Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tuần hành phản đối Trung Quốc
Sáng 14-5, tại Thủ đô Viêng Chăn, gần 1.000 người trong Cộng đồng người Việt Nam tại Lào gồm cán bộ nhân viên sứ quán, các cơ quan Việt Nam bên cạnh sứ quán, bà con Việt kiều, các doanh nghiệp Việt Nam đang hợp tác đầu tư tại Lào và lưu học sinh Việt Nam tại Lào đã mít tinh phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc mít tinh, Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng đã thông báo và cho bà con xem video clip được quay trên thực địa việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 và nhiều tàu vũ trang vào vùng biển của Việt Nam. Đại sứ khẳng định trước hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển của Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và nêu rõ quan điểm của Việt Nam là ưu tiên đàm phán thương lượng để giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng thông qua các biện pháp hòa bình.
Trước đó, từ ngày 12-5, cộng đồng người Việt Nam ở U-crai-na đã tổ chức tuần hành trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Thủ đô Ki-ép. Khoảng 15 giờ 30 giờ địa phương, đoàn người tuần hành tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc ở số nhà 35, phố Gru-sép-xcô-vô, thành phố Ki-ép giương cao các biểu ngữ, băng rôn bằng tiếng Việt, tiếng U-crai-na, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc với nội dung khẳng định các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố ứng xử trên biển Đông (DOC) và rút ngay giàn khoan trái phép khỏi lãnh thổ của Việt Nam…
Đoàn người tuần hành, trong đó có nhiều người thông thạo tiếng Trung Quốc đã hô vang khẩu hiệu yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động vi phạm luật pháp quốc tế và các thỏa thuận, hiệp định đã ký kết giữa hai nước, từ bỏ lối hành xử bất chấp pháp luật và đạo lý không đáng có của một cường quốc.
Đoàn người tuần hành đã hùng hồn đọc Kháng thư bằng 3 thứ tiếng với hàng trăm chữ ký phản đối gửi Đại sứ Trung Quốc để chuyển tải thông điệp và ý nguyện của cộng đồng người Việt Nam tại U-crai-na tới chính quyền Bắc Kinh.
Kháng thư lên án mạnh mẽ hành động Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm thô bạo Luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký kết.
Kháng thư cũng chỉ rõ hành động nguy hiểm này của Trung Quốc đã và đang đe dọa trực tiếp hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông; làm phương hại nghiêm trọng quan hệ hữu nghị giữa hai nước và hai dân tộc; cộng đồng người Việt Nam tại U-crai-na cực lực phản đối các hành động trái phép và quyết tâm cùng với nhân dân cả nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc.
Tại Ăng-gô-la, Ban Chấp hành Hội người Việt Nam ra Tuyên bố cực lực phản đối những hành động trên của Trung Quốc, nêu rõ các hành vi hiện nay của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Thể theo nguyện vọng, tình cảm của bà con trong cộng đồng đối với việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc và để cùng nhân dân cả nước bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông, Ban Chấp hành Hội đã phát động đợt quyên góp “Chung sức bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông” trong cộng đồng người Việt Nam tại Ăn-gô-la. Toàn bộ số tiền quyên góp sẽ được Ban Chấp hành Hội chuyển về nước theo hướng dẫn của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài./.
Bộ Ngoại giao Australia quan ngại sâu sắc về Biển Đông  (14/05/2014)
Giới văn nghệ sĩ chính thức ra tuyên bố phản đối Trung Quốc  (14/05/2014)
Trung Quốc tăng tàu cá vỏ sắt lên 40 chiếc  (14/05/2014)
Công nhân không nên nghe theo xúi giục, kích động của kẻ xấu  (14/05/2014)
Các tổ chức hòa bình ở Thành phố Hồ Chí Minh phản đối Trung Quốc  (14/05/2014)
Ủy ban ASEAN tại Nam Phi họp trao đổi tình hình Biển Đông  (14/05/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên