Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 05-10 đến ngày 11-10-2015)
Khai mạc Hội nghị thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Sáng 05-10, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị. Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; và một số vấn đề quan trọng khác.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu khai mạc, đã đề nghị Trung ương dành thời gian nghiên cứu, thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình kinh tế - xã hội từ đầu năm đến nay và dự báo cả năm 2015; chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những hạn chế, yếu kém, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
Tổng Bí thư cũng đề nghị các đại biểu chú ý phân tích, đánh giá tác động của những diễn biến bất thường trên thế giới và trong khu vực đối với kinh tế - xã hội; dự báo tình hình những tháng cuối năm 2015 và năm 2016, đặc biệt là xu hướng biến động của thị trường thế giới và thực tế đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới và khu vực. Từ đó, đề ra mục tiêu tổng quát, một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng cần tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tạo chuyển biến tích cực về chất, có tính chất đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và các năm tiếp theo.
Về công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, trên cơ sở phương hướng và quy trình công tác nhân sự đã được Trung ương thông qua, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã họp nhiều lần, thảo luận kỹ dự kiến danh sách giới thiệu ứng cử Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, các phương án lựa chọn, xem xét một cách khách quan, công tâm, toàn diện. Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị trình Trung ương kết quả giới thiệu nhân sự qua hai vòng của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương. Tổng Bí thư đề nghị Trung ương bám sát phương hướng và quy trình công tác nhân sự, nghiên cứu kỹ các phương án giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII để thảo luận và đóng góp ý kiến.
Cũng tại Hội nghị này, lần đầu tiên, Bộ Chính trị trình Trung ương Báo cáo về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Trên cơ sở tổng kết công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt từ Đại hội VI đến Đại hội XI, cả về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, độ tuổi, quy trình giới thiệu, lựa chọn, kết quả bầu cử các khóa, việc phân công các chức danh chủ chốt, Báo cáo của Bộ Chính trị đã rút ra một số kinh nghiệm, phương pháp, cách làm và kiến nghị với Trung ương những vấn đề cần áp dụng cho khóa này.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung nghiên cứu kỹ Báo cáo của Bộ Chính trị và các tài liệu nhân sự có liên quan để thảo luận, cho ý kiến về các nội dung này, nhất là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt" đối với ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI tái cử khóa XII; trên cơ sở tiêu chuẩn chung của 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt đã nêu tại phương hướng công tác nhân sự, báo cáo đã đề xuất tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), về các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt.
Về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, thời gian qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo sát sao và Đảng đoàn Quốc hội đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Đề án về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tổng Bí thư đề nghị Trung ương thảo luận, xem xét, quyết định các vấn đề nêu trong Đề án và Tờ trình để có cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn kỷ niệm 70 năm truyền thống và 20 năm thành lập
Ngày 06-10-2015, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỷ niệm 70 năm truyền thống, 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai.
Tới dự có các đồng chí: Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng chính phủ; Vũ Xuân Nhạ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị trung ương, Hà Nội và Đại học quốc gia Hà Nội.
Theo diễn văn khai mạc của Hiệu trưởng GS, TS, NGND. Nguyễn Văn Khánh, cách đây 70 năm, ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Đại học Văn khoa, tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay. Đây là quyết định mang tầm vóc chiến lược, có ý nghĩa lịch sử, khai sinh ra nền đại học của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.
Sau 70 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã đào tạo được hàng vạn cử nhân, hàng ngàn thạc sĩ và tiến sĩ. Trường đã đào tạo tiếng Việt và chuyên môn cho trên 5.000 lưu học sinh, trong đó có 7 người đã trở thành Đại sứ các nước tại Hà Nội. Hiện nay, trường có 24 ngành đào tạo đại học, đào tạo sau đại học có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng. Mỗi năm, trường đào tạo hơn 150 nghiên cứu sinh, trong đó có 20% học viên người nước ngoài. Công tác nghiên cứu khoa học được được đẩy mạnh và Trường đã trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín quốc gia và quốc tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong phát biểu của mình tại Lễ kỷ niệm, đã biểu dương và chúc mừng những thành tích nổi bật mà các thế hệ nhà giáo, nhà khoa học, cán bộ, viên chức, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong suốt chặng đường phát triển nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cũng rất đỗi vinh quang và đáng tự hào. Theo Phó Thủ tướng: Trong 70 năm qua, Trường Đại học Văn khoa, sau này là Đại học Tổng hợp, rồi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã không ngừng phấn đấu vươn lên, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của đất nước trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Thay mặt Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Cũng nhân dịp này, Nhà trường đã trao tặng bằng khen cho 10 nhà giáo được Giải thưởng Hồ Chí Minh và 14 nhà giáo được giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ.
Thành phố Hồ Chí Minh: Có nhiều ý kiến góp ý cho Đại hội lần thứ X của Đảng bộ Thành phố
Đó là thông tin do đồng chí Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong buổi họp báo cung cấp một số nội dung liên quan đến Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 diễn ra sáng 09-10-2015.
Theo đồng chí Thân Thị Thư, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã được tiến hành từ ngày 10-9-2015, đến nay Ban Tổ chức đã nhận được 15.646 ý kiến góp ý từ các quận, huyện, sở, ban, ngành, đảng ủy cấp trên cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị; gần 200 bài viết trên các báo, đài Trung ương và Thành phố; ý kiến của các nhà cách mạng lão thành, cán bộ hưu trí, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ,… Tất cả đều thể hiện sự quan tâm của nhân dân đối với những vấn đề liên quan đến cuộc sống cũng như đối với yêu cầu đặt ra cho sự phát triển của Thành phố. Nhiều ý kiến góp ý cho rằng, Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) đã được xây dựng công phu, nghiêm túc; đã phản ánh khá đầy đủ với sự đánh giá phân tích toàn diện kết quả thực hiện các nhiệm vụ do Đại hội IX đề ra, đúc rút những bài học kinh nghiệm khá sâu sắc, sát thực, từ đó đã nêu mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm tới. Trong đó, rất nhiều ý kiến quan tâm góp ý đến công tác nhân sự, với mong muốn việc giới thiệu nhân sự cấp ủy phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ, đồng thời chú trọng phát hiện, giới thiệu những nhân tố mới có đức, có tài, có triển vọng về lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ trẻ tuổi, cán bộ nữ tham gia cấp ủy.
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Chiều 11-10-2015, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung chương trình đề ra, sau 07 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc. Các đại biểu đã Thông qua Nghị quyết Hội nghị.
Trong phiên họp cuối của Hội nghị 12, buổi sáng, Trung ương làm việc tại Hội trường. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đọc Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị về các vấn đề Trung ương thảo luận về nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá 12. Trung ương thảo luận về Báo cáo trên.
Buổi chiều, Trung ương họp phiên bế mạc tại Hội trường. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang điều hành phiên họp. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đọc Báo cáo của Bộ Chính trị tiếp thu, giải trình ý kiến Trung ương thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đọc Báo cáo của Bộ Chính trị tiếp thu, giải trình ý kiến Trung ương thảo luận về Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát lại những kết quả chủ yếu đạt được và làm rõ thêm một số vấn đề để thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương.
Về kinh tế - xã hội đạt kết quả khá toàn diện, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất nhận định: Nhờ có sự nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Nổi bật là, kinh tế tiếp tục phục hồi, tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo. Việc triển khai, thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh.
Văn hóa - xã hội có tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác giảm nghèo, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, chăm sóc sức khỏe nhân dân được triển khai tích cực. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh có bước tiến mới. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm được tập trung chỉ đạo, tạo ra những chuyển biến tích cực…
Về công tác nhân sự được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đúng quy trình. Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị, đã chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng các báo cáo về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Báo cáo về công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt từ Đại hội VI đến nay và một số vấn đề quan trọng khác trong việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt từ nay đến Đại hội XII của Đảng.
Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết lần thứ nhất danh sách nhân sự mới lần đầu được dự kiến giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (cả Ủy viên Trung ương chính thức và dự khuyết); ghi phiếu đề xuất danh sách các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và ghi phiếu đề xuất, giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII.
Về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ tới, Hội nghị nhấn mạnh: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp lần này tiếp tục được tổ chức vào cùng một ngày trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước mới được ban hành.
Tiêu chuẩn người ứng cử, đề cử bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải căn cứ vào tiêu chuẩn được quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương và tiêu chuẩn cán bộ được quy định trong Chiến lược công tác cán bộ của Đảng. Ngoài những tiêu chuẩn chung, người ứng cử làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách còn phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, vị trí công tác và độ tuổi theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức. Riêng với người ứng cử đại biểu Quốc hội, cần phải đáp ứng yêu cầu cao về phẩm chất chính trị; nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, am hiểu pháp luật và có năng lực xây dựng pháp luật; có trình độ chuyên môn sâu và kiến thức thực tiễn…
Tổng Bí thư nhấn mạnh: Việc tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần này sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015; xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; làm tốt công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, góp phần bảo đảm thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng; lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, đúng đắn cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; củng cố, tăng cường tổ chức bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2021.
Tổng Bí thư đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương cần nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu thực hiện và lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần này.
Chủ tịch nước gặp mặt thân mật các điển hình “Dân vận khéo” toàn quân
Chiều 11-10-2015, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt thân mật đại diện 70 tập thể và 32 cá nhân điển hình “Dân vận khéo” toàn quân giai đoạn 2011 -2015, nhân kỷ niệm 85 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15-10-1930 - 15-10-2015). Chủ tịch nước nêu rõ công tác dân vận trong Quân đội nhân dân Việt Nam là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa Quân đội với nhân dân.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: Sinh thời, Bác Hồ đã căn dặn “Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Những thành quả trong công tác dân vận toàn quân 5 năm qua chính là bắt nguồn từ sự chỉ bảo của Bác Hồ, quán triệt sâu sắc quan điểm của Bác. Chủ tịch nước biểu dương các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các tổ chức trong hệ thống chính trị; xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh; tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh trên các địa bàn chiến lược trọng điểm, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.
Ghi nhận những đóng góp của các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong toàn quân những năm qua, Chủ tịch nước nêu rõ, trong thời gian tới, bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ, cũng đan xen nhiều thách thức. Trước tình hình đó, các cán bộ, chiến sỹ cần ghi nhớ lời dạy của Bác về công tác dân vận, xứng đáng là Bộ đội Cụ Hồ, từ nhân dân mà ra, vì dân mà chiến đấu, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thậm chí có thể hy sinh vì nhân dân.
Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng việc phát huy tốt các kết quả dân vận 5 năm qua; đồng thời đề nghị tại Lễ tuyên dương điển hình “Dân vận khéo” toàn quân giai đoạn 2011 -2015, Bộ Quốc phòng cần tổng kết các bài học để nhân rộng ra toàn quân học tập. Các bài học cần đi xuống tới từng trung đội, đại đội, phong trào thi đua dân vận khéo phải ngày càng sôi động, mạnh mẽ hơn./.
Triển lãm ảnh tại Hàn Quốc về hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông  (11/10/2015)
Bạo lực tiếp tục lan rộng ở Bờ Tây và Dải Gaza  (11/10/2015)
IS hoảng loạn rút lui về miền Đông Syria vì cạn kiệt nhiên liệu  (11/10/2015)
Bạn bè Argentina khâm phục sự phát triển năng động của Việt Nam  (11/10/2015)
Chủ tịch nước gặp mặt thân mật các điển hình “Dân vận khéo” toàn quân  (11/10/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và những yêu cầu lịch sử
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay