Lấy dân làm gốc để giảm nghèo bền vững đối với các huyện có tỷ lệ nghèo cao
Tại cuộc Họp báo chính phủ đột xuất để thông báo nội dung phiên họp Chính phủ giữa tháng 11, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Hồng thông tin một số nội dung mới về định hướng cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ thực hiện giảm nghèo bền vững đối với 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao so với cả nước.
Đánh giá kết quả công tác xóa đói, giảm nghèo những năm qua, Thứ trưởng Lê Văn Hồng khẳng định: xóa đói, giảm nghèo là một chủ trương, quyết sách lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, nhằm phấn đấu thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, địa bàn, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, Ðảng, Nhà nước và nhân dân đã tập trung nguồn lực, thực hiện nhiều chính sách để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm dần từ 20% đầu năm 2006 xuống còn 14,75% cuối năm 2007. Xóa đói, giảm nghèo đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và giải quyết tốt các vấn đề xã hội, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, còn có sự chênh lệch lớn về giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Đến cuối năm 2006, còn 61 huyện, tại 20 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Ninh Thuận, Lâm Ðồng, Kon Tum) có tỷ lệ hộ nghèo hơn 50%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện này cao gấp 3,5 lần tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước. Các huyện nghèo đều nằm ở khu vực miền núi, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm từ 95% đến 97%.
Để đẩy mạnh hơn nữa công tác này, trong định hướng cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ thực hiện giảm nghèo bền vững đối với 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao so với cả nước đã có một số nội dung mới.
Thứ nhất, thể hiện ở quan điểm xuyên suốt trong cơ chế, chính sách này là đổi mới cách làm, lấy dân làm gốc. Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, phải làm cho người dân có chuyển biến về nhận thức và hành động, trực tiếp tham gia và trở thành chủ thể tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Cấp xã, huyện, tỉnh tham gia trực tiếp vào việc lập kế hoạch, dự án, đầu thầu, thực hiện và kiểm tra, giám sát hiệu quả đầu tư, trung ương thẩm tra, không trực tiếp làm thay địa phương; các đoàn thể trong hệ thống chính trị cùng vào cuộc...
Thứ hai, mục tiêu tổng quát là tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thuộc các huyện nghèo bảo đảm ngang bằng các huyện khác trong khu vực và cả nước. Hỗ trợ phát triển tối đa các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý theo quy hoạch; xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ ba, từ mục tiêu tổng quát xác định mục tiêu cụ thể cần đạt trong từng giai đoạn:
Ðến năm 2010, tạo sự chuyển biến bước đầu trong nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, cải thiện một bước kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở các vùng huyện nghèo; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống dưới 70% lao động xã hội; nâng tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo lên trên 25%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn hiện hành của 61 huyện này xuống dưới 40%.
Đến năm 2015, tăng năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình hạ tầng thiệt yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô nhỏ và vừa để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; giảm lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 35%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh.
Đến năm 2020, giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư các huyện nghèo gấp trên 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho diện tích đất lúa 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; đảm bảo giao thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã, cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; đảm bảo cơ bản điều kiện học tập chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức bình quân của khu vực.
Thứ tư, định hướng cơ chế chính sách và giải pháp hỗ trợ đối với các huyện nghèo. Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện nhóm chính sách cũ, ban hành thêm các chính sách mới, đặc thù đối với các huyện nghèo gồm:
- Hỗ trợ điều kiện sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập đối với hộ nghèo, như: có chính sách cụ thể để phát triển rừng, tạo điều kiện để người dân có thu nhập từ bảo vệ rừng...; phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo các điều kiện sản xuất, hỗ trợ dịch vụ sản xuất cho hộ nghèo tăng thu nhập; các doanh nhiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất trên địa bàn được hưởng các chính sách ưu đãi...
- Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững: Tăng biên chế giáo viên cho các huyện nghèo, hỗ trợ xây dựng nhà “bán trú dân nuôi”; tăng cường chính sách dạy nghề gắn với tạo việc làm; tăng cường chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Bố trí và tăng cường cán bộ đối với các huyện nghèo: thực hiện luân chuyển cán bộ chuyên môn từ tỉnh về công tác tại các huyện nghèo trong thời hạn từ 3 đến 5 năm; nghiên cứu ban hành chính sách đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển về trợ cấp ban đầu; có chính sách hỗ trợ chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyết khích trí thức trẻ tình nguyện về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo...
- Đầu tư hạ tầng ở cả thôn, bản, xã, huyện. Đẩy nhanh thực hiện quy hoạch các điểm dân cư ở những nơi có điều kiện, tăng cường hiệu quả đầu tư của nhà nước và thụ hưởng của người dân. Ưu tiên đầu tư trước các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh từ các nguồn: trái phiếu chính phủ, vốn từ các chương trình, dự án, vốn ODA và nguồn đầu tư của Chính phủ cho các huyện nghèo./.
Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc  (19/11/2008)
SUMMIT G20 - Bước đầu hướng tới trật tự thế giới mới?  (19/11/2008)
Giai cấp công nhân các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay  (19/11/2008)
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020  (19/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên