Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 17-7 đến ngày 23-7-2017)
07:45, ngày 24-07-2017
TCCSĐT - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công; Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre; Bà Rịa-Vũng Tàu đang đứng trước những bước ngoặt của sự phát triển; Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch dâng hương, tri ân các anh hùng liệt sỹ; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đảng, Nhà nước luôn ghi nhớ công ơn những người hy sinh vì Tổ quốc; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dâng hương tại các Nghĩa trang Liệt sĩ ở Quảng Trị; Thủ tướng thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành; … là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại tỉnh Sơn La
Ngay sau khi dự hội nghị xúc tiến đầu tư, chiều 17-7-2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã có cuộc làm việc nhanh với Ban Thường vụ tỉnh ủy Sơn La về tình hình kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Tỉnh miền núi Sơn La có diện tích tự nhiên 14.174 km2 , có 250 km đường biên giáp tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Bang - nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; dân số trên 1,2 triệu người với 12 dân tộc anh em và vẫn là một tỉnh hết sức khó khăn của khu vực phía Bắc với tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2016 còn tới 31,44%; hộ cận nghèo 9,3%.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Sơn La đã đạt nhiều kết quả tốt về kinh tế-xã hội và kết quả này có được nhờ chuyển biến về tư duy và hành động của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh, tiêu biểu như: Kinh tế tăng trưởng khá, thu ngân sách tăng, hạ tầng giao thông có nhiều tiến triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục được chú trọng. Là một địa phương trọng điểm khu vực Tây Bắc, thời gian qua, Sơn La cũng luôn làm tốt công tác đối ngoại với nước bạn Lào, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy vậy Thủ tướng vẫn nhìn nhận, Sơn La còn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, mà lớn nhất là đói nghèo. Với tỷ lệ hộ nghèo còn cao, Sơn La là một trong những tỉnh vùng lõi đói nghèo của đất nước. Môi trường đầu tư kinh doanh còn bất cập; phát triển du lịch còn sơ khai...
Đề cập đến nhiệm vụ năm 2017, Thủ tướng đề nghị Sơn La rà soát, tháo gỡ, chỉ đạo, hoàn thành vượt mức thu ngân sách và các chỉ tiêu kinh tế-xã hội khác. Đặc biệt phải tập trung giữ vững trật tự - an ninh biên giới, quan tâm phát triển doanh nghiệp. Về lâu dài, phải tiếp tục lựa chọn vấn đề để chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách rõ nét và đột phá hơn.” “Càng khó khăn càng phải vươn lên, quyết tâm chỉ đạo đạt kết quả đến cùng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công
Ngày 19-7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 14-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. TCCSĐT trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị:
Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng.
Thời gian qua, nhất là từ khi thực hiện Chỉ thị số 07 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thương binh, liệt sĩ, người có công và phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"; công tác người có công với cách mạng đã được các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, chính sách về người có công với cách mạng từng bước được hoàn thiện; đối tượng chính sách người có công với cách mạng được mở rộng; việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực. Phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình, hưởng ứng; đời sống của gia đình người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện; nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã có ý chí vươn lên, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác người có công với cách mạng vẫn còn những hạn chế nhất định. Một bộ phận người có công với cách mạng vẫn chưa được xác nhận; số liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt hoặc chưa xác định được danh tính còn nhiều; việc huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng còn hạn chế; một số nghĩa trang, công trình ghi công liệt sĩ xuống cấp chưa được quan tâm tu bổ, tôn tạo; đời sống của một bộ phận gia đình người có công với cách mạng còn nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; tình trạng khai man hồ sơ, trục lợi chính sách vẫn còn xảy ra, gây bức xúc trong xã hội.
Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm sâu sắc về công tác người có công với cách mạng. Luật pháp, chính sách người có công vẫn còn có những bất cập. Công tác quản lý nhà nước có mặt còn hạn chế, cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng thiếu thường xuyên; việc phát hiện sai sót và xử lý các vi phạm có lúc, có nơi thiếu triệt để.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, thực hiện tốt hơn nữa công tác người có công với cách mạng; phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể mà Chỉ thị nêu ra.
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Sáng 19-7, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác, đã làm việc tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Cùng dự có các thành viên Tổ công tác là lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo các cục, vụ Văn phòng Chính phủ.
Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn, Phó Bí thư Phụ trách Đảng uỷ, Thành viên phụ trách Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc và các Ban chuyên môn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Bộ trưởng đề nghị PVN làm rõ 4 vấn đề: Một là mục tiêu tăng trưởng; hai là vấn đề xử lý các dự án chưa hiệu quả; ba là tiến độ đầu tư xây dựng một số dự án nhiệt điện quan trọng; thứ tư là tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, kỷ luật.
Kết luận buổi làm việc, thay mặt Tổ công tác, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Các báo cáo, giải trình của PVN rất chi tiết, điều này cho thấy việc xử lý công việc của PVN rất cụ thể, quyết liệt, được quán triệt sâu sắc.
Trên cơ sở các ý kiến được lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Tổ công tác, chúng tôi cho rằng: PVN là tập đoàn lớn, có nhiều thành tựu, đóng góp lớn cho đất nước. Qua 42 năm xây dựng trưởng thành đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều danh hiệu cao quý.
Tuy nhiên, thời gian qua, sự gắn kết giữa các bộ, ngành chưa được tốt, nhiều vướng mắc, khó khăn của PVN đưa ra chưa được xử lý kịp thời, thoả đáng, thậm chí nhiều văn bản chậm trễ, nhiều cơ chế tháo gỡ vướng mắc cho sản xuất kinh doanh cũng trong tình trạng như vậy, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn.
Bộ trưởng đề nghị Tổ công tác tập hợp những kiến nghị của PVN để báo các các đồng chí lãnh đạo phụ trách trực tiếp, kịp thời xử lý: bảo lãnh vốn cho công ty con; quỹ tìm kiếm thăm dò khai thác, vấn đề tái cơ cấu... Các cơ quan có thẩm quyền cần bám sát, tháo gỡ vướng mắc, trong lúc PVN khó khăn, nếu lảng tránh, không bám sát là không được.
Đối với 3 nhiệm vụ chưa hoàn thành, Bộ trưởng cho rằng đây đều là nhiệm vụ rất khó, liên quan không chỉ đến nỗ lực của Tập đoàn mà còn là của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre
Chiều 20-7, sau khi tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre - một trong 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được hợp thành bởi ba cù lao là: lao Bảo, lao Minh và An Hóa với thế mạnh chính là kinh tế vườn và kinh tế biển.
Bến Tre được mệnh danh là “xứ sở Dừa” Việt Nam, với diện tích tới 70.000ha, sản lượng 600 triệu quả. Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng cho ngành công nghiệp chế biến và sản xuất các sản phẩm từ dừa. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa của tỉnh đạt khoảng 200 triệu USD/năm. Bến Tre là vùng cây ăn quả lớn với các loại cây nổi tiếng như bưởi da xanh, ca cao. Tỉnh có 33 làng nghề sản xuất giống hoa kiểng.
Tỉnh miền núi Sơn La có diện tích tự nhiên 14.174 km2 , có 250 km đường biên giáp tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Bang - nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; dân số trên 1,2 triệu người với 12 dân tộc anh em và vẫn là một tỉnh hết sức khó khăn của khu vực phía Bắc với tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2016 còn tới 31,44%; hộ cận nghèo 9,3%.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Sơn La đã đạt nhiều kết quả tốt về kinh tế-xã hội và kết quả này có được nhờ chuyển biến về tư duy và hành động của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh, tiêu biểu như: Kinh tế tăng trưởng khá, thu ngân sách tăng, hạ tầng giao thông có nhiều tiến triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục được chú trọng. Là một địa phương trọng điểm khu vực Tây Bắc, thời gian qua, Sơn La cũng luôn làm tốt công tác đối ngoại với nước bạn Lào, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy vậy Thủ tướng vẫn nhìn nhận, Sơn La còn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, mà lớn nhất là đói nghèo. Với tỷ lệ hộ nghèo còn cao, Sơn La là một trong những tỉnh vùng lõi đói nghèo của đất nước. Môi trường đầu tư kinh doanh còn bất cập; phát triển du lịch còn sơ khai...
Đề cập đến nhiệm vụ năm 2017, Thủ tướng đề nghị Sơn La rà soát, tháo gỡ, chỉ đạo, hoàn thành vượt mức thu ngân sách và các chỉ tiêu kinh tế-xã hội khác. Đặc biệt phải tập trung giữ vững trật tự - an ninh biên giới, quan tâm phát triển doanh nghiệp. Về lâu dài, phải tiếp tục lựa chọn vấn đề để chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách rõ nét và đột phá hơn.” “Càng khó khăn càng phải vươn lên, quyết tâm chỉ đạo đạt kết quả đến cùng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công
Ngày 19-7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 14-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng. TCCSĐT trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị:
Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng.
Thời gian qua, nhất là từ khi thực hiện Chỉ thị số 07 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thương binh, liệt sĩ, người có công và phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"; công tác người có công với cách mạng đã được các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, chính sách về người có công với cách mạng từng bước được hoàn thiện; đối tượng chính sách người có công với cách mạng được mở rộng; việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực. Phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình, hưởng ứng; đời sống của gia đình người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện; nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã có ý chí vươn lên, tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác người có công với cách mạng vẫn còn những hạn chế nhất định. Một bộ phận người có công với cách mạng vẫn chưa được xác nhận; số liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt hoặc chưa xác định được danh tính còn nhiều; việc huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng còn hạn chế; một số nghĩa trang, công trình ghi công liệt sĩ xuống cấp chưa được quan tâm tu bổ, tôn tạo; đời sống của một bộ phận gia đình người có công với cách mạng còn nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; tình trạng khai man hồ sơ, trục lợi chính sách vẫn còn xảy ra, gây bức xúc trong xã hội.
Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm sâu sắc về công tác người có công với cách mạng. Luật pháp, chính sách người có công vẫn còn có những bất cập. Công tác quản lý nhà nước có mặt còn hạn chế, cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng thiếu thường xuyên; việc phát hiện sai sót và xử lý các vi phạm có lúc, có nơi thiếu triệt để.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, thực hiện tốt hơn nữa công tác người có công với cách mạng; phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể mà Chỉ thị nêu ra.
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Sáng 19-7, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác, đã làm việc tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Cùng dự có các thành viên Tổ công tác là lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo các cục, vụ Văn phòng Chính phủ.
Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có đồng chí Nguyễn Vũ Trường Sơn, Phó Bí thư Phụ trách Đảng uỷ, Thành viên phụ trách Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc và các Ban chuyên môn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Bộ trưởng đề nghị PVN làm rõ 4 vấn đề: Một là mục tiêu tăng trưởng; hai là vấn đề xử lý các dự án chưa hiệu quả; ba là tiến độ đầu tư xây dựng một số dự án nhiệt điện quan trọng; thứ tư là tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, kỷ luật.
Kết luận buổi làm việc, thay mặt Tổ công tác, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Các báo cáo, giải trình của PVN rất chi tiết, điều này cho thấy việc xử lý công việc của PVN rất cụ thể, quyết liệt, được quán triệt sâu sắc.
Trên cơ sở các ý kiến được lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Tổ công tác, chúng tôi cho rằng: PVN là tập đoàn lớn, có nhiều thành tựu, đóng góp lớn cho đất nước. Qua 42 năm xây dựng trưởng thành đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều danh hiệu cao quý.
Tuy nhiên, thời gian qua, sự gắn kết giữa các bộ, ngành chưa được tốt, nhiều vướng mắc, khó khăn của PVN đưa ra chưa được xử lý kịp thời, thoả đáng, thậm chí nhiều văn bản chậm trễ, nhiều cơ chế tháo gỡ vướng mắc cho sản xuất kinh doanh cũng trong tình trạng như vậy, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Tập đoàn.
Bộ trưởng đề nghị Tổ công tác tập hợp những kiến nghị của PVN để báo các các đồng chí lãnh đạo phụ trách trực tiếp, kịp thời xử lý: bảo lãnh vốn cho công ty con; quỹ tìm kiếm thăm dò khai thác, vấn đề tái cơ cấu... Các cơ quan có thẩm quyền cần bám sát, tháo gỡ vướng mắc, trong lúc PVN khó khăn, nếu lảng tránh, không bám sát là không được.
Đối với 3 nhiệm vụ chưa hoàn thành, Bộ trưởng cho rằng đây đều là nhiệm vụ rất khó, liên quan không chỉ đến nỗ lực của Tập đoàn mà còn là của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Bến Tre
Chiều 20-7, sau khi tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre - một trong 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được hợp thành bởi ba cù lao là: lao Bảo, lao Minh và An Hóa với thế mạnh chính là kinh tế vườn và kinh tế biển.
Bến Tre được mệnh danh là “xứ sở Dừa” Việt Nam, với diện tích tới 70.000ha, sản lượng 600 triệu quả. Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng cho ngành công nghiệp chế biến và sản xuất các sản phẩm từ dừa. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa của tỉnh đạt khoảng 200 triệu USD/năm. Bến Tre là vùng cây ăn quả lớn với các loại cây nổi tiếng như bưởi da xanh, ca cao. Tỉnh có 33 làng nghề sản xuất giống hoa kiểng.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét, thời gian qua, kết quả phát triển kinh tế-xã hội về mọi mặt của Bến Tre là khá tốt, nhiều chỉ tiêu đạt cao. Đối với nhiệm vụ từ nay đến hết năm 2017, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bến Tre tập trung rà soát các mặt công tác, đề ra các giải pháp phù hợp, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế-xã hội mà Chính phủ và Hội đồng Nhân dân tỉnh giao từ đầu năm.
Lưu ý Bến Tre về nhiệm vụ hàng đầu là ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng yêu cầu tỉnh xây dựng chương trình công tác, đường hướng phát triển kinh tế hiệu quả, khoa học sao cho thích nghi với tiến trình biến đổi khí hậu theo phương châm “biến nguy cơ thành thời cơ” để phát triển. Mục tiêu của nhiệm vụ này là phải hướng tới xây dựng một cơ cấu kinh tế trong thời kỳ mới hiệu quả hơn, phù hợp hơn; cùng với đó là phối hợp cùng các nguồn lực từ trung ương ứng phó có hiệu quả, bền vững, lâu dài với thực trạng biến đổi khí hậu trên địa bàn.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương dồn nguồn lực hỗ trợ Bến Tre trong tiến trình hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế-xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời, tỉnh phải đảm bảo sử dụng tiền vốn Nhà nước kể cả vốn ODA một cách hiệu quả, phù hợp nhất; tránh thất thoát, lãng phí.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng tán thành về mặt chủ trương đề xuất của tỉnh về việc thành lập Trung tâm hành chính công và cho biết Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về cơ chế liên thông một cửa để hướng dẫn việc này trên nguyên tắc không làm biến động về biên chế nhưng vẫn đạt yêu cầu, hiệu quả đề ra.
Bà Rịa-Vũng Tàu đang đứng trước những bước ngoặt của sự phát triển
Tiếp tục chuyến công tác các tỉnh phía Nam, sau khi đi thị sát Cảng Cái Mép-Thị Vải, chiều 21-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - một địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sở hữu tới 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến Bà Rịa-Vũng Tàu - với tư cách một cực tăng trưởng quan trọng của đất nước, có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.
Thủ tướng cũng nhận xét Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh tích cực triển khai Nghị quyết 35/CP, hỗ trợ doanh nghiệp. Cải cách hành chính có nhiều tiến bộ, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh không ngừng tăng.
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2107, tỉnh đã thực hiện vượt mức kế hoạch cả về tăng trưởng và thu ngân sách đều đạt trên 53% kế hoạch năm. Số doanh nghiệp mới tăng đưa tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên 9.000 doanh nghiệp.
Phân tích những tồn tại và thách thức của địa phương, Thủ tướng chỉ rõ, việc phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng. Hạ tầng giao thông kết nối, công nghiệp hỗ trợ chưa đạt yêu cầu.
“Tỉnh có quyết tâm, có giải pháp đột phá để vượt lên trở thành một địa phương giàu có, giống các thành phố có điều kiện tương tự ở Đông Nam Á, ở châu Á hay không, hay chỉ thỏa mãn chỉ bình bình với mức độ tăng trưởng cao hơn trung bình của cả nước một vài phần trăm?” Thủ tướng đặt câu hỏi.
Thủ tướng lưu ý tỉnh chú trọng hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực, quản lý tốt công tác cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện; đặc biệt luôn bảo đảm vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Nhắc đến vị thế linh thiêng của Côn Đảo đối với người dân Việt Nam, Thủ tướng đề nghị tỉnh chú ý quy hoạch của Côn Đảo và những vấn đề phát triển hạ tầng giao thông, xã hội tại đây.
Trong phần giải đáp các kiến nghị của địa phương, Thủ tướng tán thành về chủ trương và giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì xem xét trình phương án triển khai xây dựng tuyến đường đoạn Biên Hòa-Long Thành-Cái Mép.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải tổng kết, nghiên cứu lại đề xuất mô hình Ban Quản lý Nhà nước của Cảng theo hướng giao quyền cho địa phương để phát huy tốt hơn lợi thế so sánh đặc biệt của Cảng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch dâng hương, tri ân các anh hùng liệt sỹ
Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7-1947 - 27-7-2017), ngày 21-7, tại tỉnh Quảng Trị, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các tướng lĩnh trong quân đội đã đặt vòng hoa, dâng hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Thành cổ Quảng Trị và bến thả hoa bờ nam sông Thạch Hãn, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9.
Trong không khí linh thiêng và trang nghiêm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cùng đoàn công tác của Quân ủy Trung ương bày tỏ lòng xúc động và biết ơn các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu anh dũng 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị; đồng thời tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã hiến trọn tuổi thanh xuân, máu xương vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Cùng ngày, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và xây dựng Đảng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Đại tướng Ngô Xuân Lịch bày tỏ lòng xúc động khi trở lại chiến trường xưa, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực vượt khó của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị trong phát triển kinh tế-xã hội; đặc biệt, trong công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, diễn tập khu vực phòng thủ được địa phương làm tốt. Tuy nhiên, so với các địa phương khác, Quảng Trị vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đảng, Nhà nước luôn ghi nhớ công ơn những người hy sinh vì Tổ quốc
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2017), sáng 21-7-2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã tới thăm, tặng quà cho thương bệnh binh đang điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo đó, báo cáo của Giám đốc Trung tâm, từ ngày thành lập đến nay, Trung tâm đã nuôi dưỡng và điều trị trên 450 lượt thương bệnh binh nặng, tổ chức điều dưỡng cho gần 32.000 người có công của các tỉnh Nam bộ. Trong quá trình điều trị, Trung tâm đã đưa trên 350 thương bệnh binh về sinh sống tại gia đình và hiện nay Trung tâm vẫn đang quản lý, điều trị 60 thương bệnh binh nặng. Bên cạnh đó, để đảm bảo kịp thời, đầy đủ mọi chế độ chính sách cho thương bệnh binh nơi đây, Trung tâm thường xuyên kết nối, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bảo hiểm, bệnh viện tuyến trên để kết hợp và hỗ trợ thêm cho công tác điều trị, chăm sóc thương bệnh binh.
Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng khẳng định: “Các đồng chí đã chiến đấu, hy sinh xương máu cho dân tộc, có người đã ngã xuống, có người mất một phần cơ thể để đất nước được như hôm nay, và chúng ta phải ghi ơn những đóng góp to lớn, trực tiếp, gian khổ mà các đồng chí đã cống hiến cho Tổ quốc. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn ghi nhớ công ơn này”. Thủ tướng cho biết: Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước luôn coi chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách hậu phương quân đội là một chính sách căn bản, quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Do vậy, Đảng và Nhà nước luôn đặt vấn đề chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công là một nhiệm vụ quan trọng với tinh thần là gia đình người có công, gia đình thương binh, liệt sĩ phải có mức sống bằng hoặc tốt hơn mức sống trung bình của người dân ở địa phương. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, chúng ta sẽ phát động toàn Đảng, toàn quân thể hiện lòng biết ơn đối với công lao to lớn của những người đã hy sinh cho đất nước.
Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng bày tỏ sự vui mừng khi nhận thấy đời sống thương bệnh binh đã có nhiều cải thiện. Đáng ghi nhận là, từ 350 thương bệnh binh được chăm sóc, điều trị tại Trung tâm thì đến nay gần 300 thương bệnh binh đã về sống với gia đình riêng và được tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc sống, chỉ còn khoảng 60 thương binh đang điều dưỡng tại Trung tâm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Tuy điều kiện Nhà nước còn khó khăn, nhưng với đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Chính phủ vẫn quyết định xây dựng mới Trung tâm, ngày càng khang trang, hiện đại hơn, tạo điều kiện cho thương binh có điều kiện sinh hoạt tốt hơn. Bên cạnh đó, tất cả các gia đình thương binh, liệt sĩ đều được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhà tình nghĩa, giúp đỡ con cái học hành cho đến giải quyết về quyền lợi, nhất là việc làm của con em. Với sự đề xuất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì trong dịp kỷ niệm này, tất cả các nghĩa trang trong phạm vi quốc gia, đều được sáng đèn, thắp nến, phụng cúng một cách chu đáo, trách nhiệm, để vong linh những người đã khuất luôn được người đang sống nhớ ơn mãi mãi.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dâng hương tại các Nghĩa trang Liệt sĩ ở Quảng Trị
Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, ngày 23-7, tại tỉnh Quảng Trị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Đoàn công tác đã đến đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trước anh linh các anh hùng, liệt sỹ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Đoàn công tác đã đặt vòng hoa, thắp hương tại Đài tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, sự tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã hiến trọn tuổi thanh xuân, máu xương, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của nhân dân.
Thủ tướng thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh
Chiều 23-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đã thăm xã đạt chuẩn nông thôn mới Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, khảo sát mô hình sản xuất nông nghiệp và thăm hỏi, động viên một số gia đình người có công trên địa bàn.
Xã Tượng Sơn là một trong 3 xã của huyện Thạch Hà và là một trong 26 xã của tỉnh Hà Tĩnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Năm 2016, xã Tượng Sơn đã hỗ trợ xây dựng 3 mô hình phát triển sản xuất quy mô lớn và vừa, thành lập mới 1 doanh nghiệp. Xã cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để hình thành 6 hợp tác xã, 21 tổ hợp tác và 4 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Cùng với việc hỗ trợ người dân, các tổ hợp tác và hợp tác xã phát triển sản xuất quy mô lớn, xã còn hỗ trợ các đơn vị này liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho người dân hình thành và phát triển nhiều mô hình kinh tế vườn hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm nay, xã Tượng Sơn chủ trương huy động nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng thêm 2 khu dân cư kiểu mẫu, xây dựng 15 vườn mẫu.
Cũng trong chuyến công tác tại Hà Tĩnh, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm hỏi, tặng quà ông Văn Ngọc Chung, sinh năm 1946, thương binh hạng 1/4; thăm hỏi và tặng quà thân nhân Mẹ Việt Nam Anh hùng Văn Thị Vượng có hai con là liệt sĩ.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 23-7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cùng lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đến thăm và tặng quà các thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Tại đây, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính đã thăm hỏi, tặng quà, bày tỏ sự tri ân đối với những hy sinh đóng góp của các đồng chí thương, bệnh binh trong cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đã để lại một phần xương máu tại chiến trường. Đồng chí khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhớ, tri ân những đóng góp, hi sinh xương máu của các đồng chí và mong các đồng chí cùng gia đình luôn sống vui, sống khoẻ, sống có ích. Đồng chí mong muốn các thương, bệnh binh tại Trung tâm đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, là tấm gương sáng vượt khó khăn của bệnh tật cho thế hệ trẻ noi theo. Đồng thời động viên, khuyến khích các thương binh, bệnh binh tiếp tục phát huy truyền thống chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoàn cảnh mới, thực hiện lời Bác Hồ dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”.
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) là đơn vị nuôi dưỡng, điều trị thương binh nặng, với số lượng thương binh đông và thương tật nặng nhất, được thành lập vào ngày 03-4-1965. Sau hơn 50 năm thành lập và phát triển, Trung tâm đã tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng cho 1.000 thương, bệnh binh nặng bị thương ở các chiến trường, quê ở khắp các tỉnh, thành phố trong toàn quốc về an dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Lưu ý Bến Tre về nhiệm vụ hàng đầu là ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng yêu cầu tỉnh xây dựng chương trình công tác, đường hướng phát triển kinh tế hiệu quả, khoa học sao cho thích nghi với tiến trình biến đổi khí hậu theo phương châm “biến nguy cơ thành thời cơ” để phát triển. Mục tiêu của nhiệm vụ này là phải hướng tới xây dựng một cơ cấu kinh tế trong thời kỳ mới hiệu quả hơn, phù hợp hơn; cùng với đó là phối hợp cùng các nguồn lực từ trung ương ứng phó có hiệu quả, bền vững, lâu dài với thực trạng biến đổi khí hậu trên địa bàn.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương dồn nguồn lực hỗ trợ Bến Tre trong tiến trình hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế-xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời, tỉnh phải đảm bảo sử dụng tiền vốn Nhà nước kể cả vốn ODA một cách hiệu quả, phù hợp nhất; tránh thất thoát, lãng phí.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng tán thành về mặt chủ trương đề xuất của tỉnh về việc thành lập Trung tâm hành chính công và cho biết Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về cơ chế liên thông một cửa để hướng dẫn việc này trên nguyên tắc không làm biến động về biên chế nhưng vẫn đạt yêu cầu, hiệu quả đề ra.
Bà Rịa-Vũng Tàu đang đứng trước những bước ngoặt của sự phát triển
Tiếp tục chuyến công tác các tỉnh phía Nam, sau khi đi thị sát Cảng Cái Mép-Thị Vải, chiều 21-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - một địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sở hữu tới 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến Bà Rịa-Vũng Tàu - với tư cách một cực tăng trưởng quan trọng của đất nước, có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.
Thủ tướng cũng nhận xét Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh tích cực triển khai Nghị quyết 35/CP, hỗ trợ doanh nghiệp. Cải cách hành chính có nhiều tiến bộ, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh không ngừng tăng.
Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2107, tỉnh đã thực hiện vượt mức kế hoạch cả về tăng trưởng và thu ngân sách đều đạt trên 53% kế hoạch năm. Số doanh nghiệp mới tăng đưa tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên 9.000 doanh nghiệp.
Phân tích những tồn tại và thách thức của địa phương, Thủ tướng chỉ rõ, việc phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng. Hạ tầng giao thông kết nối, công nghiệp hỗ trợ chưa đạt yêu cầu.
“Tỉnh có quyết tâm, có giải pháp đột phá để vượt lên trở thành một địa phương giàu có, giống các thành phố có điều kiện tương tự ở Đông Nam Á, ở châu Á hay không, hay chỉ thỏa mãn chỉ bình bình với mức độ tăng trưởng cao hơn trung bình của cả nước một vài phần trăm?” Thủ tướng đặt câu hỏi.
Thủ tướng lưu ý tỉnh chú trọng hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực, quản lý tốt công tác cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện; đặc biệt luôn bảo đảm vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Nhắc đến vị thế linh thiêng của Côn Đảo đối với người dân Việt Nam, Thủ tướng đề nghị tỉnh chú ý quy hoạch của Côn Đảo và những vấn đề phát triển hạ tầng giao thông, xã hội tại đây.
Trong phần giải đáp các kiến nghị của địa phương, Thủ tướng tán thành về chủ trương và giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì xem xét trình phương án triển khai xây dựng tuyến đường đoạn Biên Hòa-Long Thành-Cái Mép.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải tổng kết, nghiên cứu lại đề xuất mô hình Ban Quản lý Nhà nước của Cảng theo hướng giao quyền cho địa phương để phát huy tốt hơn lợi thế so sánh đặc biệt của Cảng, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch dâng hương, tri ân các anh hùng liệt sỹ
Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27-7-1947 - 27-7-2017), ngày 21-7, tại tỉnh Quảng Trị, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các tướng lĩnh trong quân đội đã đặt vòng hoa, dâng hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Thành cổ Quảng Trị và bến thả hoa bờ nam sông Thạch Hãn, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9.
Trong không khí linh thiêng và trang nghiêm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cùng đoàn công tác của Quân ủy Trung ương bày tỏ lòng xúc động và biết ơn các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu anh dũng 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị; đồng thời tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã hiến trọn tuổi thanh xuân, máu xương vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Cùng ngày, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và đoàn công tác đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và xây dựng Đảng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Đại tướng Ngô Xuân Lịch bày tỏ lòng xúc động khi trở lại chiến trường xưa, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực vượt khó của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị trong phát triển kinh tế-xã hội; đặc biệt, trong công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, diễn tập khu vực phòng thủ được địa phương làm tốt. Tuy nhiên, so với các địa phương khác, Quảng Trị vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đảng, Nhà nước luôn ghi nhớ công ơn những người hy sinh vì Tổ quốc
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2017), sáng 21-7-2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã tới thăm, tặng quà cho thương bệnh binh đang điều trị tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo đó, báo cáo của Giám đốc Trung tâm, từ ngày thành lập đến nay, Trung tâm đã nuôi dưỡng và điều trị trên 450 lượt thương bệnh binh nặng, tổ chức điều dưỡng cho gần 32.000 người có công của các tỉnh Nam bộ. Trong quá trình điều trị, Trung tâm đã đưa trên 350 thương bệnh binh về sinh sống tại gia đình và hiện nay Trung tâm vẫn đang quản lý, điều trị 60 thương bệnh binh nặng. Bên cạnh đó, để đảm bảo kịp thời, đầy đủ mọi chế độ chính sách cho thương bệnh binh nơi đây, Trung tâm thường xuyên kết nối, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bảo hiểm, bệnh viện tuyến trên để kết hợp và hỗ trợ thêm cho công tác điều trị, chăm sóc thương bệnh binh.
Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng khẳng định: “Các đồng chí đã chiến đấu, hy sinh xương máu cho dân tộc, có người đã ngã xuống, có người mất một phần cơ thể để đất nước được như hôm nay, và chúng ta phải ghi ơn những đóng góp to lớn, trực tiếp, gian khổ mà các đồng chí đã cống hiến cho Tổ quốc. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn ghi nhớ công ơn này”. Thủ tướng cho biết: Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước luôn coi chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách hậu phương quân đội là một chính sách căn bản, quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Do vậy, Đảng và Nhà nước luôn đặt vấn đề chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công là một nhiệm vụ quan trọng với tinh thần là gia đình người có công, gia đình thương binh, liệt sĩ phải có mức sống bằng hoặc tốt hơn mức sống trung bình của người dân ở địa phương. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, chúng ta sẽ phát động toàn Đảng, toàn quân thể hiện lòng biết ơn đối với công lao to lớn của những người đã hy sinh cho đất nước.
Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng bày tỏ sự vui mừng khi nhận thấy đời sống thương bệnh binh đã có nhiều cải thiện. Đáng ghi nhận là, từ 350 thương bệnh binh được chăm sóc, điều trị tại Trung tâm thì đến nay gần 300 thương bệnh binh đã về sống với gia đình riêng và được tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc sống, chỉ còn khoảng 60 thương binh đang điều dưỡng tại Trung tâm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Tuy điều kiện Nhà nước còn khó khăn, nhưng với đề nghị của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Chính phủ vẫn quyết định xây dựng mới Trung tâm, ngày càng khang trang, hiện đại hơn, tạo điều kiện cho thương binh có điều kiện sinh hoạt tốt hơn. Bên cạnh đó, tất cả các gia đình thương binh, liệt sĩ đều được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhà tình nghĩa, giúp đỡ con cái học hành cho đến giải quyết về quyền lợi, nhất là việc làm của con em. Với sự đề xuất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì trong dịp kỷ niệm này, tất cả các nghĩa trang trong phạm vi quốc gia, đều được sáng đèn, thắp nến, phụng cúng một cách chu đáo, trách nhiệm, để vong linh những người đã khuất luôn được người đang sống nhớ ơn mãi mãi.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dâng hương tại các Nghĩa trang Liệt sĩ ở Quảng Trị
Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, ngày 23-7, tại tỉnh Quảng Trị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Đoàn công tác đã đến đặt vòng hoa, dâng hương, tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trước anh linh các anh hùng, liệt sỹ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Đoàn công tác đã đặt vòng hoa, thắp hương tại Đài tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, sự tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã hiến trọn tuổi thanh xuân, máu xương, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống hòa bình, hạnh phúc của nhân dân.
Thủ tướng thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh
Chiều 23-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đã thăm xã đạt chuẩn nông thôn mới Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, khảo sát mô hình sản xuất nông nghiệp và thăm hỏi, động viên một số gia đình người có công trên địa bàn.
Xã Tượng Sơn là một trong 3 xã của huyện Thạch Hà và là một trong 26 xã của tỉnh Hà Tĩnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Năm 2016, xã Tượng Sơn đã hỗ trợ xây dựng 3 mô hình phát triển sản xuất quy mô lớn và vừa, thành lập mới 1 doanh nghiệp. Xã cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để hình thành 6 hợp tác xã, 21 tổ hợp tác và 4 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Cùng với việc hỗ trợ người dân, các tổ hợp tác và hợp tác xã phát triển sản xuất quy mô lớn, xã còn hỗ trợ các đơn vị này liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp; tạo điều kiện cho người dân hình thành và phát triển nhiều mô hình kinh tế vườn hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm nay, xã Tượng Sơn chủ trương huy động nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng thêm 2 khu dân cư kiểu mẫu, xây dựng 15 vườn mẫu.
Cũng trong chuyến công tác tại Hà Tĩnh, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm hỏi, tặng quà ông Văn Ngọc Chung, sinh năm 1946, thương binh hạng 1/4; thăm hỏi và tặng quà thân nhân Mẹ Việt Nam Anh hùng Văn Thị Vượng có hai con là liệt sĩ.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 23-7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cùng lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đến thăm và tặng quà các thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Tại đây, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính đã thăm hỏi, tặng quà, bày tỏ sự tri ân đối với những hy sinh đóng góp của các đồng chí thương, bệnh binh trong cuộc kháng chiến giành độc lập cho dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đã để lại một phần xương máu tại chiến trường. Đồng chí khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhớ, tri ân những đóng góp, hi sinh xương máu của các đồng chí và mong các đồng chí cùng gia đình luôn sống vui, sống khoẻ, sống có ích. Đồng chí mong muốn các thương, bệnh binh tại Trung tâm đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, là tấm gương sáng vượt khó khăn của bệnh tật cho thế hệ trẻ noi theo. Đồng thời động viên, khuyến khích các thương binh, bệnh binh tiếp tục phát huy truyền thống chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoàn cảnh mới, thực hiện lời Bác Hồ dạy “Thương binh tàn nhưng không phế”.
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) là đơn vị nuôi dưỡng, điều trị thương binh nặng, với số lượng thương binh đông và thương tật nặng nhất, được thành lập vào ngày 03-4-1965. Sau hơn 50 năm thành lập và phát triển, Trung tâm đã tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng cho 1.000 thương, bệnh binh nặng bị thương ở các chiến trường, quê ở khắp các tỉnh, thành phố trong toàn quốc về an dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Thủ tướng dự Chương trình nghệ thuật “Cõi thiêng Đồng Lộc”  (23/07/2017)
Dâng hương tưởng niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ tại Lào  (23/07/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội Bangladesh  (23/07/2017)
EU lo ngại lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga gây "hậu quả khó lường"  (23/07/2017)
Thủ tướng thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh  (23/07/2017)
Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa  (23/07/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên