Hiệu quả việc lồng ghép nội dung nâng cao năng lực thực hiện cam kết WTO vào chương trình giảng dạy cán bộ lãnh đạo, quản lý
TCCSĐT - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thỏa thuận tài trợ của Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO về kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc thực hiện cam kết của Việt Nam với WTO, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I tiến hành thí điểm xây dựng Dự án “Bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực quản lý thực hiện cam kết về WTO cho cán bộ, lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I”.
Mục tiêu của Dự án nhằm bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về WTO cho cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng tập bài giảng để từng bước đưa vào nội dung chương trình giảng dạy trong hệ thống Học viện, qua đó nâng cao năng lực quản lý thực hiện các cam kết về WTO cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện, các giám đốc doanh nghiệp, góp phần đổi mới phương thức quản lý, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hiệu quả, gắn với xóa đói, giảm nghèo.
Dự án chia làm hai giai đoạn:
- Từ tháng 5-2010 đến tháng 5-2011: Học viện thực hiện giai đoạn 1 của Dự án với kết quả là xây dựng được tập bài giảng gồm 12 chuyên đề và tổ chức giảng dạy thí điểm ở một số lớp tại Học viện và một số địa phương. Đồng thời, biên soạn, in và phát hành cuốn sách: “Nâng cao năng lực quản lý thực hiện các cam kết hội nhập WTO cho cán bộ lãnh đạo, quản lý” dùng làm tài liệu tuyên truyền và bồi dưỡng kiến thức về WTO cho cán bộ, học viên.
- Từ tháng 11-2011 đến khi kết thúc Dự án, là giai đoạn 2, với mục đích biên soạn bổ sung thêm 4 chuyên đề và xây dựng phương án, kế hoạch lồng ghép nội dung của tập bài giảng về WTO vào chương trình giảng dạy chính khóa của Học viện. Khi Dự án kết thúc, nội dung, phạm vi, phương án, kế hoạch, lộ trình lồng ghép được Ban Giám đốc Học viện phê duyệt, làm cơ sở cho việc thực hiện lồng ghép đầy đủ trong các chương trình giảng dạy những năm tiếp theo.
Trải qua quá trình triển khai thực hiện bài bản, công phu, đến nay, Dự án cơ bản hoàn thành các nội dung cam kết với Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO, cụ thể:
Một là, xây dựng được nội dung bài giảng về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế cho các đối tượng đào tạo tại Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, bao gồm 16 chuyên đề (trong đó có 12 chuyên đề của giai đoạn I được rà soát, chỉnh sửa và biên soạn mới 4 chuyên đề).
Những chuyên đề trong tập bài giảng mới trên đều là những nội dung quan trọng, cần thiết, do các nhà lãnh đạo, quản lý của các bộ, ngành, các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín thực hiện, trong đó có nhiều người trực tiếp tham gia xây dựng các văn kiện và tham gia quá trình đàm phán với WTO. Việc biên soạn tập bài giảng được tiến hành trên cơ sở thực hiện điều tra, khảo sát nhu cầu, tổ chức hội thảo khoa học lấy ý kiến của giảng viên các khoa, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài Học viện, từ khâu xây dựng đề cương, viết bản thảo đến hoàn chỉnh bài giảng…
Hai là, tiến hành điều tra, khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo hiện tại trong điều kiện thách thức hội nhập tác động đến công tác quản lý các cấp tại Học viện. Xác định và xây dựng nội dung lồng ghép; xây dựng phương án, kế hoạch lồng ghép theo lộ trình 5 năm.
Ba là, tài liệu giảng dạy, nội dung, phương án và kế hoạch lồng ghép được thường xuyên chỉnh sửa, trên cơ sở kết quả tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho học viên các lớp tập trung tại Học viện.
Cụ thể là, Dự án tổ chức đào tạo thí điểm diện rộng tại 3 lớp học, với tổng cộng 240 học viên, là các cán bộ đang học hệ tập trung tại trường khóa 2011 - 2013, nhằm nâng cao năng lực cho các học viên hệ tập trung tại Học viện, đồng thời qua đây, tiếp tục lấy ý kiến chỉnh sửa và hoàn thiện tài liệu giảng dạy, cũng như phương án và kế hoạch lồng ghép của Chương trình.
Thông qua khóa đào tạo, các học viên được nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế và các vấn đề của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, qua đó góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của các học viên này, phục vụ thiết thực cho việc triển khai áp dụng khi về địa phương, đơn vị công tác. Đồng thời, các học viên cho ý kiến đóng góp về nội dung tài liệu tập huấn (16 chuyên đề), các phương án và kế hoạch lồng ghép vào chương trình đào tạo dài hạn của hệ tập trung tại Học viện. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý Dự án và nhóm tư vấn tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện các sản phẩm của Dự án theo yêu cầu.
Bốn là, tài liệu giảng dạy được tiếp tục chuẩn hóa trên cơ sở nhu cầu, điều kiện thực tiễn và đào tạo thí điểm tại 3 tỉnh (gồm Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Giang), với 220 học viên và một lớp tập trung tại Hà Nội với sự tham gia của 96 học viên là đại diện cho 28 tỉnh, thành phía Bắc.
Nhìn chung, việc tổ chức các lớp đào tạo tại các địa phương và ở Học viện là rất cần thiết và hữu ích cho mỗi học viên, nhà trường, cũng như Ban Quản lý Dự án. Về phía học viên là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị và các doanh nghiệp, thông qua các lớp tập huấn giúp họ nâng cao nhận thức, năng lực về vấn đề thực hiện các cam kết về WTO nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung; bổ sung, hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý, góp phần giúp các học viên thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của họ được giao có liên quan tới vấn đề được học tại địa phương, đơn vị. Đây cũng là dịp học viên đóng góp với nhà trường về nội dung, chương trình, phương thức và phương pháp đào tạo; mô hình, kế hoạch lồng ghép những kiến thức về WTO vào chương trình giảng dạy tập trung tại Học viện và các lớp tại địa phương.
Về phía nhà trường, lãnh đạo Học viện có thêm kiến thức thực tiễn, tầm nhìn tổng quan về nhu cầu đào tạo thực tế của học viên và các địa phương về các vấn đề liên quan tới hậu gia nhập WTO. Ban Quản lý Dự án cũng có thêm thông tin và những ý kiến đóng góp, phản hồi để hoàn thiện các yêu cầu Dự án.
Năm là, tài liệu giảng dạy, nội dung, phương pháp và kế hoạch lồng ghép được giới thiệu, chia sẻ rộng rãi. Ngày 30-8-2013, Ban Quản lý dự án tổ chức Hội thảo thẩm định kết quả và tổng kết dự án. Thông qua cuộc hội thảo này, các kết quả đầu ra của tư vấn gồm 4 chuyên đề mới và phương án, kế hoạch lồng ghép của 16 chuyên đề vào chương trình đào tạo chung của Học viện. Đồng thời, thông qua cuộc hội thảo và ngay trong quá trình tổ chức các lớp tập huấn tại Học viện và các địa phương, trên các phương tiện thông tin truyền thông (tạp chí và trang web của Học viện, Tạp chí Cộng sản…), Ban Quản lý dự án mong muốn chia sẻ thêm các kết quả dự án tới đông đảo cán bộ trong hệ thống Học viện và các tổ chức, bộ, ngành có liên quan.
Trong quá trình thực hiện Dự án, dù Học viện gặp không ít khó khăn, song luôn nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện của các đơn vị có liên quan. Đến nay, Dự án đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Những kết quả của dự án hy vọng sẽ nhanh chóng được áp dụng và phổ biến, góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện nói riêng và đáp ứng được yêu cầu cập nhật kiến thức hội nhập kinh tế và hội nhập quốc tế nói chung của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp./.
Giới hạn của phép thử  (27/12/2013)
Bảo đảm thực thi đúng theo tinh thần của Hiến pháp  (27/12/2013)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ An ninh Lào  (27/12/2013)
Quốc hội Lào thông qua nhiều vấn đề quan trọng  (27/12/2013)
Hoạt động của Thủ tướng Campuchia ở Việt Nam  (27/12/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên