Tỉnh Vĩnh Phúc triển khai Chương trình hành động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024, 2025
TCCS - 9 tháng năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có những khó khăn, thuận lợi đan xen, trong đó có những khó khăn được đánh giá là “chưa có tiền lệ”. Song nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh đã và đang từng bước phục hồi tích cực, lấy lại đà tăng trưởng.
Hầu hết các chỉ số 9 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ước tăng trưởng quý III-2024 đạt 10,62% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 2 vùng và thứ 10 toàn quốc (tăng trưởng phục hồi trở lại sau hơn 20 tháng khó khăn), qua đó đưa tốc độ tăng GRDP 9 tháng ước đạt 7,95% so cùng kỳ (đạt mục tiêu kế hoạch năm 2024); thu hút vốn đầu tư FDI đạt trên 500 triệu USD (cao hơn kế hoạch năm hơn 100 triệu USD); thu ngân sách nhà nước đạt trên 20.000 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục đạt được nhiều kết quả nổi bật trong toàn quốc; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Dự báo các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025 tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh dự báo vẫn có nhiều khó khăn, thách thức. Để quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp, Nghị quyết của Chính phủ, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm của UBND tỉnh, ngày 10-10-2024, UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động số 06, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm 2024 của tỉnh đạt trên 7,5% (đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra), tạo động lực, tiền đề, khí thế cho năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
Tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu, thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo điều hành kịp thời, hiệu quả các chính sách, giải pháp phát triển kinh tế tỉnh theo kịch bản được xây dựng. Theo dõi sát diễn biến trong nước, quốc tế để chủ động đánh giá, kịp thời tham mưu hoặc chủ động đề ra các nhiệm vụ, giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực; làm mới các động lực tăng trưởng cũ, đẩy nhanh đóng góp của các động lực tăng trưởng mới; thúc đẩy phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Xác định nhiệm vụ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm để có các giải pháp, kế hoạch quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, thực chất hơn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt tối thiểu 95% vốn kế hoạch giao, trong đó cấp tỉnh sớm phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 (đợt 3) bổ sung khoảng 1.000 tỷ đồng cho các dự án triển khai giải ngân kịp thời trong những tháng cuối năm 2024; điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn; chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công và dự án đầu tư ngoài ngân sách, nhất là tổ chức triển khai thực hiện các quy định theo Luật Đất đai mới tạo điều kiện cho các dự án có mặt bằng thi công.
Các cấp các ngành, chủ đầu tư, phân công lãnh đạo đơn vị theo dõi cụ thể từng dự án, thường xuyên chỉ đạo kế hoạch thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch năm 2024. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Kiện toàn 3 tổ công tác cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn thực hiện các dự án, đôn đốc giải ngân. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành nghiêm các quy định trong quản lý đầu tư công, đấu thầu, xây dựng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư. Chú trọng giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư công; chủ động rà soát tiến độ để kịp thời đề xuất điều chỉnh vốn từ dự án không có khả năng giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được giao. Rà soát, điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn và tiến độ triển khai thực hiện trong quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các dự án cho phù hợp với tiến độ bố trí vốn thực tế. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công lớn, trọng điểm, các dự án có khả năng hoàn thành năm 2025, tổ chức khánh thành chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định kinh doanh, thủ tục hành chính và giấy tờ công dân để tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiên quyết khắc phục triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ./.
Vĩnh Phúc nỗ lực bảo đảm diện tích cây trồng vụ đông  (28/10/2024)
Vĩnh Phúc - Đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi  (09/09/2024)
Tuổi trẻ Vĩnh Phúc: Phát huy vai trò xung kích tham gia chuyển đổi số gắn với các phong trào thi đua yêu nước  (06/09/2024)
Vĩnh Phúc - Hỗ trợ vốn tín dụng giúp doanh nghiệp phát triển  (05/09/2024)
Tỉnh Vĩnh Phúc: Thêm cơ hội mới từ dự án Phát triển năng lực địa phương  (05/09/2024)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm