Nhìn lại năm 2013: “Lòng tin chiến lược” - Điểm nhấn ngoại giao Việt Nam
22:24, ngày 26-12-2013
TCCSĐT - “Lòng tin chiến lược” là thuật ngữ ngoại giao được Việt Nam đưa ra lần đầu tiên trong bài phát biểu đề dẫn tại Hội nghị Shangri-La 12 tại Xin-ga-po, do Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trình bày. Với nội hàm xúc tích, thuật ngữ mới mẻ đã phản ánh nhu cầu khách quan, cấp bách của khu vực và thế giới nhằm hóa giải các mâu thuẫn lợi ích trong thời đại hội nhập quốc tế.
Vì thế, khái niệm “lòng tin chiến lược” được dư luận quốc tế đón nhận và được xem như một trong những điểm nhấn quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam năm 2013.
“Lòng tin” - chìa khóa của cơ chế hợp tác
“Lòng tin” là thuật ngữ đã được nhiều nước sử dụng trong quan hệ giữa các nước và trên nhiều diễn đàn khác nhau. Tuy nhiên, trên chính trường ngoại giao, trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra cuộc “chạy đua” dịch chuyển chiến lược về nơi được dự đoán là sẽ phát triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI, thì “lòng tin chiến lược” được Việt Nam chính thức đưa ra không chỉ mang ý nghĩa thuật ngữ thuần túy mà nó được khẳng định như một luận điểm, một giải pháp có tính “đột phá”, có ý nghĩa xuyên suốt cho quan hệ giữa các nước nhằm hóa giải những mâu thuẫn, nghi kị lẫn nhau trong cuộc cạnh tranh chiến lược đầy cam go tại khu vực.
Chiến lược “xoay trục” của Hoa Kỳ, chính sách “hướng Đông” của Liên bang Nga, Ấn Độ, sự can thiệp “sức mạnh mềm” của châu Âu và “hướng về châu Á” của Ô-xtrây-li-a… đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong khi cấu trúc an ninh khu vực đang vận động theo những hướng không đồng nhất do sự chi phối của những tham vọng chiến lược của các quốc gia trong trung tâm khu vực, nhất là các nước lớn ở Đông Á và Đông Nam Á. Chính điều này khiến cho thuật ngữ “lòng tin chiến lược” mà Việt Nam đưa ra thực sự có tính thuyết phục được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm và đánh giá cao.
Với tầm tư duy chiến lược sâu sắc, nhạy bén, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đề xuất chủ đề “cùng chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á - Thái Bình Dương” là hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi khách quan, cấp bách và được Hội nghị Shangri-La 12 đặc biệt hoan nghênh. Để chứng minh cho luận điểm này, Việt Nam cho rằng, các cơ chế hợp tác hiện có trong khu vực tính đến trước thời điểm diễn ra Hội nghị Shangri-La 12 đã tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác an ninh đa phương và tìm giải pháp cho những thách thức đang đặt ra. Tuy nhiên, theo Việt Nam thì “vẫn còn thiếu - hay ít nhất là chưa đủ - lòng tin chiến lược trong việc thực thi các cơ chế đó”.
“Lòng tin chiến lược” được hiểu là sự thực tâm và chân thành để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia, nhất là các nước lớn và hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương, bình đẳng giữa các thành viên và đối tác không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ. Các nước trong khu vực sẵn sàng đón nhận sự can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, sự kỳ vọng vào tương lai của khu vực cũng phải được củng cố bằng “lòng tin chiến lược” và thông qua những hành động cụ thể mang tính xây dựng của các quốc gia, trên cơ sở đồng thuận và đoàn kết. Tại Diễn đàn Shangri-La 12, với những nội dung quan trọng như: Tiếp cận của Mỹ với an ninh khu vực; bảo vệ lợi ích quốc gia, phòng ngừa xung đột; Hiện đại hóa quân sự và minh bạch chiến lược; Vai trò của Trung Quốc đối với an ninh khu vực; Các cơ chế khu vực, toàn cầu và an ninh châu Á; Thúc đẩy hợp tác quốc phòng ở châu Á - Thái Bình Dương… thì vấn đề xây dựng “lòng tin chiến lược” đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chủ đề và trong các tham luận của các đại biểu tại hội nghị.
Hiệu ứng lan tỏa
“Lòng tin chiến lược” do Việt Nam đề xuất không chỉ có ý nghĩa tại Diễn đàn Shangri-La 12, mà nó có sức lan tỏa ra khỏi khu vực và trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong quan hệ quốc tế song phương cũng như đa phương trong năm 2013. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), quan hệ lợi ích chiến lược giữa các nước lớn tại khu vực như: Trung Quốc, Mỹ, Liên bang Nga, Ấn Độ, EU, Ô-x-trây-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc… với các nước ASEAN, nếu không xây dựng được “lòng tin chiến lược” thì không thể giải quyết thỏa đáng mọi vấn đề nảy sinh.
Trong bối cảnh “cạnh tranh chiến lược”, thậm trí “đấu tranh chiến lược” giữa các nước, nhất là các cường quốc nhằm dành vị thế tương xứng trong mỗi khu vực và trên thế giới trong cấu trúc an ninh toàn cầu đang diễn ra, thì vấn đề “lòng tin chiến lược” vẫn có vai trò chi phối. Trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn, rộng hơn, người ta không thể loại bỏ đối tác hoặc đối thủ của mình một cách tuyệt đối, hoặc thuần túy bằng bạo lực. Vì thế, giới phân tích đánh giá “Việt Nam đã chia sẻ tầm nhìn giải quyết thách thức địa chính trị trong khu vực”. Ngay bên lề cuộc Đối thoại Shangri-La 12, đã diễn ra cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng các nước Nhật Bản - Mỹ - Ô-xtrây-li-a và một tuyên bố chung khá gần gũi với những gì Thủ tướng Việt Nam đã nói trong bài phát biểu khai mạc là một minh chứng.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam, thông qua các cuộc đối thoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại với nhiều nước trong đó có các nước lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… thì kết quả nổi bật thường được nêu lên là vấn đề xây dựng lòng tin, niềm tin, sự tin cậy lẫn nhau… khiến khái niệm “lòng tin chiến lược” có thể có hoặc không nêu đầy đủ, nhưng hiển nhiên nội dung của khái niệm “lòng tin chiến lược” cũng đã hàm chứa trong mối quan hệ mà các bên không thể bỏ qua.
Tiếp sau Đối thoại Shangri-La 12, bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại Đại hội đồng Liên hợp quốc với chủ đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo” đã giúp nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, khẳng định vai trò thành viên tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam tại Liên hợp quốc. Tiếp tục nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam về Biển Đông là “giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC); đồng thời tái khẳng định sáng kiến xây dựng “lòng tin chiến lược”… đã gây được sự chú ý của các đại biểu trên nghị trường.
Gần đây, với cách tiếp cận mới của Nga và Mỹ tại “điểm nóng” Xy-ri, giải quyết vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của I-ran, tái khởi động đàm phán hòa bình I-xra-en - Pa-le-xtin ở Trung Đông, sự hòa dịu của tam giác quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc - Liên bang Nga và tuyên bố mới đây nhất của Tổng thống Hàn Quốc Pắc Cư-hi rằng, bà sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Châng Un bất cứ lúc nào nếu điều này là cần thiết để thúc đẩy các mối quan hệ liên Triều và thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên… đã nói lên sự lan tỏa của luận điểm về “lòng tin chiến lược”. Và vì thế, “lòng tin chiến lược” được coi là một trong những điểm nhấn ngoại giao của Việt Nam năm 2013./.
“Lòng tin” - chìa khóa của cơ chế hợp tác
“Lòng tin” là thuật ngữ đã được nhiều nước sử dụng trong quan hệ giữa các nước và trên nhiều diễn đàn khác nhau. Tuy nhiên, trên chính trường ngoại giao, trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra cuộc “chạy đua” dịch chuyển chiến lược về nơi được dự đoán là sẽ phát triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI, thì “lòng tin chiến lược” được Việt Nam chính thức đưa ra không chỉ mang ý nghĩa thuật ngữ thuần túy mà nó được khẳng định như một luận điểm, một giải pháp có tính “đột phá”, có ý nghĩa xuyên suốt cho quan hệ giữa các nước nhằm hóa giải những mâu thuẫn, nghi kị lẫn nhau trong cuộc cạnh tranh chiến lược đầy cam go tại khu vực.
Chiến lược “xoay trục” của Hoa Kỳ, chính sách “hướng Đông” của Liên bang Nga, Ấn Độ, sự can thiệp “sức mạnh mềm” của châu Âu và “hướng về châu Á” của Ô-xtrây-li-a… đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong khi cấu trúc an ninh khu vực đang vận động theo những hướng không đồng nhất do sự chi phối của những tham vọng chiến lược của các quốc gia trong trung tâm khu vực, nhất là các nước lớn ở Đông Á và Đông Nam Á. Chính điều này khiến cho thuật ngữ “lòng tin chiến lược” mà Việt Nam đưa ra thực sự có tính thuyết phục được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm và đánh giá cao.
Với tầm tư duy chiến lược sâu sắc, nhạy bén, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đề xuất chủ đề “cùng chung tay xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á - Thái Bình Dương” là hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi khách quan, cấp bách và được Hội nghị Shangri-La 12 đặc biệt hoan nghênh. Để chứng minh cho luận điểm này, Việt Nam cho rằng, các cơ chế hợp tác hiện có trong khu vực tính đến trước thời điểm diễn ra Hội nghị Shangri-La 12 đã tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác an ninh đa phương và tìm giải pháp cho những thách thức đang đặt ra. Tuy nhiên, theo Việt Nam thì “vẫn còn thiếu - hay ít nhất là chưa đủ - lòng tin chiến lược trong việc thực thi các cơ chế đó”.
“Lòng tin chiến lược” được hiểu là sự thực tâm và chân thành để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao trách nhiệm của các quốc gia, nhất là các nước lớn và hiệu quả thực thi của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương, bình đẳng giữa các thành viên và đối tác không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ. Các nước trong khu vực sẵn sàng đón nhận sự can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, sự kỳ vọng vào tương lai của khu vực cũng phải được củng cố bằng “lòng tin chiến lược” và thông qua những hành động cụ thể mang tính xây dựng của các quốc gia, trên cơ sở đồng thuận và đoàn kết. Tại Diễn đàn Shangri-La 12, với những nội dung quan trọng như: Tiếp cận của Mỹ với an ninh khu vực; bảo vệ lợi ích quốc gia, phòng ngừa xung đột; Hiện đại hóa quân sự và minh bạch chiến lược; Vai trò của Trung Quốc đối với an ninh khu vực; Các cơ chế khu vực, toàn cầu và an ninh châu Á; Thúc đẩy hợp tác quốc phòng ở châu Á - Thái Bình Dương… thì vấn đề xây dựng “lòng tin chiến lược” đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chủ đề và trong các tham luận của các đại biểu tại hội nghị.
Hiệu ứng lan tỏa
“Lòng tin chiến lược” do Việt Nam đề xuất không chỉ có ý nghĩa tại Diễn đàn Shangri-La 12, mà nó có sức lan tỏa ra khỏi khu vực và trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong quan hệ quốc tế song phương cũng như đa phương trong năm 2013. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), quan hệ lợi ích chiến lược giữa các nước lớn tại khu vực như: Trung Quốc, Mỹ, Liên bang Nga, Ấn Độ, EU, Ô-x-trây-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc… với các nước ASEAN, nếu không xây dựng được “lòng tin chiến lược” thì không thể giải quyết thỏa đáng mọi vấn đề nảy sinh.
Trong bối cảnh “cạnh tranh chiến lược”, thậm trí “đấu tranh chiến lược” giữa các nước, nhất là các cường quốc nhằm dành vị thế tương xứng trong mỗi khu vực và trên thế giới trong cấu trúc an ninh toàn cầu đang diễn ra, thì vấn đề “lòng tin chiến lược” vẫn có vai trò chi phối. Trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn, rộng hơn, người ta không thể loại bỏ đối tác hoặc đối thủ của mình một cách tuyệt đối, hoặc thuần túy bằng bạo lực. Vì thế, giới phân tích đánh giá “Việt Nam đã chia sẻ tầm nhìn giải quyết thách thức địa chính trị trong khu vực”. Ngay bên lề cuộc Đối thoại Shangri-La 12, đã diễn ra cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng các nước Nhật Bản - Mỹ - Ô-xtrây-li-a và một tuyên bố chung khá gần gũi với những gì Thủ tướng Việt Nam đã nói trong bài phát biểu khai mạc là một minh chứng.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam, thông qua các cuộc đối thoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại với nhiều nước trong đó có các nước lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… thì kết quả nổi bật thường được nêu lên là vấn đề xây dựng lòng tin, niềm tin, sự tin cậy lẫn nhau… khiến khái niệm “lòng tin chiến lược” có thể có hoặc không nêu đầy đủ, nhưng hiển nhiên nội dung của khái niệm “lòng tin chiến lược” cũng đã hàm chứa trong mối quan hệ mà các bên không thể bỏ qua.
Tiếp sau Đối thoại Shangri-La 12, bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại Đại hội đồng Liên hợp quốc với chủ đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo” đã giúp nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, khẳng định vai trò thành viên tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam tại Liên hợp quốc. Tiếp tục nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam về Biển Đông là “giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC); đồng thời tái khẳng định sáng kiến xây dựng “lòng tin chiến lược”… đã gây được sự chú ý của các đại biểu trên nghị trường.
Gần đây, với cách tiếp cận mới của Nga và Mỹ tại “điểm nóng” Xy-ri, giải quyết vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của I-ran, tái khởi động đàm phán hòa bình I-xra-en - Pa-le-xtin ở Trung Đông, sự hòa dịu của tam giác quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc - Liên bang Nga và tuyên bố mới đây nhất của Tổng thống Hàn Quốc Pắc Cư-hi rằng, bà sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Châng Un bất cứ lúc nào nếu điều này là cần thiết để thúc đẩy các mối quan hệ liên Triều và thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên… đã nói lên sự lan tỏa của luận điểm về “lòng tin chiến lược”. Và vì thế, “lòng tin chiến lược” được coi là một trong những điểm nhấn ngoại giao của Việt Nam năm 2013./.
Campuchia luôn coi Việt Nam là đối tác, là anh em  (26/12/2013)
Viện Chiến lược và Khoa học Công an: 40 năm xây dựng và phát triển  (26/12/2013)
Công bố bản dịch tiếng Nga mới của “Việt sử lược”  (26/12/2013)
Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét mở đại sứ quán ở Armenia  (26/12/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên