Châu Âu đối phó cuộc khủng hoảng tài chính
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đang đẩy châu Âu - châu lục vốn được coi là có sự phát triển ổn định - đứng trước thách thức mới. Hệ thống ngân hàng toàn châu Âu ngày 30-9 gần như hỗn loạn, thị trường tài chính đồng loạt tụt dốc.
Tiếp theo việc ba ngân hàng lớn ở châu Âu (liên doanh Bỉ-Hà Lan Fortis; Ngân hàng Anh Bradford và Bingley; Ngân hàng Ðức Hypo Real Estate) bị đẩy đến bờ vực của sự phá sản, hai ngân hàng Pháp cũng có nguy cơ rơi vào rối loạn.
Giá trị cổ phiếu của Ngân hàng Dexia (liên doanh Pháp - Bỉ) giảm 28,5% mặc dù có tin đồn ngân hàng này sẽ tăng vốn. Trong khi đó, Ngân hàng tài chính và đầu tư Pháp Natixis đã phải chứng kiến cổ phiếu của mình sụt giảm đến 30% chỉ trong một phiên giao dịch và cuối cùng, khi kết thúc các phiên giao dịch trong ngày, cổ phiếu của Natixis đã mất đi 13,7% giá trị.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Giêm Clau-đơ Tơ-ri-chét cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 8-2007 là thách thức lớn nhất đối với ECB trong lịch sử mười năm qua. Trong những ngày qua, bằng mọi hình thức, tự hành động, phối hợp với các ngân hàng trung ương khác hoặc thông qua các thủ tục khác nhau, ECB đã đổ rất nhiều tiền từ nguồn dự trữ của mình để duy trì được khả năng thanh toán tín dụng, giữ cho thị trường thanh khoản không rơi xuống đáy.
Chính phủ Bỉ và Hà Lan quyết định chi 16 tỉ USD để quốc hữu hóa một phần ngân hàng chung Fortis NV trong khi Chính phủ Ðức cam kết chi 35 tỷ euro để bảo lãnh cho tập đoàn tín dụng bất động sản Hypo Real Estate Holdings AG mà cổ phiếu đã sụt giảm tới hơn 60%.
Các ngân hàng trung ương của Anh, Na Uy, Nhật Bản, Áo, Ðan Mạch, Thụy Ðiển, Thụy Sĩ, Ca-na-đa và ECB cũng tham gia vào chương trình cứu trợ toàn cầu mới lần này. Chính phủ Ai-xơ-len đã mua lại 75% cổ phần trong Ngân hàng Glitnir - ngân hàng lớn thứ ba ở Ai-xơ-len. Ngân hàng Dexia của Bỉ và Pháp sẽ nhận được khoản tiền cứu trợ khẩn cấp 6,4 tỉ euro, tương đương 9,2 tỉ USD, từ Chính phủ hai nước nói trên và các cổ đông lớn. Chính phủ Bỉ và các cổ đông lớn của Dexia sẽ cung cấp tổng số tiền 3 tỉ euro, trong khi ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Pháp là Caisse des Depots et Consignations sẽ "bơm" 3 tỉ euro. Chính phủ Lúc-xăm-bua sẽ mua lượng cổ phần trị giá 376 triệu euro của bộ phận Dexia đang hoạt động ở nước này.
Tại Pháp, ngày 30-9, Tổng thống N. Xác-cô-di đã có cuộc gặp với Thủ tướng F.Phi-lon và các chủ ngân hàng, các hãng bảo hiểm Pháp nhằm thảo luận những giải pháp bảo hộ các ngân hàng trong nước, trong đó có việc giải quyết vấn đề khan hiếm tiền mặt, đồng thời tìm kiếm nguồn vốn để các ngân hàng trong nước có thể tiếp tục cho các doanh nghiệp vay vốn.
Các kế hoạch cứu trợ, can thiệp khẩn cấp của chính phủ các nước châu Âu dường như đã có tác dụng. Giá trị cổ phiếu của tập đoàn bảo hiểm và ngân hàng Fortis đã tăng lại tới 14,5% sau quyết định rót 11,2 tỉ euro (tương đương 16,4 tỉ USD) của chính phủ ba nước Bỉ, Lúc-xăm-bua và Hà Lan.
Ngân hàng Hypo Real Estate (HRE) của Ðức đã thoát khỏi nguy cơ phá sản. Quyết định quốc hữu hóa và bán từng phần ngân hàng thế chấp hàng đầu B và B của Anh để bảo đảm ổn định hệ thống tài chính được giới quan sát đánh giá là một bước tiến lớn trong việc lấy lại sự ổn định cho ngành tài chính Anh nói riêng và châu Âu nói chung.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, tất cả những biện pháp này chỉ là giải pháp tạm thời khi cuộc khủng hoảng tài chính vẫn đang tiếp tục lan rộng sang các nước khác. Báo Tages-Anzeiger (Thụy Sĩ) cho rằng, một số nước riêng lẻ có thể cứu được các ngân hàng của họ bằng cách đổ tiền thuế vào, nhưng "sự ứng biến và tiền tệ" đến một lúc nào đó có thể không đủ. Về lâu dài, các nước thành viên EU phải khẩn cấp cùng nhau đưa ra một kế hoạch cứu trợ tập thể để cứu hệ thống tài chính toàn khu vực.
Các chuyên gia tài chính châu Âu cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng tài chính đã đi vào một giai đoạn mới, và điều cần thiết là phải kiềm chế được cuộc khủng hoảng càng sớm càng tốt, trước khi nó bước vào giai đoạn nguy hiểm, khi người tiêu dùng bắt đầu rút tiền của họ bất chấp các ngân hàng đang hoạt động tốt.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, châu Âu vẫn có thể đóng vai trò nhân tố ổn định. Trong tình trạng xáo trộn hiện nay, các thể chế tài chính khu vực châu Âu có khả năng được vận hành tốt hơn. Theo ông Giên Clau-đơ Giăng-cơ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lúc-xăm-bua và là người đứng đầu nhóm các Bộ trưởng Tài chính châu Âu, 27 quốc gia EU cần hợp tác chặt chẽ hơn trong việc giải quyết khủng hoảng, nhưng việc vạch ra một chiến lược chung vẫn còn là điều chưa có gì là chắc chắn.
Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Pháp cho biết, châu Âu sẽ không đi tới một chiến lược "là phiên bản châu Âu của kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Pao-lơ-sơn đề xuất". Ðó là do các chính phủ châu Âu không có mức độ tự do tài khóa cao để vay mượn đủ tiền cho một kế hoạch tương tự, đồng thời các nước này cũng không có chung Bộ Tài chính. Thay vào đó, một trong những biện pháp đang được bàn thảo là đình chỉ các quy tắc chống độc quyền ngặt nghèo của EU trong trường hợp phải quốc hữu hóa khẩn cấp một tổ chức tài chính nào đó.
Ý tưởng mà Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di đưa ra tại Liên hợp quốc về một hội nghị cấp cao tài chính quốc tế đã được nhiều nước ủng hộ. Trong vai trò là Chủ tịch luân phiên EU nửa cuối năm 2008, Pháp nỗ lực tìm cách khôi phục sự ổn định trên các thị trường thế giới. Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Tài chính và Việc làm Pháp cho biết, Pháp đã đề xuất tổ chức một cuộc gặp các đối tác châu Âu trong Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu (G8) nhằm tìm kiếm biện pháp hữu hiệu khôi phục sự ổn định trên các thị trường thế giới. Tổng thống Xác-cô-di cho biết, cuộc họp trù bị, thảo luận về tiến trình cải cách hệ thống tài chính, chuẩn bị cho cuộc gặp nói trên, dự kiến được tổ chức tại Pa-ri vào ngày 4-10 với sự tham dự của đại diện các đối tác phương Tây của Pháp trong Nhóm G8 là Anh, Ðức và I-ta-li-a cũng như Chủ tịch Ủy ban châu Âu , Thống đốc ECB và ông Giêm Clau-đơ. Người đứng đầu nhóm các Bộ trưởng Tài chính châu Âu đã hoan nghênh ý tưởng này và cho rằng, châu Âu có thể đóng vai trò động lực trong nỗ lực triển khai cơ chế chống khủng hoảng./.
Việt Nam - Ca-na-đa đàm phán hiệp định khuyến khích đầu tư  (03/10/2008)
Hội thảo “Xây dựng Luật Người tàn tật”  (03/10/2008)
Tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long  (03/10/2008)
Khai mạc hội thi sơ khảo toàn quốc “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” khu vực IV  (03/10/2008)
Khai mạc hội thi sơ khảo toàn quốc “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” khu vực IV  (03/10/2008)
Phạm Văn Đồng Tuyển tập, Tập I (1946-1965)  (03/10/2008)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay