Phương châm chỉ đạo: "Hai" - "Ba" - "Bốn" ở Sông Hinh
TCCS - Sông Hinh là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Phú Yên. Nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhiều lúc nóng bỏng, phức tạp. Ba năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Sông Hinh triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo phương châm: Học nghiêm túc, làm thật lòng, thật bụng; học đi đôi với hành, nói đi đôi với làm; nói thẳng, nói thật, làm thật bằng lương tâm và trách nhiệm để mang lại hiệu quả cao nhất.
Sông Hinh không chỉ là huyện nghèo mà còn là trọng điểm phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: 30% số hộ nghèo - cao nhất tỉnh, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá Đảng, chính quyền và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ đồng bào Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số.
Qua 3 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân đã có những chuyển biến rõ nét. Sự tự giác rèn luyện về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên được nâng lên; mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân được thắt chặt, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền. Qua thực hiện Cuộc vận động, đội ngũ cán bộ, đảng viên được củng cố, kiện toàn, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được nâng cao một bước quan trọng.
Trong rất nhiều cách thực hiện, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Sông Hinh bước đầu đã rút ra ba vấn đề trong phương châm chỉ đạo.
Một là, hai cách học nghiêm túc
Cùng với việc tổ chức quán triệt các chuyên đề hằng năm theo sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, cách học nghiêm túc thứ nhất ở Sông Hinh là: Tổ chức chào cờ Tổ quốc đầu tuần và học tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh dưới cờ. Cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở đều chào cờ Tổ quốc vào sáng thứ hai hằng tuần tại cơ quan, công sở và học những mẩu chuyện, những tác phẩm của Bác dưới cờ... Việc này trở thành nền nếp và là một nét đẹp văn hóa nơi công sở. Thông qua sinh hoạt dưới cờ, cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể đôn đốc, kiểm tra, cổ vũ động viên, phê bình nhắc nhở công việc một cách kịp thời. Từ Sông Hinh, Tỉnh ủy Phú Yên quyết định triển khai mô hình này trong toàn tỉnh, bắt đầu từ tháng 5-2009.
Cách học nghiêm túc thứ hai là tổ chức học tập về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho quần chúng nhân dân ở cấp thôn, buôn bằng kể chuyện, chiếu phim tư liệu về Bác Hồ, đọc những bài viết của Bác Hồ, giao lưu những gương điển hình tiêu biểu học tập và làm theo gương Bác. Cùng với những nội dung sinh hoạt chính thức của "Ngày hội Đại đoàn kết ở khu dân cư", đã đồng thời triển khai thực hiện mô hình: "Mỗi hộ gia đình đều có ảnh Bác Hồ"; "Mọi cán bộ và công dân đều học tập và làm theo Di chúc của Bác". Đến nay, có hơn 90% số hộ ở Sông Hinh treo ảnh và Di chúc của Bác trang trọng trong nhà mình. Người dân cảm thấy rất phấn khởi, tự hào vì hình Bác Hồ, Di chúc của Người ở trong gia đình của mình từng ngày, từng giờ như nhắc nhở, động viên cổ vũ họ vươn lên. Ban chỉ đạo Cuộc vận động đẩy mạnh việc chiếu phim tư liệu về Bác, kể chuyện về Bác và dịch các mẩu chuyện về Bác Hồ ra tiếng Ê-đê để tuyên truyền sâu rộng hơn trong các thôn, buôn và trong các tầng lớp nhân dân.
Hai là, ba cách làm đúng lúc, liên tục
Từ cách học nghiêm túc, Sông Hinh lựa chọn cụ thể những việc để làm thiết thực.
Cách làm đúng lúc, liên tục thứ nhất là chấn chỉnh phong cách, tác phong, lề lối làm việc đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên theo phong cách mới. Để khắc phục sự chểnh mảng, tinh thần trách nhiệm chưa cao của một bộ phận cán bộ, công chức, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị lập lại trật tự, kỷ cương nơi công sở theo tinh thần cải cách hành chính và chỉ đạo một cách quyết liệt. Từ đó, giờ giấc làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, đảng viên có sự chuyển biến tích cực và ngày càng đi vào nền nếp.
Cách làm đúng lúc, liên tục thứ hai là trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tập thể lãnh đạo huyện luôn thể hiện sự công khai, dân chủ, minh bạch và gìn giữ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nhằm phát huy trí tuệ tập thể; tập trung trong quyết định. Nhất là nghiêm túc thực hiện quy chế chất vấn trong Đảng. Qua 3 năm, thực hiện 14 lần chất vấn tại hội nghị Huyện ủy, có 62 lượt đại biểu chất vấn, với 118 nội dung được nêu ra và giải quyết.
Cách làm đúng lúc, liên tục thứ ba là cán bộ lãnh đạo phải gần dân, sát dân, tôn trọng dân, quan tâm xem xét giải quyết những ý kiến, kiến nghị chính đáng của dân theo chủ trương: Lãnh đạo huyện về xã; lãnh đạo xã về thôn, buôn định kỳ mỗi quý một lần trực tiếp đối thoại với dân và phải có trách nhiệm trả lời, giải thích, giải quyết những ý kiến, kiến nghị chính đáng của dân. Đến nay, việc làm này trở thành nền nếp và việc tiếp xúc đối thoại với dân trở thành phương pháp làm việc của người lãnh đạo.
Ba là, bốn hiệu quả thuyết phục
Những việc làm cụ thể, thiết thực như vậy đã góp phần củng cố tư tưởng vững chắc, là nguồn cổ vũ động viên to lớn, để Sông Hinh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị.
+ Hiệu quả 1: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Vốn là nơi nóng bỏng, phức tạp về tình hình an ninh trật tự, gần đây chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nhất là năm 2009, không có "điểm nóng"; tội phạm, tệ nạn xã hội giảm, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển mạnh. Ba năm qua, tiến hành 16 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm với tổng giá trị là 390,303 triệu đồng, thu hồi 100,036 triệu đồng, 43,4 ha đất và đã xử lý kỷ luật 9 cá nhân... Nhìn chung, công tác phòng chống tham ô, lãng phí, quan liêu đã được đề cao và thực hiện nghiêm túc.
+ Hiệu quả 2: Kinh tế - xã hội có bước phát triển tốt. Vốn là huyện nghèo, những năm gần đây thu ngân sách của huyện tăng từ 30 - 40%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện một bước. Tổng giá trị các ngành sản xuất chính 3 năm qua tăng hơn 2 lần (306,74 tỉ đồng năm 2007 lên 633,864 tỉ đồng năm 2009); thu ngân sách nhà nước tăng 2,5 lần (7 tỉ đồng năm 2007 lên 18,40 tỉ đồng năm 2009), tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 6% (34,93% năm 2007 xuống 28,90% năm 2009), thu nhập bình quân đầu người tăng 1,402 triệu đồng (5,624 triệu năm 2007 so với 7,026 triệu năm 2009).
+ Hiệu quả 3: Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được kiện toàn củng cố và mạnh lên rõ rệt. Thực hiện tốt chủ trương thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện và chủ trương Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, thị trấn (xã Ealy và thị trấn Hai Riêng). Thực hiện kịp thời quy trình đề nghị bổ nhiệm chức danh chủ tịch, phó Chủ tịch, ủy viên ủy ban nhân dân huyện theo đúng luật định. Thực hiện tốt Đề án đưa 20 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về công tác tại các xã, để tạo nguồn cán bộ cơ sở.
Công tác cải cách hành chính có nhiều tiến bộ. Rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết; giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" ở cấp huyện và cấp xã, theo chức năng, quyền hạn được phân công, phân cấp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, nhất là việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Duy trì lịch tiếp dân theo định kỳ, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và công dân khi quan hệ, làm việc với các cơ quan nhà nước.
+ Hiệu quả 4: Mối quan hệ giữa Đảng với dân, giữa cán bộ lãnh đạo với quần chúng ngày càng gần gũi, gắn bó. Ngay từ đầu năm 2007, Ban Thường vụ Huyện ủy đề ra chủ trương cán bộ lãnh đạo huyện và các xã, thị trấn tiếp xúc đối thoại với dân theo định kỳ hằng quý.
Huyện tổ chức 88 lần tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân ở 11 xã, thị trấn với 5.067 lượt người dân tham dự và 1.374 lượt ý kiến, kiến nghị với 1.347 nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề có liên quan đến kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp đời sống, sản xuất của nhân dân và những vấn đề liên quan đến thực hiện chế độ chính sách đối với người nghèo, người có công với cách mạng và những vấn đề liên quan đến các dự án phục vụ vùng đặc biệt khó khăn (Chương trình 134, 135) cũng như tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức. Tất cả các kiến nghị đều được trả lời và từng bước giải quyết thỏa đáng, góp phần ổn định đời sống, tinh thần của nhân dân. Hình ảnh cán bộ làm việc gần dân, sát dân, trực tiếp giải quyết những lợi ích thiết thực của nhân dân trở thành quen thuộc.
Từ 3 đến 5 năm một lần xét tôn vinh danh hiệu doanh nhân, doanh nghiệp cấp toàn quốc  (30/07/2010)
Từ 3 đến 5 năm một lần xét tôn vinh danh hiệu doanh nhân, doanh nghiệp cấp toàn quốc  (30/07/2010)
Việt Nam giới thiệu hội nghị ADMM+  (30/07/2010)
Việt Nam giới thiệu hội nghị ADMM+  (30/07/2010)
Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo  (30/07/2010)
Ðề nghị khai trừ Ðảng Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên  (30/07/2010)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên