền kinh tế, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới mà các doanh nghiệp cần năng động sáng tạo đón đầu.
Cùng với đó là xu hướng thay đổi công nghệ trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo. Việt Nam là quốc gia có trên 52 triệu người dùng internet, chiếm trên 54% dân số, đứng thứ 5 ở châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ dân số có kết nối internet. Việt Nam cũng là nước kết nối di động cao với khoảng 55% người Việt sử dụng điện thoại thông minh. Dự báo đến năm 2020, Việt Nam là quốc gia trong nhóm đứng đầu khu vực với 8/10 người sử dụng điện thoại di động. Đây là nền tảng quan trọng, vừa là cơ hội lớn giúp các nhà đầu tư tiềm năng dễ dàng kết nối các sản phẩm, dịch vụ của mình đến lượng khách hàng tiềm năng lớn của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh, động lực tăng trưởng mới phải đến từ sáng tạo và các phát kiến. Một yếu tố nữa cũng đang trên đà định hình và lan tỏa tầm ảnh hưởng chính là số hóa công tác quản lý và cung cấp dịch vụ. Thủ tướng cho rằng, chất lượng dịch vụ công hiện nay còn thấp, tệ quan liêu, cơ sở hạ tầng còn hạn chế đang thúc đẩy Chính phủ thực hiện số hóa dịch vụ công trên cơ sở công nghệ số, mã nguồn mở. Tất cả những điều này đều đang là động lực mới của tăng trưởng. “Cơ sở hạ tầng và tiến bộ công nghệ là chìa khóa cho hội nhập và chia sẻ phúc lợi”, Thủ tướng nói.
Để cùng cộng đồng doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giúp tạo ra các kết nối thông minh, hiệu quả, giảm chi phí giao dịch, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nhà đầu tư và nền kinh tế. Nhất là tính minh bạch. Đặc biệt, Chính phủ khuyến khích tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục và khoa học công nghệ; lấy nền tảng con người và khoa học công nghệ làm động lực của tăng trưởng trong những thập niên tới.
Chính phủ quyết tâm giữ vững ổn định vĩ mô, chính trị xã hội ổn định. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thế giới đầy bất trắc và có nhiều biến động khó lường. Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các cải cách về tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống tài chính, ngân hàng; xử lý nợ xấu; kiểm soát thâm hụt ngân sách và nợ công; cải cách hệ thống thuế theo hướng hiệu quả trên tinh thần giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, nâng cao phúc lợi và an sinh xã hội. Đặc biệt trong ngắn hạn, Chính phủ tiếp tục sử dụng linh hoạt các công cụ tài khóa và tiền tệ để nâng đỡ nền kinh tế, thúc đẩy việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân.
Nhắc đến việc Chính phủ đang tập trung cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật theo hướng tăng cường tính minh bạch, sự lành mạnh, an toàn và hiệu quả, Thủ tướng nêu rõ, ngoài những cam kết về hành động của mình, Chính phủ Việt Nam cũng đặt kỳ vọng về một lớp doanh nghiệp và một thế hệ doanh nhân mới. Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi gần đây tại Việt Nam xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, có năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
“Hướng tới giá trị gia tăng cao là lời khuyên mà tôi thấy các vị đại biểu đầy tâm huyết hôm nay”, Thủ tướng nêu rõ và khẳng định, Chính phủ kiến tạo môi trường đầu tư tốt cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, tiếp tục cải cách đổi mới, không để thụt lùi về mặt chính sách trong quá trình hội nhập sâu rộng.
Chào đón các nhà đầu tư và doanh nghiệp kinh doanh, khởi nghiệp tại Việt Nam, song, Thủ tướng cũng bày tỏ quan điểm của Chính phủ không hoan nghênh các hoạt động làm ăn không chân chính. Chính phủ kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm, phá vỡ tính bền vững của môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị truyền thống về văn hóa, xã hội; sử dụng lao động bất hợp pháp trẻ vị thành niên; phân biệt đối xử, ít quan tâm đến quyền lợi người lao động.
Thủ tướng nhấn mạnh chính cộng đồng doanh nghiệp là những người định hình nên diện mạo nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên tới, và họ cũng sẽ là một động lực quan trọng, hiện thực hóa khát vọng phồn vinh của dân tộc Việt Nam, trong đó Chính phủ đóng vai trò nhà kiến tạo phát triển.
Với tinh thần đó, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Diễn đàn VBF sẽ tiếp tục là một kênh đối thoại chính sách quan trọng và hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ, hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển bền vững./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 04 đến ngày 10-12-2017)  (12/12/2017)
Phát huy tinh thần sáng tạo, xung kích của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  (11/12/2017)
Kinh tế phải phát triển để làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa  (11/12/2017)
Malaysia-Indonesia-Thái Lan thiết lập cơ chế thanh toán bằng nội tệ  (11/12/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên