Hiện thực hóa Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, tích cực hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn
TCCS - Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.
Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, ngày 23-4-2023, Agribank đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong toàn hệ thống triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trả nợ vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện kể từ ngày 24-4-2023 đến hết ngày 30-6-2024.
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ và đáp ứng các quy định như: Dư nợ gốc phát sinh trước ngày 24-4-2023 từ hoạt động cho vay; phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 24-4-2023 đến hết ngày 30-6-2024; số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận; Agribank nơi cho vay đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận…
Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn và khả năng trả nợ của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Trong thời gian qua, Agribank khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu của ngân hàng thương mại nhà nước nghiêm túc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Tiếp tục triển khai hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP; triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô 100.000 tỷ đồng và 500 triệu USD dành cho khách hàng doanh nghiệp; chương trình cho vay tiêu dùng quy mô 10.000 tỷ đồng ưu đãi đối với cán bộ, công nhân viên ngành y tế; chương trình cho vay nhà ở xã hội quy mô 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ.
Năm 2022, Agribank đã chủ động tiết giảm 2.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cùng với việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất quy mô 160.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, vượt qua tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19./.
Ánh Tuyết (tổng hợp)
Đảng ủy Agribank hoàn thành kế hoạch tiếp nhận các tổ chức đảng và đảng viên về trực thuộc Đảng bộ Agribank  (19/04/2023)
Agribank dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất nhà ở xã hội  (05/04/2023)
Agribank dành 100 nghìn tỷ đồng và 500 triệu USD ưu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp  (15/03/2023)
Agribank dành 23,5 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiền  (01/03/2023)
Agribank khẳng định thương hiệu bằng những giải thưởng uy tín  (01/02/2023)
- Quyết tâm đưa Vĩnh Phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tỉnh Vĩnh Phúc và iMarket Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp và sân golf
- Vĩnh Phúc sẽ phân bổ, giao chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án trước ngày 31-12-2024
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
- Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay