Xã luận - Năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội X

Năm 2009 đã đến. Đây là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, cũng là năm thứ tư của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Đây còn là năm thứ chín thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm đầu thế kỷ mới, 2001 - 2010. Các Nghị quyết, Chiến lược và Kế hoạch ấy của Đảng đều nhằm vào một mục tiêu nhất quán là phấn đấu đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG

Nguyễn Tấn Dũng - Phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội

Năm 2008, năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, lại là năm mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí vận động theo những xu hướng trái chiều.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương bảy khóa X trên lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội

Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết quan trọng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội cần phải được quán triệt một cách sâu sắc và tổ chức triển khai có hiệu quả nhằm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

Nguyễn Văn Giàu - Hoạt động ngân hàng Việt Nam thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế

Năm 2008 khép lại với nhiều sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới.

HỘI THẢO KHOA HỌC - THỰC TIỄN

Đổi mới công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế

Lời Bộ Biên tập: Thực hiện Chỉ thị số 881/CT-TTg ngày 13-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 23-27- 6-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày Truyền thống vinh quang của Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2009) và 20 năm ngày Biên phòng toàn dân (1989 - 2009), ngày 25-12-2008, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Đổi mới công tác xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế". Trên 80 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà quản lý, hoạt động thực tiễn, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội đã gửi đến tham gia Hội thảo.

Tạp chí Cộng sản xin giới thiệu bài tổng thuật cuộc Hội thảo này.

*** Tổng thuật hội thảo

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Sinh Cúc - Tổng quan kinh tế năm 2008 và triển vọng năm 2009

Năm 2008, kinh tế nước ta vẫn duy trì hướng phát triển ổn định, lạm phát được kiềm chế, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả khá. Tuy nhiên, khó khăn và thách thức vẫn còn nhiều. Dự báo năm 2009, kinh tế nước ta sẽ diễn biến theo xu hướng tăng trưởng chậm hơn năm 2008. Song, một số ngành vẫn phát triển ổn định.

Vương Quân Hoàng - Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam 2008 phải trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới

Kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta. Chúng ta đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục bị sụt giảm… Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và Chính phủ, hệ thống kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường. Đến nay có thể nhìn lại những khó khăn đã vượt qua, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố bên ngoài và xác định những thách thức sẽ phải đương đầu trong năm 2009...

Hà Quang Ngọc - Cải cách thủ tục hành chính từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay

Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là sự cam kết mạnh mẽ về sự phát triển kinh tế thị trường và điều đó đòi hỏi phải có những cải cách mạnh mẽ hơn nữa đối với các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nguyễn Thúy Hương - Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008

Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới khiến nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều bất ổn, như chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trường kinh doanh kém thuận lợi so với năm trước... năm 2008 vẫn đi qua với kết quả “ngoạn mục” về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước, đạt khoảng 65 tỉ USD - mức cao nhất từ trước tới nay. Điều này khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Phạm Xuân Nam - Bảo tồn sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

Tiến trình toàn cầu hóa liên quan không chỉ đến lĩnh vực chính trị hay kinh tế, mà còn đến cả lĩnh vực văn hóa. Nó liên quan đến sự chung sống giữa các nền văn hóa trên quy mô toàn cầu. Do vậy, suy nghĩ về những điều kiện phát triển của toàn cầu hóa nhằm xây dựng khái niệm chung sống giữa các nền văn hóa để trên cơ sở đó cho phép nghiên cứu bảo tồn sự đa dạng văn hóa là hết sức quan trọng và cần thiết.

Mai Quốc Liên - Bàn về quan hệ giữa giáo dục và văn nghệ

Giáo dục là việc lớn của quốc gia, liên quan đến vận mệnh của đất nước, liên quan đến sức mạnh, tiềm năng con người, văn hóa đất nước. Văn nghệ là việc ở ngoại vi nhưng xét cho cùng nó có tầm quan trọng đặc biệt, tính theo chiều sâu - chiều sâu nội tâm, chiều sâu văn hóa, chiều sâu tinh thần của con người và đất nước.

THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

Bùi Quang Vinh - Lào Cai phát huy thành quả đạt được, phấn đấu hoàn thành những mục tiêu đề ra

Qua nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp, với sự chỉ đạo, lãnh đạo năng động, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh, Lào Cai đang từng bước vươn lên thoát khỏi đói nghèo, đạt những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Mai Thế Dương - Đảng bộ Bắc Kạn với công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên

Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, đội ngũ đảng viên hội đủ đức, tài, thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo để Bắc Kạn cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa được Đảng bộ tỉnh xác định là nhiệm vụ then chốt, và có giải pháp tích cực xuyên suốt.

Nguyễn Văn Tự - Khánh Hòa phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, du lịch của miền Trung và cả nước

Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển gắn với đầu nút giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ ra biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên…, cùng nhiều lợi thế về tài nguyên, nhất là tài nguyên biển: vịnh sâu, bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và nhiều di tích lịch sử, văn hóa phong phú… Đây là những điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển ngành du lịch.

Nguyễn Tấn Hưng - Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Bình Phước

Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Từ nghiên cứu Nghị quyết và soi rọi vào tình hình thực tế về nông nghiệp, nông thôn của Bình Phước, yêu cầu mới đặt ra là phải làm như thế nào để góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, tập trung xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện của một tỉnh có thế mạnh về nông, lâm nghiệp.

Nguyễn Thanh Sơn - Phát huy tiềm năng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

Kế thừa và phát huy truyền thống lâu đời, tốt đẹp của dân tộc coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, quyết sách phù hợp để tập hợp, đoàn kết, xây dựng, phát huy mạnh mẽ vai trò của trí thức, tạo cơ hội và động lực để họ tự do nghiên cứu, sáng tạo và cống hiến. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khóa X của Đảng Cộng sản Việt Nam "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", một lần nữa khẳng định lại đường lối, chủ trương đúng đắn này của Đảng, Nhà nước ta và đề ra các giải pháp thực hiện trong bối cảnh mới, trong đó có giải pháp thu hút và phát huy vai trò của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.

Đàm Hữu Đắc - Bước phát triển mới sau mười năm thực hiện Nghị quyết Trung ương hai về lĩnh vực dạy nghề

Từ phân tích, đánh giá một cách toàn diện tình hình dạy nghề 10 năm qua, có thể khẳng định kết quả nổi bật trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII về dạy nghề chính là việc phục hồi hệ thống dạy nghề, phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Trong những năm tới, sự nghiệp dạy nghề ở nước ta cần được phát triển mạnh hơn, nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật, lao động chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Nguyễn Thu Phương - Bốn mươi năm quan hệ Việt Nam - Thụy Điển

Ngày 11-1-1969, Việt Nam và Thụy Điển chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong suốt bốn mươi năm qua không ngừng được vun đắp, củng cố và phát triển.

Nguyễn Viết Thảo - 50 năm chiến đấu và chiến thắng của cách mạng Cu-ba

Cách đây vừa đúng 50 năm, ngày 1-1-1959, những đoàn quân giải phóng tiến vào thành phố Xan-ti-a-gô Đê Cu-ba, đánh dấu thắng lợi của sự nghiệp cách mạng ở quốc đảo Ca-ri-bê. Một tuần sau, ngày 8-1-1959, lực lượng cách mạng tiến vào giải phóng thủ đô La Ha-ba-na, lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta phản động. Trang sử mới bắt đầu mở ra cho đất nước Cu-ba, trang sử của giữ gìn, củng cố độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội; trang sử của cuộc đấu tranh kiên cường chống đế quốc và ngời sáng chủ nghĩa quốc tế vô sản; trang sử của hơn chục triệu con người vượt qua bao gian khó để đến với những vinh quang mang tầm vóc thời đại.

Phan Doãn Nam - Năm 2008: Sự hình thành của thế giới đa cực?

Năm nào cũng vậy, để tiếp tục tồn tại và phát triển, thế giới phải vượt qua 3 thách thức lớn: thiên tai, kinh tế và các vấn đề an ninh và chính trị.

Đặc điểm của năm 2008 là cả ba thách thức này đã nổ ra rất gay gắt và hầu như cùng một lúc. Trong bài này chỉ đề cập đến thách thức 2 và 3 là hai nhân tố quyết định chiều hướng phát triển của nền chính trị thế giới.

Lê Gia Kiên - Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít; quá khứ và triển vọng

Qua 61 năm kể từ khi giành độc lập, với những bước phát triển, Ấn Độ đang ngày càng nổi lên và vững bước trên con đường trở thành một cường quốc ở khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nước này cũng không tránh khỏi hiện tượng phân hóa xã hội và đang phải đối mặt với một khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Trước bối cảnh đó, trong cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, cải thiện đời sống các tầng lớp nhân dân lao động không thể không nhắc đến vai trò phong trào cộng sản, cánh tả ở Ấn Độ mà nòng cốt là hai Đảng Cộng sản: Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít.

*** Xây dựng và phát huy vai trò của chính quyền cơ sở các tỉnh biên giới phía Nam và Tây Nguyên