200 triệu tấn hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam
Hệ thống cảng biển có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Hiện nay, trong 24 tỉnh, thành phố của nước ta đã có 226 cảng biển, trong đó có 9 cảng lớn. Tuy nhiên, khả năng bốc dỡ hàng hóa của hệ thống cảng biển hiện có còn nhiều hạn chế, kể cả những cảng lớn nhất cũng chưa đủ tầm để đón những tàu biển có trọng tải lớn hơn 50.000 tấn; mặt khác, đang có sự mất cân đối nghiêm trọng về năng lực bốc dỡ giữa các cảng ở ba miền. Nhiều tàu nước ngoài vào khu vực châu Á và Việt Nam phải quá cảnh sang các cảng ở Hồng Công và Singapore.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, khả năng tiếp nhận hàng hóa của các cảng biển Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 100 triệu tấn mỗi năm. Nhưng trên thực tế, công suất đã lên đến 140 triệu tấn mỗi năm, với tốc độ tăng trưởng hàng hóa bình quân hằng năm từ 10 đến 12% trong vòng một thập kỷ qua. Điều đáng quan tâm là sự quá tải còn rất không đồng đều giữa các cảng. Ở miền Trung nhiều cảng thừa công suất; trong khi các cảng ở miền Nam lại “nghẽn mạch” hàng hóa bốc dỡ, và phải đảm trách tới 90% lượng hàng vận chuyển bằng container; cụm cảng miền Bắc chỉ đạt 28-30% tổng công suất bốc dỡ hàng hóa của cả nước.
Dự kiến đến năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 200 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển qua hệ thống cảng biển. Khối lượng hàng hóa sẽ nâng lên 340 triệu tấn trong 10 năm tiếp theo. Với sự gia tăng về lượng này, giới đầu tư dịch vụ hậu cần cho rằng đến năm 2010, hệ thống cảng biển Việt Nam phải nâng cao công suất tiếp nhận lên gấp 2 lần hiện nay và 4 lần vào năm 2020. Để nâng cấp và đầu tư mới cho hệ thống cảng biển, lượng vốn cần thiết lên đến xấp xỉ 60.000 tỉ đồng (tương đương 4 tỉ USD). Thông tin từ Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho biết, dự tính sẽ có 3 tỉ USD được đầu tư phát triển các cảng biển miền Trung, nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của vận tải biển khu vực này (số vốn 3 tỉ USD này sẽ gồm ½ lấy từ nguồn ODA và ½ từ ngân sách)…
Việc mở cửa ngành vận tải đường biển sau WTO là cơ hội lớn, song cũng đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước.
Cải cách hành chính ở nước ta hiện nay  (01/02/2007)
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2006  (01/02/2007)
Đối thoại Trung - Mỹ về các vấn đề chiến lược kinh tế  (01/02/2007)
Triển vọng tăng trưởng kinh tế trên thế giới  (01/02/2007)
Dự báo kinh tế thế giới năm 2007  (01/02/2007)
Xây dựng Cộng đồng Đông Á - những thành tựu bước đầu  (30/01/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển