Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2006
Nhằm cải thiện mạnh môi trường kinh doanh trong bối cảnh nước ta đã gia nhập WTO, ngày 13-12-2006, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) đã phối hợp tổ chức diễn đàn này. Tham dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan hoạch định chính sách, UBND các tỉnh, thành phố, các cơ quan ngoại giao, cộng đồng các nhà tài trợ và đông đảo đại diện các doanh nghiệp.
Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, làm cho Việt Nam thật sự là điểm đến hấp dẫn và lâu dài của các nhà đầu tư. Trong 5 năm tới (2006-2010), Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh để huy động được 140 tỉ USD vốn đầu tư phát triển, trong đó 1/3 là vốn từ bên ngoài.
Giám đốc WB tại Việt Nam – ông Klaus Rohland đã đánh giá cao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 của Việt Nam, cho rằng kế hoạch này rất tổng thể và có tầm nhìn dài hạn, tạo động lực mới để Việt Nam chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường vào năm 2010. Tuy nhiên, ông K.Rohland cũng thẳng thắn nhận xét rằng bức tranh phát triển của Việt Nam vẫn chưa đồng đều, và cái đáng lo nhất là “những quan chức cấp dưới thực hiện và cải cách thể chế như thế nào”…
Theo Báo cáo kết quả điều tra về môi trường kinh doanh của Ban Thư ký Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam 2006, có khoảng 40% doanh nghiệp (được điều tra) nhận thấy đã có những tiến bộ trong tháo gỡ các rào cản gia nhập thị trường và phát triển cơ sở hạ tầng; hơn 30% doanh nghiệp cho rằng thủ tục hành chính đã bớt rườm rà và việc tiếp cận thông tin đã dễ dàng hơn; 89% doanh nghiệp vẫn có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm 2007. Nhìn chung, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỏ ra lạc quan về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, đánh giá cao vai trò của sự ổn định chính trị, khả năng kiểm soát lạm phát và quản lý tỷ giá hối đoái.
Vướng mắc lớn nhất được đại diện các doanh nghiệp đề cập và phân tích tại diễn đàn lần này là sự chậm trễ trong cải cách và tổ chức thực hiện hệ thống luật mới; là tình trạng không rõ ràng trong giai đoạn chuyển tiếp từ thực hiện luật cũ sang luật mới; quyền sở hữu trí tuệ; khả năng cạnh tranh trong khu vực, tình trạng yếu kém của cơ sở hạ tầng…
Đối thoại Trung - Mỹ về các vấn đề chiến lược kinh tế  (01/02/2007)
Triển vọng tăng trưởng kinh tế trên thế giới  (01/02/2007)
Dự báo kinh tế thế giới năm 2007  (01/02/2007)
Xây dựng Cộng đồng Đông Á - những thành tựu bước đầu  (30/01/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển