Tỉnh Vĩnh Phúc tạo niềm tin vững chắc để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh
TCCS - Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển hạ tầng các khu công nghiệp; đồng hành chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tích cực chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án, góp phần xây dựng tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Vĩnh phúc thu hút đầu tư FDI là động lực để phát triển
Năm 2023 - năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đi vào cuộc sống, tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, thu hút đầu tư tiếp tục là động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, nhằm sớm đưa Vĩnh Phúc thực hiện có trách nhiệm và đồng hành xuyên suốt, trọng tâm, trọng điểm với các nhà đầu tư.
Tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch 19 khu công nghiệp, với tổng diện tích là 5.487,31 ha. Đến nay, đã có 16 khu công nghiệp được thành lập (theo quyết định chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư), với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 17.536,4 tỷ đồng và 246,82 triệu USD; trong đó, có 9 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động.
Kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp được xây dựng tương đối đồng bộ và hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một số khu công nghiệp đã cho thuê hết 100% đất công nghiệp. Các khu công nghiệp còn lại đang triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.
Theo đề án phát triển quy hoạch các khu công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Vinh Phúc sẽ có 24 khu công nghiệp, với tổng diện tích quy hoạch là 5.466ha. Sau năm 2030, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, với tổng quy mô diện tích các khu công nghiệp trên địa bàn theo quy hoạch khoảng 10.000 ha. Các khu công nghiệp dự kiến sau năm 2030 được phát triển tại các huyện Sông Lô, huyện Lập Thạch, huyện Tam Dương và một phần huyện Vĩnh Tường, với vị trí định hướng gần trục đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Đó là các vị trí thuận lợi về giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy), hạn chế dân cư và các vùng ngập lụt… Với định hướng lấy công nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp của cả nước trong thời gian tới, với nền công nghiệp xanh, hiện đại và bền vững.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút được 9 dự án FDI mới và 16 lượt dự án tăng vốn, với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 261,87 triệu USD (cấp mới 107,91 triệu USD; tăng vốn 153,96 triệu USD), đạt 132% so với cùng kỳ năm 2022 và 75% kế hoạch năm 2023; thu hút 5 dự án DDI và 2 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 4.627,5 tỷ đồng (cấp mới 3.313 tỷ đồng; tăng vốn 1.314,5 tỷ đồng), đạt 2.004% so với cùng kỳ năm 2022 và 154% so với kế hoạch năm 2023.
Đến ngày 15-5-2023, số dự án còn hiệu lực đầu tư trong các khu công nghiệp là 458 dự án, gồm 102 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư 31.200,51 tỷ đồng và 356 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 6.073,34 triệu USD. Phấn đấu đến hết tháng 6-2023, thu hút thêm được 2 - 4 dự án FDI đầu tư vào khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 40 - 45 triệu USD. Triển khai một số nhiệm vụ liên quan đến PCI thuộc chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của Ban.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh
Ngày 28-4-2023 tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, Tập đoàn Sơn Hà đã tổ chức Lễ khởi công khu công nghiệp SHI IP Tam Dương. Đây là khu công nghiệp có quy mô 162,33ha với tổng vốn đầu tư 1.576 tỷ đồng. Vĩnh Phúc luôn cam kết giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn, thuận lợi. Hiện nay tỉnh đang thực hiện cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép lao động cho nhân sự của các nhà đầu tư nước ngoài rất nhanh gọn. Nhà đầu tư chỉ cần ngồi tại nhà, nộp hồ sơ online và được cấp online. Vĩnh Phúc đang thực hiện 70% cấp các loại giấy phép nêu trên trước hạn và 100% cấp đúng hạn.
Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được Ban thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền. Thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh quy định tại Quyết định số 40/2022/QĐ-UBND ngày 25-11-2022; Triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp làm cơ sở tham mưu, đề xuất với tỉnh xây dựng cơ chế chính sách đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, có hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; Bám sát nhu cầu của nhà đầu tư để có những hỗ trợ kịp thời tối ưu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ như: hỗ trợ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh; hỗ trợ qua điện thoại, đường dây nóng; hỗ trợ bằng văn bản hoặc email; hỗ trợ giải đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử tỉnh; trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp đi khảo sát thực tế tại các khu công nghiệp ...
Số liệu về thu hút đầu tư nước ngoài trong các tháng đầu năm 2023 của tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy tín hiệu tích cực với việc cấp phép chủ trương đầu tư của tỉnh. Điều này cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh có nhiều lợi thế, giúp Vĩnh Phúc giữ chân các doanh nghiệp và tiếp tục là điểm đến đầu tư an toàn, tin cậy cho các nhà đầu tư lâu dài.
Thực hiện kế hoạch thu hút từ 20 - 25 dự án, với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt 350 triệu USD trong năm 2023, cùng với việc tiếp tục thu hút các dự án đầu tư, giữ chân các nhà đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư chiến lược, tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục nâng cao chất lượng môi trường đầu tư; tích cực đối thoại, đồng hành, chia sẻ tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu đầu tư, cũng như triển khai dự án và quản lý vận hành các khu công nghiệp sau này.
Tăng cường sự minh bạch và bảo đảm tính ổn định trong chính sách đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư có chọn lọc, triển khai thực hiện các chính sách và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành có tiềm năng và lợi thế của địa phương; đồng thời, đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, như công nghệ cao, sản xuất ô tô, điện tử, công nghiệp phụ trợ,… Tăng cường giám sát, đôn đốc các chủ đầu tư bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, phương tiện và các nguồn lực cần thiết khác để triển khai thi công kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp theo tiến độ đã cam kết; tạo quỹ đất sạch để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, xử lý nghiêm các nhà đầu tư vi phạm các quy định theo cam kết.
Nhờ đó, việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đề ra, một số khu công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, trở thành điểm nhấn thu hút đầu tư như khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc; khu công nghiệp Bá Thiện II,…
Xác định công tác xúc tiến đầu tư là hoạt động then chốt để thúc đẩy thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, với các hình thức xúc tiến đa dạng, phong phú; trong đó, chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ và thông qua sự giới thiệu của các nhà đầu tư trong các khu công nghiệp của tỉnh, cụ thể với một số hoạt động, như tham dự Hội thảo kết nối đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, giới thiệu môi trường đầu tư của các khu công nghiệp tới các doanh nghiệp Nhật Bản; tọa đàm trực tuyến với doanh nghiệp tỉnh Aichi; tham gia tiếp và làm việc với Đoàn Thống đốc tỉnh Tochigi, Nhật Bản; tham dự Hội nghị giao ban và tập huấn xúc tiến đầu tư cho các địa phương khu vực phía Bắc, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, nhằm cập nhật thông tin về luật pháp, chính sách, xu hướng đầu tư và kỹ năng xúc tiến đầu tư; tiếp và làm việc với Tập đoàn KITZ và các nhà đầu tư Hàn Quốc đến tìm hiểu chính sách đầu tư và thủ tục đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh; tiếp, làm việc với Chủ tịch tập đoàn Sunny Group Co.,Ltd đến nghiên cứu mở rộng Nhà máy Sunny Automotive Vina tại khu công nghiệp Bình Xuyên II; đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cuba, nhằm thực hiện nội dung Biên bản kỳ họp lần thứ 40 của Ủy ban liên chính phủ Việt Nam và Cuba về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế và khu công nghiệp ở Việt Nam).
Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh và Trung ương tuyên truyền về môi trường đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; hỗ trợ, hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư đang tìm hiểu đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc rà soát, cung cấp thông tin, danh mục dự án đầu tư, chuẩn bị cho Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng đồng bằng sông Hồng; cung cấp thông tin, tài liệu, đề xuất nội dung phục vụ Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của tỉnh tại Hoa Kỳ năm 2023; tham dự Hội nghị xúc tiến thu hút các nhà đầu tư chiến lược Việt Nam - Nhật Bản tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023./.
Huyện ủy Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV  (08/06/2023)
Huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2025 có tối thiểu 9 làng văn hóa kiểu mẫu  (07/06/2023)
Vĩnh Phúc: 5 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp thành lập mới lĩnh vực dịch vụ tăng cao  (05/06/2023)
Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc  (22/05/2023)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên