Tỉnh Quảng Ninh chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số
TCCS - Với phương châm lấy người dân làm trung tâm, nhằm mục tiêu mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả phát triển của tỉnh, không để ai bị bỏ lại phía sau, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách để vùng đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền, chất lượng đời sống của nhân dân được nâng cao.
Chăm lo phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số
Tỉnh Quảng Ninh hiện có 42 thành phần dân tộc thiểu số với gần 163 nghìn người, cư trú, sinh sống rải rác trên 85% diện tích của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên… Với quan điểm mỗi người dân Quảng Ninh đều được thụ hưởng thành quả của phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và ưu tiên bố trí nguồn lực lớn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền.
Trong giai đoạn 2021 - 2024, tỉnh Quảng Ninh ưu tiên bố trí hơn 3.400 tỉ đồng vốn đầu tư công ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ nguồn vốn này đã thu hút hơn 6.100 tỉ đồng vốn tín dụng và vốn xã hội hóa cho thực hiện chương trình. Các nguồn vốn đều được bố trí có trọng tâm, trọng điểm để thực hiện các mục tiêu của chương trình đã đề ra, từ đó tiếp tục tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về diện mạo, tạo ra tiềm lực và động lực mới cho sự phát triển bền vững của vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.
Đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người tại 67 xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 73 triệu đồng, tăng gần 30 triệu đồng so với năm 2020; cao hơn khoảng 2,8 lần so với mục tiêu chung đến năm 2025 của cả nước về nâng mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số. Tỉnh Quảng Ninh cũng hoàn thành toàn diện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã và mục tiêu giảm nghèo bền vững theo tiêu chí quốc gia của giai đoạn 2021 - 2025, về đích trước 2 năm so với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo có 31/64 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 13/64 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, chính sách hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, khu phố chịu tác động do sắp xếp, sáp nhập thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025.
Không chỉ dừng lại ở việc chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số có cơm ăn, áo mặc, trẻ em được học hành, tỉnh Quảng Ninh còn từng bước đầu tư, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nền kinh tế phát triển bền vững, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; đoàn kết yêu thương, đùm bọc nhau, gắn kết cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng giữ vững quốc phòng - an ninh biên giới, quốc gia, dân tộc. Từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã phê duyệt 4 đề án và các kế hoạch thực hiện khôi phục, sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, nghiên cứu, đề xuất công nhận các giá trị văn hóa phi vật thể của một số dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh và xây dựng các thiết chế thể thao, văn hóa tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Một ví dụ như thôn Khe Ngàn (xã Đại Dực, huyện Tiên Yên) có 100% người dân là người dân tộc thiểu số. Văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc đang có xu hướng mai một. Bám sát định hướng của tỉnh, chính quyền thôn Khe Ngàn thường xuyên đề xuất đưa các nội dung về giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa đồng bào dân tộc vào các buổi sinh hoạt của chi bộ, của thôn, đồng thời lựa chọn, đăng ký thành lập câu lạc bộ hát Soóng cọ; câu lạc bộ bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thôn, thu hút đông đảo người dân trong thôn tham gia, duy trì sinh hoạt đều đặn hằng tháng, góp phần phát triển văn hóa dân tộc Sán Chỉ trong thôn Khe Ngàn nói riêng, xã Đại Dực nói chung.
Chú trọng công tác giáo dục và đào tạo
Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Thông qua các chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ nguồn vốn đầu tư phát triển, sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có những chuyển biến rõ nét.
Cùng với tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm xây dựng, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số. Tiêu biểu như: Chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Trường Đại học Hạ Long, Trường Cao đẳng Việt - Hàn, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, trong đó có chính sách miễn học phí, hỗ trợ ký túc xá, ưu tiên thu hút sinh viên, học viên người dân tộc thiểu số; Chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; chế độ thưởng, hỗ trợ trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của tỉnh Quảng Ninh và một số chính sách ưu đãi đối với Trường Trung học phổ thông Chuyên Hạ Long từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2025 - 2026 (học sinh đoạt giải là người dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo); chính sách hỗ trợ trẻ mầm non, học sinh phổ thông, cơ sở giáo dục ở các xã ra khỏi vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, tiếp tục được thụ hưởng chính sách đặc thù của tỉnh cũng như các cơ chế, chính sách khác để phát triển giáo dục, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số ở xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo…
Các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục theo từng giai đoạn được triển khai, tạo động lực, thúc đẩy giáo dục phát triển xứng tầm với sự phát triển của tỉnh. Đến nay, 100% đơn vị xã, phường đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 165/177 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Hiện nay, có trên 90% số người dân tộc thiểu số ở độ tuổi từ 35 trở xuống đã tốt nghiệp trung học cơ sở; trên 60% tốt nghiệp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên. Tính đến nay, có khoảng trên 6.000 người dân tộc thiểu số (ở các lứa tuổi) có trình độ đại học, sau đại học, cao đẳng, trung cấp, chiếm tỷ lệ khoảng 5% tổng dân số các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn tỉnh. Riêng trong năm 2023 - 2024, đã có 90% học sinh dân tộc thiểu số đỗ đại học, cao đẳng theo nguyện vọng 1; 100% số học sinh dân tộc thiểu số đủ điều kiện tốt nghiệp trung học phổ thông; 85% học sinh dân tộc thiểu số đỗ tốt nghiệp trung học cơ sở và tiếp tục tham gia học trung học phổ thông.
Ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh đang duy trì vững chắc kết quả xóa mù chữ, tỷ lệ xóa mù chữ hiện đã đạt 99,77% và tiếp tục nâng cao chất lượng xóa mù chữ mức độ 2 (mức độ cao nhất). Trẻ em người dân tộc thiểu số bị khuyết tật đều được động viên đưa đến trường, góp phần tăng tỷ lệ giáo dục hòa nhập toàn tỉnh lên 99,74% số học sinh khuyết tật có khả năng tiếp cận giáo dục hòa nhập.
Năm học 2023 - 2024, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 22/2023/NQ-HĐND, ngày 31-10-2023, Về việc tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh quy định tại Nghị quyết số 204/2019/NQ-HĐND, ngày 30-7-2019 và Nghị quyết số 248/2020/NQ-HĐND, ngày 31-3-2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh cho đối tượng ở các xã ra khỏi vùng khó khăn và các xã, thôn ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục hỗ trợ trên 31,3 tỉ đồng/năm để chăm lo học sinh dân tộc thiểu số. Tác động của chính sách là nguồn hỗ trợ rất lớn để các em học sinh khu vực đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm đến trường. Một ví dụ điển hình là, Trường Tiểu học Vô Ngại (Bình Liêu) có 442 học sinh, trong đó có 72 học sinh được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 22/2023/NQ-HĐND, gồm: 57 học sinh bán trú tuần (học bán trú từ thứ 2 đến thứ 6) và 15 học sinh bán trú ngày (bán trú buổi trưa các ngày). Năm học 2023 - 2024, Nghị quyết số 204/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết số 248/2020/NQ-HĐND hết hiệu lực, nhà trường phải vận động phụ huynh đóng góp tiền ăn cho các con, điều này khiến nhiều gia đình gặp khó khăn. Trước bối cảnh đó, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 22/2023/NQ-HĐND, tiếp tục hỗ trợ tiền ăn, mỗi học sinh bán trú được nhận 740.000 đồng/tháng, đây thực sự là nguồn động lực lớn lao để các gia đình và các em học sinh có điều kiện tiếp tục học tập.
Với phương châm, mỗi nghị quyết, chính sách ban hành chỉ có ý nghĩa khi xuất phát từ thực tiễn đời sống của nhân dân, với mục tiêu cao nhất là đảm bảo no ấm, hạnh phúc cho nhân dân, Quảng Ninh đã ban hành những chính sách an sinh, thực sự mang đến cho người dân, đặc biệt là người dân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ, động viên kịp thời, giúp họ vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống. Tỉnh đã hiện thực hóa ở từng bước đi, thể hiện trong từng quyết sách, hành động nhằm hướng đến những tiêu chí cơ bản là mọi người dân trên địa bàn tỉnh đều có cuộc sống ổn định, an toàn, ấm no, tự do, hạnh phúc trong môi trường xã hội văn minh, lành mạnh, có trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, văn hóa phát triển. Đây là hành trình dài với nhiều trăn trở đã được chuyển hóa thành những nghị quyết để hiện thực hóa trong cuộc sống./.
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện, xây dựng chính quyền số ở tỉnh Quảng Ninh  (10/12/2024)
Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long theo Công ước Di sản thế giới - Thực trạng và giải pháp  (10/12/2024)
Phát triển kinh tế di sản: Kinh nghiệm của quận Hoàn Kiếm (Hà Nội)  (09/12/2024)
Khai thác, phát huy nguồn lực di sản văn hóa trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh  (09/12/2024)
Di sản văn hóa - Một nguồn vốn đặc biệt cho phát triển bền vững  (08/12/2024)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển