Phát triển Cảng Cái Mép - Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất cả nước và có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới
TCCS - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông đối với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ; nằm trên tuyến hàng hải quốc tế nối liền Bắc - Nam và Đông - Tây của thế giới, là điểm cuối cùng của đường xuyên Á nối liền Việt Nam với các nước ASEAN. Cảng Cái Mép - Thị Vải là một trong những cửa ngõ quan trọng kết nối hàng hải của Việt Nam ra thế giới.
Cảng có mớn nước sâu có thể tiếp nhận thế hệ tàu container trên 20.000TEU, cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, có cỡ tàu container trọng tải 80.000 - 250.000 tấn (6.000 - 24.000 TEU), tàu tổng hợp, hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn. Theo các chuyên gia kinh tế, thế mạnh then chốt của cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải thuộc nhóm cảng biển số 4. Các nhà đầu tư khai thác cảng và hãng tàu lớn. Thời gian quay vòng cảng thấp nhất trong ASEAN, lại đa dạng tuyến, rút ngắn thời gian trực tiếp từ cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải đi thẳng qua châu Âu. Vì vậy, cảng có khả năng kết nối với các khu vực cảng lân cận bằng đường thủy và đường bộ rất thuận tiện. Cảng Cái Mép - Thị Vải hiện nay thuộc nhóm cảng có tốc độ tăng trường nhanh nhất trên thế giới
Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động của cảng Cái Mép - Thị Vải, như thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép cho tàu thuyền vào, rời cảng biển đã được rút ngắn, số lượng giấy tờ các chủ tàu cần thiết mang theo được tối giản dẫn đến tiết kiệm thời gian cho các cơ quan quản lý nhà nước và chủ tàu; từng bước nâng cao niềm tin của doanh nghiệp vận tải biển vào hệ thống hành chính một cửa quốc gia về lĩnh vực hàng hải. Hiện nay, khối lượng hàng hóa qua cảng Cái Mép - Thị Vải tăng nhanh.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải chiếm hơn 16% tổng lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng biển toàn quốc và 35% lượng hàng container cả nước, 50% lượng hàng container khu vực phía Nam. Hằng năm, cảng đóng góp cho ngân sách hơn 20.000 tỷ đồng thuế xuất, nhập khẩu. Điều này cho thấy tiềm năng của hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải đủ sức để trở thành cảng trung chuyển quốc tế, thu hút các hãng tàu lớn và cạnh tranh với các cảng nước sâu khác trong khu vực và thế giới. Quy mô khu bến Cái Mép trong tốp 100 cảng container lớn nhất thế giới: Năm 2010 chưa có tên trong bảng xếp hạng tốp 100; năm 2015 ghép chung với cảng Thành phố Hồ Chí Minh được xếp thứ 24; năm 2016 lần đầu được xếp hạng và đứng vị trí thứ 77. Các năm 2017, 2018, 2019, 2020 từng bước vươn lên xếp tương ứng các vị trí 70, 50, 45, 42. Đặc biệt, năm 2021 xếp thứ 22 và hạng 11 về cảng container hoạt động tốt nhất toàn cầu.
Hiện nay hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải vẫn chưa đủ điều kiện để trở thành cảng trung chuyển quốc tế, chưa thu hút được các hãng tàu lớn, tính cạnh tranh với các cảng nước sâu khác trong khu vực và thế giới chưa cao do còn một số hạn chế, như các cảng đang bị chia cắt, cầu cảng chưa gắn kết, hàng hóa từ tàu nhỏ chuyển sang tàu lớn không có sự liên thông, chưa thật sự là cảng trung chuyển; thiếu một tổ chức kiểm tra chuyên ngành tại chỗ; thiếu một hệ sinh thái logistics; thiếu một hệ thống giao thông kết nối liên vùng đa phương thức; chi phí logistics cao, thời gian thông quan kéo dài.
Trong cuộc làm việc gần đây với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ một số trọng tâm phát triển của tỉnh trong thời gian tới, mà trước hết là lĩnh vực logistics. Theo đó, rất nhiều đối tác quốc tế hết sức quan tâm tới việc lĩnh vực này, cụ thể là khu vực Cái Mép - Thị Vải, đưa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm logistics lớn của khu vực và thế giới. Muốn vậy, phải phát triển hạ tầng kết nối vùng, kết nối các trục giao thông lớn của quốc gia và quốc tế. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực với nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản, lâu dài và nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; phát huy tốt hơn nữa những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của một tỉnh nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; trong đó tập trung phát triển mạnh về công nghiệp chế biến, chế tạo; phát huy lợi thế là 1 trong 2 cảng biển nước sâu của quốc gia, nhất là hệ thống cảng biển đặc biệt Cái Mép - Thị Vải, nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 28-7-2017, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”, nêu rõ: Thu hút đầu tư, tập trung mọi nguồn lực, quan trọng nhất là nguồn lực tài chính ngoài nhà nước để phát triển hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế quan trọng của quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Phát triển ngành cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chủ lực của tỉnh, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GRDP, thu ngân sách, đồng thời hỗ trợ các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ khác phát triển. Kết hợp chặt chẽ phát triển cảng biển và hậu cần cảng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh biển.
Đồng chí Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết mục tiêu của tỉnh là tiếp tục phát triển, hiện đại hóa cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải thành cảng trung chuyển quốc tế, có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới. Để làm được điều này, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực để nâng cao khả năng kết nối giao thông của tỉnh (đường bộ, đường thủy nội địa và trong tương lai là đường sắt), cũng như tập trung phát triển hệ sinh thái dịch vụ logistics, như hệ thống kho bãi, cảng cạn, trung tâm logistics, đại lý hãng tàu, đại lý môi giới hàng hải..., đồng thời tỉnh cũng đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực công để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải.
Tại buổi tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy dòng chảy hàng hóa thông qua khu vực Cái Mép” do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức vào ngày 20-5-2023, một số doanh nghiệp đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần đẩy nhanh quy hoạch hệ sinh thái logistics Cái Mép - Thị Vải, xây dựng trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung Cái Mép - Thị Vải, tuyến luồng giao thông đường thủy nội địa cần được quy hoạch đồng bộ với quy hoạch tuyến luồng giao thông quốc tế, nạo vét, duy tu tuyến luồng vào các cảng thủy nội địa; triển khai các dự án đường 991B, cầu Phước An, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Long Sơn - Cái Mép, Phước Hòa - Cái Mép, đường sau cảng Mỹ Xuân - Thị Vải, xúc tiến các thủ tục để khởi động xây dựng đường sắt kết nối cảng. Bên cạnh đó, cho phép tàu nước ngoài thực hiện gom hàng xuất, nhập khẩu từ các cảng nội địa về Cái Mép - Thị Vải, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính về hàng hóa trung chuyển qua cảng.
Cảng Cái Mép - Thị Vải cần tìm hiểu, nghiên cứu các giải pháp phát triển của các cảng trên thế giới. Đó là, tăng cường kết nối hàng hải bằng cách đội ngũ marketing của các cảng chủ động tiếp cận các cảng, hãng tàu trên thế giới để tìm nguồn hàng kết nối, tạo nhu cầu liên kết trung chuyển hàng hóa; tăng cường chuyển đổi số, dịch vụ logistics, phát triển cảng xanh… Ngoài ra, các hiệp hội, viện nghiên cứu đề xuất các đơn vị liên quan, như Sở Giao thông Vận tải, Hải quan, Cảng vụ, các khách hàng là hãng tàu cùng nhau thảo luận, tìm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, có tính liên kết, lưu trữ dữ liệu trong quản lý, điều hành hoạt động vận tải, logistics./.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính  (10/09/2023)
Hệ thống cảng biển nước sâu Cái Mép-Thị Vải  (02/09/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay