Tiếp tục khẳng định vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong công tác bảo đảm an sinh xã hội của thành phố Hà Nội sau đại dịch COVID-19
TCCS - Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo luôn được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tầng lớp nhân dân thành phố Hà Nội quan tâm thực hiện. Bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố Hà Nội phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần tích cực thực hiện tốt các mục tiệu, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, cùng với sự hỗ trợ tích cực, nghĩa tình và trách nhiệm của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong cả nước, thành phố Hà Nội đã từng bước kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.
Về cơ bản, thành phố vẫn đạt được những chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đề ra, an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được bảo đảm; quốc phòng - an ninh được giữ vững… Trong những thành tích đó, có sự đóng góp không nhỏ của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên mặt trận các cấp. Mặt trận các cấp thành phố đã làm tốt vai trò tập hợp khối đại đoàn kết, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, phong trào thi đua do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
Chung tay chăm lo, hỗ trợ người nghèo
Trong hơn 2 năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều gia đình còn gặp khó khăn, cần hỗ trợ về điều kiện sống, sinh kế. Tính đến nay, theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, toàn thành phố vẫn còn 3.612 hộ nghèo (chiếm 0,16% tổng số hộ dân) và 30.176 hộ cận nghèo (chiếm 1,38% tổng số hộ dân). Cùng với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương và thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể các cấp đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn... Tất cả cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội phát triển của người dân Thủ đô, góp phần ổn định chính trị, xã hội và tạo động lực để phát triển kinh tế.
Năm 2022, công tác vận động Quỹ “Vì người nghèo” được triển khai trong bối cảnh kinh tế - xã hội cả nước đang trong quá trình phục hồi sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Cùng với việc xây dựng kế hoạch triển khai, vận động, sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” năm 2022 và triển khai đến các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của thành phố xác định phải thay đổi cách thức vận động để tranh thủ tối đa các nguồn lực ủng hộ. Đó là, đưa ra những địa chỉ cụ thể cần giúp đỡ, lan tỏa những việc đã làm tốt để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia việc làm ý nghĩa này. Đặc biệt, nguồn lực vận động được cũng như quá trình trao hỗ trợ đến các địa chỉ khó khăn được Mặt trận tuyên truyền công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tính đến ngày 3-11-2022, Quỹ “Vì người nghèo” 3 cấp của thành phố đã tiếp nhận đăng ký, ủng hộ hơn 66,4 tỷ đồng Trong đó, cấp thành phố tiếp nhận đăng ký, ủng hộ gần 30,4 tỷ đồng (đã chuyển về Quỹ được hơn 16,3 tỷ đồng); cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tiếp nhận ủng hộ hơn 36 tỷ đồng. Đặc biệt, tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội của thành phố, có 129 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ và đăng ký ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” thành phố với số tổng số tiền 30,388 tỷ đồng.
Về kết quả hỗ trợ hộ nghèo trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã trích Quỹ “Vì người nghèo” và vận động doanh nghiệp hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết và trang bị phương tiện, công cụ sản xuất, kinh doanh cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền 20,706 tỷ đồng, trong đó, trao hỗ trợ 200 nhà đại đoàn kết trị giá 10 tỷ đồng; 20 con bò sinh sản trị giá 400 triệu đồng; 15 xe máy và 1 máy ép nước mía trị giá 306 triệu đồng; chuyển 10 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện hỗ trợ xây dựng 302 nhà đại đoàn kết trị giá 12,5 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa 78 nhà trị giá 1,5 tỷ đồng; hỗ trợ giống, vốn, vật tư sản xuất, phương tiện lao động cho 418 hộ trị giá 1,5 tỷ đồng; hỗ trợ 254 người khám chữa bệnh với số tiền trên 400 triệu đồng; hỗ trợ 2.398 con em hộ nghèo đi học trị giá 1,9 tỷ đồng; tặng các suất quà cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trị giá trên 9,5 tỷ đồng…
Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 1371/MTTQ-BTT, ngày 9-9-2021, “Về việc hỗ trợ các đối tượng khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 không đủ điều kiện hưởng theo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, thành phố”, trong đó yêu cầu các tổ chức chính trị - xã hội, liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố và Mặt trận Tổ quốc các quận huyện thị xã tiến hành rà soát, lập danh sách xét duyệt hỗ trợ các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 không đủ điều kiện hưởng theo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, thành phố. Theo đó, các đối tượng được hỗ trợ gồm: người lao động bị dừng việc làm, mất việc làm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND, Chỉ thị số 20/CT-UBND của thành phố Hà Nội gặp khó khăn nhưng không đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo các quyết định, nghị quyết của thành phố (bao gồm cả những người không có hộ khẩu Hà Nội, chưa làm đăng ký tạm trú) có nhu cầu, nguyện vọng được hỗ trợ; sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang thuê trọ trên địa bàn thành phố có nhu cầu, nguyện vọng được hỗ trợ; người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn thành phố gặp khó khăn do dịch bệnh có nhu cầu, nguyện vọng được hỗ trợ. Mỗi trường hợp đủ điều kiện sẽ được Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội hỗ trợ 500.000 đồng. Kinh phí trích từ Quỹ Phòng, chống dịch COVID-19 thành phố.
Công tác khôi phục sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội sau đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài về kinh tế, xã hội, môi trường, là mối đe dọa trực tiếp đến tiến trình tăng trưởng bền vững ở Việt Nam hiện nay. Do đó, công tác khôi phục sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện “bình thường mới” là chủ trương của Đảng đã và đang được Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố Hà Nội phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nỗ lực triển khai thực hiện. Đây là yêu cầu tất yếu và quan trọng nhằm hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2021 - 2025) mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang có nguy cơ diễn biến phức tạp, để bảo đảm an toàn trong phòng, chống đại dịch trong giai đoạn “bình thường mới”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc phòng, chống dịch COVID-19 bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, đồng lòng, chung tay, góp sức cùng Đảng, Nhà nước trong việc phòng, chống đại dịch, ổn định đời sống, phát triển kinh tế. Cùng với đó, công tác vận động và thu hút các nguồn lực của cộng đồng trong việc tham gia đóng góp, ủng hộ công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19 vẫn đang được triển khai tích cực tại thành phố Hà Nội theo hướng tập trung, thống nhất về chủ trương, chính sách, đa dạng về hình thức, cách thức thực hiện thông qua vai trò chủ trì hiệp thương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội với các tổ chức thành viên.
Thông qua hình thức cho vay ủy thác của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố, Mặt trận Tổ quốc các cấp của thành phố đã tiến hành tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương, chính sách, đặc biệt là các chính sách mới của Đảng, Nhà nước đến người dân. Kịp thời rà soát các hộ kinh doanh, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cần hỗ trợ vốn bảo đảm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống. Thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của hộ vay vốn trong việc trả nợ, trả lãi, sử dụng vốn đúng mục đích xin vay để nguồn vốn đến với đúng đối tượng.
Tuyên truyền vận động nhân dân đoàn kết tham gia cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”
Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động; tổ chức phát động xây dựng các mô hình điểm, nhiều hoạt động, chương trình cụ thể và đăng ký thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã phối hợp tổ chức các hội nghị hướng dẫn về lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao; tổ chức “Hội thảo nâng cao vai trò của Ban Công tác Mặt trận” trong thực hiện cuộc vận động nhằm phát huy mọi tiềm năng của cộng đồng dân cư, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp của thành phố kết hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng và triển khai nhiều mô hình tự quản ở khu dân cư như: Mô hình “Bảo đảm vệ sinh môi trường”, “Tổ an ninh trật tự”, "Khu dân cư sáng - xanh - sạch đẹp”... Xây dựng, duy trì hoạt động các mô hình tự quản gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Thực hiện hiệu quả việc vận động nhân dân tham gia đóng góp ngày công, hiến đất để làm đường giao thông nông thôn, đóng góp xây dựng các thiết chế văn hóa; chỉnh trang nhà cửa theo quy hoạch, sân, vườn, ngõ sạch đẹp, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Triển khai chủ trương xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh theo hướng hiện đại, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã chủ trì công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, giúp nhau thoát nghèo bền vững, vận động người dân dồn điền, đổi thửa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập.
Đến hết năm 2021, đã có 100% các xã trên địa bàn thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đưa Hà Nội là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất cả nước. 2.350 mô hình tự quản bảo vệ môi trường, tổ an ninh xung kích, tổ an ninh - trật tự; 584 mô hình phát triển kinh tế do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chủ trì, 1.562 mô hình tự quản về an ninh - trật tự, 2.100 mô hình thực hiện nếp sống văn minh, tham gia xây dựng các tuyến đường nở hoa, tạo cảnh quan đường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp./.
Ngành y tế Thủ đô: Tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân  (28/10/2022)
Kinh tế Hà Nội phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch  (28/10/2022)
Hà Nội chú trọng đối ngoại nhân dân trong tình hình mới  (28/10/2022)
Đảng bộ thành phố Hà Nội nỗ lực thực hiện các mục tiêu năm 2022  (28/10/2022)
- Quyết tâm đưa Vĩnh Phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tỉnh Vĩnh Phúc và iMarket Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp và sân golf
- Vĩnh Phúc sẽ phân bổ, giao chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án trước ngày 31-12-2024
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
- Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay