Đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Hồ Chí Minh có bước ngoặt phát triển mới, định hướng rõ ràng theo hệ tư tưởng vô sản, mang tính chất cách mạng và khoa học. Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lê-nin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn ở trong nước cũng như trên thế giới, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách mạng Việt Nam, trước hết vào việc xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam - Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong hơn hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta còn có những khuyết điểm, yếu kém. Chính vì vậy, Đảng ta xác định phải tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi và cách làm phù hợp nhằm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng phải luôn đổi mới lý luận, phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Với những giá trị to lớn và bền vững đó, Đảng ta đã xác định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Nội dung cuốn sách được chia làm ba chương:


Chương I. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về xây dựng Đảng Cộng sản

1. Sự cần thiết phải xây dựng chính đảng vô sản ở mỗi nước.
2. Đảng cộng sản ra đời phải là sự kết hợp giữa lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
3. Đảng cộng sản là đội tiên phong chính trị có bộ máy tổ chức chặt chẽ, giác ngộ cách mạng và khoa học nhất của giai cấp công nhân.
4. Tập trung dân chủ - nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng cộng sản.
5. Đoàn kết thống nhất trong đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng cộng sản.
6. Tổ chức cơ sở đảng là trung tâm, mắt xích quan trọng và là chỗ dựa vững chắc của Đảng cộng sản.
7. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tốt công tác phát triển đảng và thanh đảng là nhiệm vụ thường xuyên của đảng.
8. Phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Chương II. Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam


Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về xây dựng đảng cộng sản, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng được hình thành và phát triển từng bước theo tiến trình đi lên của cách mạng qua những thời kỳ, những giai đoạn nối tiếp nhau gắn với bối cảnh chung của thế giới. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chính đảng cộng sản ở một nước có nền kinh tế - xã hội lạc hậu, chậm phát triển là một hệ thống lý luận, nguyên tắc với những nội dung hết sức phong phú. Trong chương này, tập trung phân tích một số tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển học thuyết chính đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam:

1. Sự sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự vận dụng và phát triển lớn nhất của Hồ Chí Minh về xây dựng đảng ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến.
2. Kế thừa và bổ sung chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Nhận thức sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, phát triển tính chất quần chúng và tính dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển nguyên tắc tập trung dân chủ.
5. Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin về tư cách người đảng viên trong xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
6. Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin về đoàn kết thống nhất trong Đảng cộng sản Việt Nam.
7. Vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin về xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
8. Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển phương thức lãnh đạo của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong cách lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với phong cách làm việc quần chúng.

Chương III. Xây dựng Đảng theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Nâng cao hơn nữa việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Tăng cường đoàn kết thống nhất nội bộ đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ đổi mới.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân.