Việt Nam tham dự hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Vương quốc Anh
Đại diện cho các nhà nghiên cứu Việt Nam là tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao, giảng viên Luật quốc tế tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc.
Hội thảo cũng thu hút sự chú ý và tham gia của đông đảo sinh viên đại học và nghiên cứu sinh quốc tế đang nghiên cứu và học tập tại Đại học Oxford trong lĩnh vực luật quốc tế và địa chính trị.
Trong các phiên thảo luận của hội thảo, các học giả đánh giá, tranh chấp tại Biển Đông là mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh hàng hải và phát triển kinh tế tại ASEAN, các nước ven Biển Đông cũng như thương mại toàn cầu.
Một số học giả chỉ ra rằng cả 5 nước có tuyên bố chủ quyền chính tại Biển Đông, gồm Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Bản thân UNCLOS cũng bao hàm những cơ chế cụ thể để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, việc áp dụng những cơ chế này vào giải quyết tranh chấp tại Biển Đông thời gian qua chưa mang lại hiệu quả rõ rệt.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc không thừa nhận phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường Trực (PCA) về vụ kiện Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines càng đặt ra câu hỏi về việc liệu UNCLOS (và các thỏa thuận quốc tế tương tự) có còn là công cụ hiệu quả để xử lý tranh chấp hiện nay tại Biển Đông.
Từ đó, các học giả này đã đưa ra một số "gợi ý sáng tạo" về "các mô hình và giải pháp hợp tác" nhằm tìm lối thoát cho tình trạng bế tắc hiện nay và đường hướng xử lý khủng hoảng trong tương lai.
Nhiều học giả khác cho rằng việc các nước có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông thực hiện và tuân thủ đúng các nguyên tắc của UNCLOS cũng như luật pháp quốc tế là yêu cầu cơ bản để giải quyết tranh chấp.
Trong đó bản thân nội dung phán quyết của PCA năm 2016 nếu được các bên liên quan tôn trọng cũng đã có thể mở ra một khuôn khổ hợp tác mới và tạo điều kiện thuận lợi cho giải quyết tranh chấp biển tại Biển Đông hiện tại cũng như lâu dài.
Về phần mình, tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ cách thức tiếp cận linh hoạt trong giải quyết tranh chấp, nhưng phải trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng lợi ích quốc gia chính đáng.
Quan điểm từ trước đến nay của Việt Nam cũng phù hợp với phán quyết của PCA năm 2016 về việc không thực thể nào thuộc quần đảo Trường Sa đủ tiêu chuẩn của một hòn đảo theo điều 121 (3) của UNCLOS.
Như vậy, các thực thể này tối đa chỉ được hưởng một vùng lãnh hải 12 hải lý mà không được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có thể mở rộng đến 200 hải lý.
Do vậy, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý để bác bỏ bất kỳ đề nghị “cùng khai thác” trái phép nào xâm phạm đến thềm lục địa của Việt Nam.
Việt Nam sẵn sàng xem xét và ủng hộ việc tìm kiếm một khu vực hợp tác khai thác chung phù hợp với UNCLOS và luật pháp quốc tế./.
Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước trong tháng 10 tăng cao  (29/10/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, 18 năm thành lập Trường Đại học Nguyễn Tất Thành  (29/10/2017)
Đoàn công tác số 8 của Ban Chỉ đạo Trung ương về chống tham nhũng làm việc tại Tuyên Quang  (29/10/2017)
Tăng cường phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng  (29/10/2017)
Cuộc khủng hoảng Catalunya lên đến cao trào  (29/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên