Tọa đàm: Khủng khoảng đồng tiền ơ-rô - châu Âu sẽ đi về đâu
Tham dự buổi tọa đàm có ông Erwin Schweisshelm, Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam; ông Hoàng Văn Huây, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Đức; GS, TS. Christa Randzio-Plath, Chủ tịch Hiệp hội Marie-Schlei, cùng các thành viên của Hội hữu nghị Việt - Đức, đại diện các cơ quan, tổ chức của Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam.
Với bài phát biểu ngắn gọn, GS, TS. Christa Randzio-Plath đã cung cấp một bức tranh về vấn đề khủng hoảng đồng tiền chung của Liên minh châu Âu và những dự đoán về một tương lai châu Âu. Cụ thể:
Liên minh châu Âu hiện có 28 nước thành viên, trong đó 17 nước đang tham gia trong khối sử dụng đồng tiền chung ơ-rô. Mặc dù đã tham gia vào khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, song trên thực tế nhiều nước thành viên vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ quyền tự chủ quốc gia về đồng tiền. Trong khi đó lại có độ “vênh” nhất định giữa liên minh kinh tế với liên minh tiền tệ, vì thế đã dẫn tới khủng hoảng nợ công châu Âu. Sự yếu kém của các ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trên thế giới tác động mạnh tới thị trường tài chính châu Âu cũng được xem là một trong nguyên nhân chính của tình hình nợ ở các nước này…
GS, TS. C.R. Plath đã chỉ ra bốn kịch bản về tương lai châu Âu:
Một là, châu Âu sẽ tự cải cách để tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, lấy lại lòng tin đối với đồng tiền ơ-rô. Bởi lẽ, việc tiếp tục tồn tại đồng ơ-rô mang một ý nghĩa quan trọng nó bảo đảm cho việc xuất khẩu của các nước thành viên không bị phụ thuộc vào tỷ giá; bảo đảm ảnh hưởng của châu Âu trên thế giới với vai trò đáng kể trong những vấn đề chiến lược của tương lai, từ chính sách thương mại đến những vấn đề về biến đổi khí hậu hoặc về khả năng tiếp cận tới các nguồn năng lượng và nguyên liệu, về kinh tế, chính trị và địa chính trị; cũng như góp phần ổn định hệ thống tiền tệ thế giới.
Đây là con đường chông gai, gặp nhiều rủi ro, song châu Âu hiện đang đi theo hướng này, tuy những cải cách còn chậm. Theo GS, TS. C.R. Plath, để cải cách, thích ứng các cơ cấu của mình, châu Âu cần mở rộng dân chủ, có nhiều hơn nữa những công dân tích cực; tăng cường giám sát trên các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực liên quan tới tài chính, có một cơ chế điều tiết tốt hơn đối với mọi giao dịch tài chính và cần thiết lập một cơ quan giám sát đối với các ngân hàng đang hoạt động. Các chính phủ của những nước thành viên cũng phải tăng cường phối hợp, điều phối những vấn đề kinh tế, tiền tệ chung, trong đó có việc nhanh chóng giải quyết lỗ hổng thất thoát thuế lớn nhằm tăng nguồn thu, giảm thâm hụt ngân sách…
Hai là, khu vực sử dụng đồng tiền chung ơ-rô sẽ bị “co” lại chỉ còn những nước Bắc Âu. Tuy nhiên, mọi người lo ngại rằng sẽ có những xung đột khác nếu như kịch bản này xảy ra.
Ba là, sẽ có cú sốc lạm phát và lãi suất cao hơn nữa.
Bốn là, nước Đức quay trở lại việc sử dụng đồng D-Mark, như vậy khu vực sử dụng đồng tiền chung ơ-rô bị tan rã, kết thúc tiến trình liên kết châu Âu.
Tại buổi tọa đàm, TS. Lê Viết Thái đến từ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương có bài tham luận “Châu Âu sẽ đi về đâu ? - nhìn nhận của Việt Nam”. Liên hệ tới kinh tế của Việt Nam, khi tình hình nợ công đã lên khá cao, TS. Thái khẳng định, cần xác định lại vai trò, chức năng của Nhà nước theo hướng: giới hạn lại các khoản đầu tư công, hàng hóa công; giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công; có hệ thống đánh giá và giám sát tốt để lấy lại lòng tin và phải có những cải cách thể chế. Cùng với đó, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi và thảo luận sôi nổi xoay quanh việc thiết lập cơ chế giám sát các ngân hàng ở châu Âu, mức độ hài lòng của người dân Đức trước và sau khi có đồng tiền chung châu Âu, ảnh hưởng của vấn đề khủng hoảng đồng ơ-rô đối với cuộc bầu cử sắp tới tại Đức, tìm một lời khuyên cho các nước ASEAN khi tiến tới một đồng tiền chung…
Liên minh châu Âu là một trong những trụ cột kinh tế lớn của nền kinh tế thế giới. Trọng tâm ưu tiên kinh tế của thế giới năm 2013 là giải quyết khủng hoảng tại khu vực đồng ơ-rô, duy trì niềm tin đối với đồng tiền này, củng cố và khai thác tiềm năng đổi mới, phối hợp nhằm vượt qua khủng hoảng ở mỗi nước và trên toàn cầu. Với ý nghĩa đó, tọa đàm “Khủng khoảng đồng tiền ơ-rô - châu Âu sẽ đi về đâu” là cơ hội tốt để cung cấp những thông tin hữu ích tới các cơ quan liên quan. Đây cũng là dịp nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức./.
Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo ở thành phố Hải Phòng  (04/07/2013)
Mảng sáng tối trong bức tranh kinh tế toàn cầu  (04/07/2013)
Phát triển xanh lam ở Biển Đông và triển vọng đối với Việt Nam  (04/07/2013)
Đồng sàng dị mộng  (04/07/2013)
Đổi điền, dồn thửa: nhìn từ thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa  (04/07/2013)
Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 7  (03/07/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay