Ðánh giá tác động sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO
Ngày 23-4, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ phối hợp Văn phòng Trung ương Ðảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức hội thảo "Ðánh giá tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO" với sự tham dự của gần 250 đại biểu.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá tác động của việc gia nhập WTO tới các lĩnh vực kinh tế; ổn định kinh tế vĩ mô; xã hội; thể chế... Báo cáo "Tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO" của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cho thấy lĩnh vực đầu tư chịu tác động rõ nét nhất của việc Việt Nam gia nhập WTO khi tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 đạt 532,1 nghìn tỉ đồng, bằng 46,5% GDP và năm 2008 đạt 610,9 nghìn tỉ đồng, bằng 41,3% GDP. Trong đó vốn đầu tư ngoài nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tốc độ tăng trưởng cao.
Vốn FDI thực hiện năm 2007 đạt hơn 8 tỉ USD, chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư, còn năm 2008 đạt 11,3 tỉ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư.
Nhiều tham luận cho rằng, hai năm gia nhập WTO là quãng thời gian chưa đủ dài, thêm vào đó là những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu... nên khó có thể đánh giá và nhìn nhận, bóc tách rõ ràng, đầy đủ những tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, về cơ bản, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO đã có nhiều tác động tích cực như tăng GDP, tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành dịch vụ... Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận những thách thức của hội nhập (như cạnh tranh gay gắt hơn, nhập siêu tăng, sự biến động của thị trường thế giới tác động nhanh và mạnh đến thị trường trong nước...), đồng thời rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng sau hai năm gia nhập WTO. Thí dụ như kết hợp thực thi cam kết hội nhập và tận dụng hội nhập, gia nhập WTO để thúc đẩy xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chính là nhân tố quan trọng nhất tạo niềm tin vào tiềm năng phát triển và tiến trình cải cách kinh tế của Việt Nam, góp phần phát huy nội lực và thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường nước ngoài kết hợp với khai thác tốt hơn thị trường trong nước....; quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng cũng đồng nghĩa với rủi ro, bất ổn kinh tế vĩ mô và bất bình đẳng xã hội có thể tăng lên nếu thiếu sự chuẩn bị chủ động, tích cực các chính sách ứng phó thích hợp...
IMF dự báo: Suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn trầm trọng  (25/04/2009)
Đồng Tháp khai thác tiềm năng, phát triển nông nghiệp bền vững  (25/04/2009)
Đồng Tháp khai thác tiềm năng, phát triển nông nghiệp bền vững  (25/04/2009)
Ông Nông Quốc Tuấn được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang  (24/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển