Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 9-2-2009 đến 15-2-2009)
1. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm châu Phi
Ngày 10-2-2009, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bắt đầu chuyến thăm 8 ngày đến A-rập Xê-út và 4 nước châu Phi khác nhằm thúc đẩy hợp tác, đầu tư và an ninh năng lượng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho biết, Bắc Kinh muốn thắt chặt quan hệ với A-rập Xê-út, nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới. Trao đổi thương mại của Trung Quốc với A-rập Xê-út đã tăng gấp đôi kể từ năm 2005, đạt 41,8 tỉ USD trong năm 2008, chủ yếu trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt. Trung Quốc sẽ ký kết các thỏa thuận đầu tư và trợ giúp nhằm hỗ trợ các nền kinh tế châu Phi đối phó với suy thoái kinh tế toàn cầu.
2. Ha-mát chấp nhận ngừng bắn 18 tháng
Ngày 11-2-2009, Ha-mát tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn 18 tháng với I-xra-en tại Dải Ga-da để đổi lấy việc I-xra-en ngừng phong tỏa Ga-da. Người phát ngôn của chính phủ I-xra-en tại Giê-ru-xa-lem không đưa ra bình luận về tin tức này. Theo các quan chức Ha-mát, I-xra-en đã đề xuất mở các cửa khẩu với Ga-da để cho phép 70% đến 80% hàng hóa vào vùng lãnh thổ này, chỉ cấm những thứ mà họ cho rằng có thể được sử dụng để làm vũ khí. Việc ngăn chặn Ha-mát có thêm vũ khí là mục tiêu hàng đầu trong cuộc tấn công 22 ngày của I-xra-en vào Ga-da hồi cuối tháng 12-2008 và tháng 1-2009. I-xra-en và Ha-mát đã tuyên bố ngừng bắn riêng rẽ vào ngày 18-1-2009, song thỏa thuận mong manh đã sụp đổ bởi Pa-le-xtin bắn rốc-két về phía I-xra-en còn I-xra-en không kích Ga-da.
3. Nga và Ác-mê-ni-a thỏa thuận xây dựng hệ thống phòng không chung
Ngày 13-2-2009, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (OKDB) Ni-cô-lai Boóc-điu-gia thông báo, Nga và Ác-mê-ni-a đã nhất trí hợp tác xây dựng một hệ thống phòng không thống nhất, tương tự như mạng lưới phòng không mới công bố gần đây giữa Nga và Bê-la-rút. Dự kiến, Nga và Ác-mê-ni-a cũng sẽ thiết lập một mạng lưới phòng không chung tương tự. Theo ông, OKDB sẽ thiết lập ba mạng lưới phòng không khu vực, bao gồm các hệ thống tại Đông Âu, Cáp-ca-dơ và Trung Á. Trong tương lai, ODKB sẽ triển khai hợp tác ở cấp độ cao hơn, phối hợp hành động giữa tất cả các mạng lưới khu vực, đồng thời đưa ra những quy tắc chung về tham gia hệ thống và trao đổi thông tin. ODKB, được thành lập giữa năm 1992, là liên minh quân sự - chính trị gồm 7 nước thành viên là Ác-mê-ni-a, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan và Nga.
4. Hạ viện Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỉ USD
Ngày 13-2, lưỡng viện Hoa Kỳ đã thông qua gói chi tiêu và giảm thuế trị giá 787 tỉ USD. Trong kế hoạch được thông qua, khoảng 65% sẽ được chi cho các dự án công trình công cộng, khoa học, năng lượng, bổ sung trợ cấp thất nghiệp, nâng cấp kết cấu hạ tầng ngành giáo dục và 35% để giảm thuế cá nhân và doanh nghiệp. Mặc dù bị giảm nhiều so với dự thảo ban đầu là 937 tỉ USD; giảm gần 40 tỉ USD so với 825 tỉ USD được Hạ viện thông qua ngày 28-1-2009, nhưng đây vẫn được coi là thắng lợi đầu tiên trên chính trường của ông Ô-ba-ma. Thượng nghị sỹ Harry Reid (Ha-ri Rết), lãnh đạo phe Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện cho biết, những người tham gia thương lượng đã dung hòa được hai kế hoạch khác nhau của Thượng viện và Hạ viện, qua đó thống nhất về mục tiêu tạo thêm nhiều việc làm so với kế hoạch của Thượng viện và chi phí ít hơn so với kế hoạch của Hạ viện. Ông Ha-ri Rết tin rằng, kế hoạch kích thích kinh tế này sẽ giúp tạo ra 3,5 triệu việc làm và phục hồi nền kinh tế đầu tàu thế giới.
5. Các bộ trưởng G7 thảo luận kế hoạch đối phó suy thoái kinh tế toàn cầu
Ngày 14-2, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm G7 cùng khách mời là Nga đã nhóm họp tại Thủ đô Rô-ma của I-ta-li-a để thảo luận kế hoạch hành động đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Trong hai ngày họp, các đại biểu thảo luận các vấn đề kinh tế nóng nhất hiện nay như việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và đưa ra cam kết đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang gây tác động mạnh đến các nền kinh tế phát triển, đặc biệt trong vài tháng trở lại đây. Hội nghị cũng trao đổi những biện pháp được nêu trong các gói kích thích kinh tế của mỗi nước và tìm kiếm sự nhất trí chung trong các biện pháp tiếp theo, bao gồm cả việc lập ra các quy định mới cho tài chính toàn cầu.
6. Vê-nê-xu-ê-la mong muốn cải thiện mối quan hệ với Mỹ
Ngày 14-2-2009, tại thủ đô Ca-ra-cát, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la Hu-gô Cha-vét tuyên bố, nước này sẵn sàng khởi động tiến trình nối lại quan hệ với Mỹ. Ông Cha-vét khẳng định sẽ tham dự Hội nghị Thượng định các nước châu Mỹ, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 4-2009 tại Tri-ni-đát và Tô-ba-gô. Quan hệ giữa Mỹ và Vê-nê-xu-ê-la bắt đầu căng thẳng từ tháng 9-2008 sau 2 lần trục xuất các đại sứ của nhau. Theo giới quan sát, bên lề Hội nghị này, nhiều khả năng tổng thống hai nước sẽ có cuộc gặp tay đôi đầu tiên. Tuyên bố của ông Cha-vét được đưa ra một ngày trước khi diễn ra cuộc trung cầu dân ý về cải cách hiến pháp liên quan đến việc xóa bỏ những quy định hạn chế đối với nhiệm kỳ tổng thống và các quan chức được bầu, cho phép ông Cha-vét ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2013.
7. Tân Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu chuyến thăm châu Á
Ngày 15-2-2009, bà Hi-la-ri Clin-tơn đã lên đường đi Đông Á bắt đầu thực hiện chuyến công du đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, tới Tô-ki-ô, Xơ-un, Bắc Kinh và Gia-các-ta. Đây cũng là lần đầu tiên trong 60 năm qua, một Ngoại trưởng Mỹ chọn Đông Á cho chuyến công tác nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức. Sự lựa chọn này cho thấy vai trò trọng yếu của khu vực trong chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Mỹ trong bối cảnh hiện nay. Ngoại trưởng Hi-la-ri Clin-tơn trước khi lên đường đến châu Á đã tuyên bố rằng “Mỹ tha thiết muốn mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ với châu Á”. Dư luận đang theo dõi những thay đổi của chính quyền Mỹ trong các chính sách đối với châu lục rộng lớn này sau chuyến thăm của bà Hi-la-ri Clin-tơn./.
*** Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 2-2-2009 đến 8-2-2009)
Xuất khẩu gạo 2009 - sự khởi đầu thuận lợi  (16/02/2009)
Những thành tựu đáng ghi nhận của báo chí - xuất bản năm 2008  (16/02/2009)
Chuyến đi chiến lược  (16/02/2009)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đối thoại với sinh viên Việt Nam  (16/02/2009)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 9-2-2009 - 15-2-2009)  (16/02/2009)
Sinh viên Việt Nam rèn đức, luyện tài  (15/02/2009)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên