Malaysia-Indonesia-Thái Lan thiết lập cơ chế thanh toán bằng nội tệ
Những sáng kiến trên là một phần trong nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi các đồng nội tệ, qua đó tạo điều kiện và đẩy mạnh thương mại-đầu tư tại ba nước.
Việc thiết lập cơ chế này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc tăng cường hợp tác tài chính khu vực giữa BI, BNM và BOT.
Theo kế hoạch, tất cả những cơ chế thanh toán giữa đồng nội tệ rupiah của Indonesia, ringgit của Malaysia, rupiah-baht của Thái Lan và baht-ringgit sẽ có hiệu lực từ ngày 02-01-2018.
Thống đốc BNM Muhammad Ibrahim khẳng định Indonesia và Thái Lan là những đối tác quan trọng của Malaysia cả về thương mại và đầu tư trực tiếp.
Ông bày tỏ hy vọng cơ chế này sẽ giúp thúc đẩy sử dụng các đồng nội tệ của ba nước cho hoạt động trao đổi thương mại tại biên giới.
Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương giữa Malaysia và Indonesia, giữa Malaysia và Thái Lan lần lượt là 13,8 tỷ USD và 13 tỷ USD.
Tuy nhiên, chỉ 5,8% trong kim ngạch trao đổi thương mại giữa Malaysia với Indonesia và 11,4% trong kim ngạch thương mại giữa Malaysia với Thái Lan được thực hiện bằng đồng nội tệ.
Thống đốc Ibrahim cho rằng đây là một tiềm năng kinh doanh to lớn trong lĩnh vực tài chính vẫn chưa được khai thác triệt để.
Thống đốc Ibrahim nêu rõ các ngân hàng Maybank, CIMB, RHB, Public, Hong Leong, Bangkok, United Overseas và Tokyo-Mitsubishi đều đã được chọn là nơi thực hiện các giao dịch này./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản  (11/12/2017)
Khai mạc Phiên họp thứ 19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (11/12/2017)
Việt Nam dự Hội nghị cấp cao kết nối ASEAN-Ấn Độ tại New Delhi  (11/12/2017)
Tổng thống Nga công du Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận các vấn đề quốc tế  (11/12/2017)
EC: Anh cam kết tôn trọng thỏa thuận Brexit tạm thời với EU  (11/12/2017)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Qatar  (11/12/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên