Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững
TCCSĐT - Sinh ra cùng đổi mới, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) mang sứ mệnh lịch sử phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam. Trải qua 30 xây dựng và phát triển, Agribank luôn nỗ lực bền bỉ, phấn đấu làm tròn hai nhiệm vụ: kinh doanh thương mại và tín dụng chính sách đối với bà con nông dân. Hình ảnh, thương hiệu và uy tín của Agribank đã ghi dấu ấn đậm nét trong sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Đi đầu trong việc cung cấp tín dụng phục vụ thị trường nông nghiệp và nông thôn
Trong 30 năm phát triển, Agribank đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết, hỗ trợ vốn đắc lực cho hộ nông dân vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, tạo nên những thành tựu nổi bật về sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Năm 2011 là năm Agribank đầu tư cho "Tam nông" đạt mốc 300.000 tỷ đồng, dẫn đầu các tổ chức tín dụng trong việc cho vay thí điểm xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần vào thành công bước đầu của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ.
Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương hợp tác với Agribank trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Trong mọi giai đoạn phát triển, Agribank luôn dành trên 70% tổng dư nợ đầu tư cho lĩnh vực quan trọng này. Tính đến ngày 31-7-2017, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt 73,5%/tổng dư nợ, chiếm 53% thị phần tín dụng của ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này.
Những thành tựu trong hoạt động tín dụng phục vụ nông nghiệp đã làm cho kinh tế hộ gia đình tăng trưởng mạnh, xóa đói, giảm nghèo hiệu quả và được ghi nhận. Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá: “Agribank là một trong số các định chế tài chính thành công và hiệu quả nhất trên thế giới xét về khía cạnh chi phí hoạt động thấp và khả năng tiếp cận các hộ gia đình nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ”.
Có được những thành công này là bởi Agribank có một đội ngũ cán bộ rộng lớn với gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo, cùng gần 40.000 cán bộ nhân viên am hiểu, gắn bó với địa phương, thành thạo trong việc chuyển tải vốn của các định chế tài chính quốc tế và khu vực cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế và khu vực như: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á… tín nhiệm, ủy thác triển khai nhiều dự án cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có thể nói, tín dụng phục vụ nông nghiệp là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những thành công của nền nông nghiệp Việt NamCùng hành động vì một nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững
Việt Nam là đất nước nông nghiệp với 70% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, gần 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, và nông nghiệp đóng góp khoảng 22% GDP, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu. Sau nhiều năm mở cửa và hội nhập kinh tế, Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, nay đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo và nhiều mặt hàng nông sản có giá trị khác. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đất nước ta cũng đang phải đối mặt với thách thức to lớn như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến năng suất và hiệu quả thấp, khó kiểm soát an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững là mục tiêu hàng đầu được Agribank hướng đến.
Cán bộ tín dụng của Agribank luôn sát cánh cùng người nông dân trong các dự án sản xuất nông nghiệp sạch.
Để thực hiện mục tiêu này, Agribank đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả như: Ban hành đầy đủ các cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn; thực hiện hàng chục đợt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng sản xuất “Nông nghiệp sạch”, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; ưu tiên nguồn vốn hợp lý đảm bảo tăng trưởng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp phù hợp, bền vững; cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các huyện nghèo, cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp... Trước khi có Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP, của Chính phủ về gói tín dụng có quy mô 100.000 tỷ đồng dành cho “phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, ngày 01-11-2016, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất “Nông nghiệp sạch” vì sức khỏe cộng đồng trong đó có rất nhiều đối tượng, các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch vay vốn từ Agribank, như mô hình trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam), đầu tư máy móc thiết bị cho nông nghiệp (Tiền Giang, Long An), nuôi tôm giống (Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi, Kon Tum), trồng mía (Khánh Hoà, Tuyên Quang), ngô (Sơn La), hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên, thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)… Ngoài ra, Agribank tiếp tục rà soát, sửa đổi, ban hành mới cơ chế chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp theo hướng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp quy định của pháp luật, không đầu tư tín dụng nếu dự án chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng, phát triển không bền vững.
Chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển của Agribank dù chưa phải quá dài, nhưng là cả một quá trình Agribank nỗ lực phấn đấu bền bỉ và kiên trì, ghi dấu sự đoàn kết, đồng thuận và thống nhất cao của tập thể lãnh đạo và cán bộ viên chức Agribank - những thành viên của một ngân hàng ra đời vì sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam và trưởng thành từ sự gắn bó với nông nghiệp, nông dân và nông thôn để tồn tại và vươn lên cùng nền kinh tế Việt Nam. Với những đóng góp không ngừng nghỉ vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững, Agribank đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng và nhân dân ghi nhận những cống hiến, đóng góp tích cực, có hiệu quả bằng việc trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: danh hiệu đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng nhì, Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ… Tất cả những danh hiệu cao quý, những đóng góp và thành tích đã đạt được trong 30 năm qua sẽ là nền tảng vững chắc để Agribank đổi mới, sáng tạo, vươn tới những tầm cao mới để cùng với kinh tế Việt Nam xác lập vị thế quan trọng trong sân chơi kinh tế toàn cầu./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 16 đến 22-4-2018)  (23/04/2018)
Hội nghị toàn quốc về giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu  (23/04/2018)
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển thăm và làm việc tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang  (23/04/2018)
Một số hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018  (23/04/2018)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và An ninh G7  (23/04/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 16 đến ngày 22-4-2018  (23/04/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên