Giới hạn của phép thử
22:24, ngày 27-12-2013
TCCSĐT - Chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn (Joe Biden) tới Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là dụng ý của Mỹ trong việc dàn xếp tình hình ở khu vực Đông Bắc Á, nơi đã lại trở nên sôi động về mức độ căng thẳng và đối đầu, sau khi Trung Quốc tuyên bố coi không phận trên quần đảo tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở biển Hoa Đông là khu vực mở rộng theo dõi để phòng thủ hay còn gọi là Vùng Xác định Phòng không (ADIZ).
Nhìn vào biểu hiện bề ngoài, ông G. Bai-đơn đã không thuyết phục được Trung Quốc “bớt củi, giảm lửa dưới nồi” mà chỉ khẳng định tính bền vững của mối quan hệ đồng minh chiến lược, đặc biệt về quân sự và chính trị - an ninh, giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong thực chất, cả bốn đối tác này đều vẫn trong quá trình và ý định thăm dò phản ứng và đối sách, trước bối cảnh tình hình chính trị - an ninh mới ở khu vực.
Tất cả đều đang tiến hành phép thử theo cách riêng của mình và xác định giới hạn của phép thử ấy. Trung Quốc biết rằng, nếu chỉ tranh chấp chủ quyền trên đảo và trên biển với Nhật Bản như từ trước đến nay thì trên thực tế chỉ liên quan đến Nhật Bản. Nhưng vì Mỹ có cam kết bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc nên điều rất quan trọng đối với Trung Quốc hiện nay là trù liệu chính xác hoặc biết chắc chắn là Mỹ sẽ thực hiện cam kết ấy như thế nào trong trường hợp được Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu. Đưa cuộc tranh chấp chủ quyền lên cả không phận không chỉ gia tăng áp lực đối với Nhật Bản mà còn là phép thử mới đối với cả Mỹ.
Những động thái của Mỹ trong thời gian qua không chỉ đơn thuần nhằm trấn an Nhật Bản và Hàn Quốc mà còn là phép thử với Trung Quốc. Việc Mỹ cho máy bay quân sự của mình bay vào vùng Trung Quốc đòi xác định phòng không, cộng thêm những phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn ở Trung Quốc khi thẳng thừng không công nhận Vùng Xác định Phòng không (ADIZ) và cả cuộc tập trận chung tới đây giữa Mỹ, Hàn Quốc và Anh đều phát đi thông điệp cảnh cáo Trung Quốc lại vừa thăm dò phản ứng của nước này. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những động tác với mục đích tương tự. Nhật Bản cho máy bay quân sự hoạt động ở khu vực quần đảo mà hai bên tranh chấp trong khi Hàn Quốc cũng mở rộng không phận phòng thủ như Trung Quốc và cùng Mỹ, Anh tiến hành tập trận.
Nhìn từ giác độ lợi ích chiến lược của tất cả bốn đối tác này thì có thể thấy cả phép thử hiện tại lẫn những phép thử của họ trong tương lai, tất cả đều có giới hạn của chúng. Bằng chứng trước hết là họ làm găng nhau và “ăn miếng, trả miếng” nhau đến thế nhưng vẫn rất kiềm chế, vẫn đan xen biểu hiện thái độ thận trọng và giữ dư địa để lùi.
Khi Phó Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn đến Trung Quốc, hai bên đều "phô đồng thuận, dấu dị biệt". Mỹ không công nhận ADIZ của Trung Quốc nhưng đâu có đòi Trung Quốc rút lại quyết định này. Mỹ cho máy bay quân sự bay qua vùng lãnh thổ tranh chấp bất chấp Trung Quốc nhưng lại khuyến nghị các hãng hàng không dân dụng của Mỹ tuân thủ quy định mới của Bắc Kinh. Ngay đến cả cuộc tập trận chung nói trên, Mỹ và Hàn Quốc đều nhấn mạnh không nhằm đối phó với quyết sách mới của Trung Quốc mà chỉ là "đã được lên kế hoạch từ trước".
Phía Trung Quốc cũng đã dịu giọng khi quả quyết không phận đó không phải là "vùng cấm bay" và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác với Mỹ. Cả Nhật Bản cũng không thấy có phản ứng đặc biệt gì khiến quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc bị đột biến nghiêm trọng.
Rõ ràng giới hạn của phép thử của các bên là không để tình hình diễn biến vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ. Vì thế, tất cả các bên đang và sẽ còn phải hết sức tránh để xảy ra đột biến, cụ thể là không để xảy ra đụng độ quân sự ở khu vực vùng biển lẫn vùng trời xung quanh quần đảo tranh chấp này. Hai nguy cơ lớn nhất và tiềm tàng nhất mà chính phủ các nước này hiện phải để tâm kiểm soát và ngăn chặn chính là hành động bột phát của một bộ phận hay cá nhân nào đó trong giới quân sự cũng như sự trỗi dậy và hành động thái quá của những lực lượng dân tộc chủ nghĩa ở trong nước./.
Tất cả đều đang tiến hành phép thử theo cách riêng của mình và xác định giới hạn của phép thử ấy. Trung Quốc biết rằng, nếu chỉ tranh chấp chủ quyền trên đảo và trên biển với Nhật Bản như từ trước đến nay thì trên thực tế chỉ liên quan đến Nhật Bản. Nhưng vì Mỹ có cam kết bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc nên điều rất quan trọng đối với Trung Quốc hiện nay là trù liệu chính xác hoặc biết chắc chắn là Mỹ sẽ thực hiện cam kết ấy như thế nào trong trường hợp được Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu. Đưa cuộc tranh chấp chủ quyền lên cả không phận không chỉ gia tăng áp lực đối với Nhật Bản mà còn là phép thử mới đối với cả Mỹ.
Những động thái của Mỹ trong thời gian qua không chỉ đơn thuần nhằm trấn an Nhật Bản và Hàn Quốc mà còn là phép thử với Trung Quốc. Việc Mỹ cho máy bay quân sự của mình bay vào vùng Trung Quốc đòi xác định phòng không, cộng thêm những phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn ở Trung Quốc khi thẳng thừng không công nhận Vùng Xác định Phòng không (ADIZ) và cả cuộc tập trận chung tới đây giữa Mỹ, Hàn Quốc và Anh đều phát đi thông điệp cảnh cáo Trung Quốc lại vừa thăm dò phản ứng của nước này. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những động tác với mục đích tương tự. Nhật Bản cho máy bay quân sự hoạt động ở khu vực quần đảo mà hai bên tranh chấp trong khi Hàn Quốc cũng mở rộng không phận phòng thủ như Trung Quốc và cùng Mỹ, Anh tiến hành tập trận.
Nhìn từ giác độ lợi ích chiến lược của tất cả bốn đối tác này thì có thể thấy cả phép thử hiện tại lẫn những phép thử của họ trong tương lai, tất cả đều có giới hạn của chúng. Bằng chứng trước hết là họ làm găng nhau và “ăn miếng, trả miếng” nhau đến thế nhưng vẫn rất kiềm chế, vẫn đan xen biểu hiện thái độ thận trọng và giữ dư địa để lùi.
Khi Phó Tổng thống Mỹ Giô Bai-đơn đến Trung Quốc, hai bên đều "phô đồng thuận, dấu dị biệt". Mỹ không công nhận ADIZ của Trung Quốc nhưng đâu có đòi Trung Quốc rút lại quyết định này. Mỹ cho máy bay quân sự bay qua vùng lãnh thổ tranh chấp bất chấp Trung Quốc nhưng lại khuyến nghị các hãng hàng không dân dụng của Mỹ tuân thủ quy định mới của Bắc Kinh. Ngay đến cả cuộc tập trận chung nói trên, Mỹ và Hàn Quốc đều nhấn mạnh không nhằm đối phó với quyết sách mới của Trung Quốc mà chỉ là "đã được lên kế hoạch từ trước".
Phía Trung Quốc cũng đã dịu giọng khi quả quyết không phận đó không phải là "vùng cấm bay" và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác với Mỹ. Cả Nhật Bản cũng không thấy có phản ứng đặc biệt gì khiến quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc bị đột biến nghiêm trọng.
Rõ ràng giới hạn của phép thử của các bên là không để tình hình diễn biến vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ. Vì thế, tất cả các bên đang và sẽ còn phải hết sức tránh để xảy ra đột biến, cụ thể là không để xảy ra đụng độ quân sự ở khu vực vùng biển lẫn vùng trời xung quanh quần đảo tranh chấp này. Hai nguy cơ lớn nhất và tiềm tàng nhất mà chính phủ các nước này hiện phải để tâm kiểm soát và ngăn chặn chính là hành động bột phát của một bộ phận hay cá nhân nào đó trong giới quân sự cũng như sự trỗi dậy và hành động thái quá của những lực lượng dân tộc chủ nghĩa ở trong nước./.
Bảo đảm thực thi đúng theo tinh thần của Hiến pháp  (27/12/2013)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ An ninh Lào  (27/12/2013)
Quốc hội Lào thông qua nhiều vấn đề quan trọng  (27/12/2013)
Hoạt động của Thủ tướng Campuchia ở Việt Nam  (27/12/2013)
Năm 2013: Từng bước giải quyết các vấn đề xã hội  (27/12/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên