Cu-ba trên con đường đổi mới và phát triển
17:34, ngày 14-03-2013
TCCSĐT - Ngày 24-2 vừa qua, Quốc hội khóa VIII của Cu-ba đã tiến hành phiên họp toàn thể đầu tiên. Tại phiên họp, các đại biểu đã tín nhiệm bầu đồng chí Ra-un Ca-xtơ-rô (Raul Castro) tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Đồng chí Mi-ghen Đi-át Ca-nen (Miguel Diaz Canel), 53 tuổi, Ủy viên Bộ chính trị được bầu làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước Cu-ba. Phiên họp đã đặc biệt chào đón lãnh tụ Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô (Fidel Castro) tới dự.
Theo đánh giá của giới phân tích quốc tế, việc đồng chí Ra-un Ca-xtơ-rô (81 tuổi) được bầu lại giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa cho thấy khả năng lãnh đạo đất nước và sự ghi nhận những thành tựu quan trọng, nhất là những thành tựu bước đầu trong quá trình đổi mới của Cu-ba do đồng chí lãnh đạo.
Về chính trị
Đảng Cộng sản Cu-ba chủ trương đổi mới, trước hết là công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Cu-ba đang hướng tới thực hiện việc áp dụng giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm đối với các vị trí lãnh đạo chủ chốt từ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đến các bộ trưởng; sẽ đẩy mạnh trẻ hóa đội ngũ cán bộ và đảng viên ở các cấp. Các cơ quan trung ương và một số bộ, ngành, đội ngũ cán bộ có độ tuổi từ 50 - 55. Các cơ quan lãnh đạo tỉnh, thành có từ 70 đến 100 ủy viên; còn khoảng 40 đến 85 ủy viên ở cấp quận, huyện.
Trong khóa mới của Quốc hội Cu-ba lần này, lần đầu tiên các chính trị gia không trực tiếp tham gia cuộc cách mạng Cu-ba 1959 đảm nhiệm cương vị quan trọng trong bộ máy chính quyền. Đồng chí Đi-át Ca-nen, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Giáo dục được xem là ngôi sao sáng nhất trong thế hệ lãnh đạo trẻ của Cu-ba. Đồng chí E-xtê-ban La-dô (Esteban Lazo), người đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước trong nhiệm kỳ trước, được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Cu-ba nhiệm kỳ mới, thay đồng chí Ri-các-đô A-la-công (Ricardo Alarcon), người chuẩn bị nghỉ hưu sau 20 năm lãnh đạo cơ quan lập pháp Cu-ba.
Hội đồng Nhà nước, gồm 31 thành viên, đảm nhiệm quyền lập pháp trong những khoảng thời gian mà Quốc hội Cu-ba không họp. Khoảng 80% trong tổng số 612 đại biểu Quốc hội Cu-ba hiện nay ra đời sau cuộc cách mạng năm 1959 và có độ tuổi trung bình dưới 50.
Về kinh tế
Cu-ba chủ trương từng bước xóa bỏ độc quyền nhà nước; từng bước tiến hành tự do hóa nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cu-ba sẽ có cải cách mang tính đột phá để đưa nền kinh tế từ mô hình kế hoạch tập trung sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với những đặc thù riêng của mình.
Dự kiến, Cu-ba sẽ cắt giảm khoảng 1,3 triệu lao động trong khu vực nhà nước, giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giảm tối đa các doanh nghiệp hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước, mở rộng mô hình kinh tế tư nhân để kích thích sự cạnh tranh có lợi cho nền kinh tế. Từng bước thu hẹp mô hình tập trung quản lý của trung ương, giao quyền tự quyết lớn hơn cho doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Cu-ba cũng thúc đẩy kinh tế tư nhân, Nhà nước sẽ chuyển phần lớn các lĩnh vực nông nghiệp và bán lẻ cho doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã với các thỏa thuận cho thuê để trong tương lai gần, khu vực tư nhân sẽ chiếm 35% lực lượng lao động (hiện nay là 15%); phấn đấu để có được mức tăng trưởng bền vững, năm sau cao hơn năm trước.
Cu-ba chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thiểu nhập khẩu. Trong ngắn hạn sẽ tái định hướng ngành sản xuất công nghiệp nhằm bảo đảm các yêu cầu của thị trường máy công cụ cần thiết đối với các loại hình sản xuất, đẩy mạnh việc cung cấp thiết bị cho sản xuất quy mô nhỏ, nhất là hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương. Đẩy mạnh tái cấu trúc các khu công nghiệp. Ưu tiên đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ có trình độ cao. Chú trọng phát triển ngành dược và sinh học; tăng cường đầu tư cho ngành công nghiệp viễn thông và thông tin; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của các ngành công nghiệp mũi nhọn; đẩy mạnh việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống tổ chức doanh nghiệp nghành công nghiệp nhẹ.
Do có trữ lượng dầu khí lớn (khoảng 20 tỷ thùng dầu và 560 triệu mét khối khí) vì thế Cu-ba sẽ tập trung phát triển dầu khí, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu, khí. Cùng với đó là những chính sách thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu, giải quyết các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa; duy trì ưu tiên đối với các đối tác chủ yếu, đa dạng hóa trị trường; sắp xếp lại các doanh nhiệp tham gia xuất khẩu; đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, ưu tiên mặt hàng có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao; mở rộng thị trường mới cho hàng hóa, dịch vụ có thế mạnh. Tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện các quy định, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nước ngoài.
Với những chính sách liên quan đến tiền tệ, tài chính, Cu-ba sẽ có hình thức phù hợp để tạo được sự cân bằng về tiền tệ trong và ngoài nước cũng như thiết lập các quy định phù hợp cho việc phát hành tiền tệ. Cu-ba cũng sẽ đẩy mạnh việc phát triển thị trường liên ngân hàng một cách hiệu quả, giúp cho việc cơ cấu tỷ lệ lãi suất hợp lý, quản lý tốt sự mất cấn đối tiền tệ trong ngắn hạn. Áp dụng tốt chính sách tín dụng nhằm tạo nguồn thu nhập bằng ngoại tệ, kích thích sản xuất trong nước, hạn chế dần nhập khẩu. Phát triển mở rộng hệ thống thuế để nâng cao hiệu quả trong việc tái phân phối thu nhập và hoàn thiện mô hình quản lý kinh tế.
Về chính sách xã hội
Cu-ba tiếp tục duy trì nền giáo dục và y tế tiên tiến miễn phí cho người dân. Tiếp tục kiện toàn văn hóa và thể thao; giảm bớt hoặc xóa bỏ các khoản chi phí không cần thiết trong lĩnh vực xã hội; giảm chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực an sinh xã hội; tăng mức đóng góp của người lao động trong khu vực nhà nước và áp dụng các chế độ đóng góp đặc biệt đối với các lĩnh vực ngoài quốc doanh; chú trọng đối phó với tình trạng già hóa dân số để có cơ cấu dân số hợp lý.
Mở rộng việc thực hiện chế độ lao động cá thể để tạo ra nhiều việc làm và dịch vụ cho xã hội; điều chỉnh những bất cập trong hệ thống giáo dục chuyên gia cao cấp, trung cấp và công nhân lành nghề, nhằm xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao; cắt giảm các khoản trợ cấp miễn phí không hợp lý và trợ cấp cho đối tượng phải giảm biên chế; xóa bỏ chế độ tem phiếu. Nâng cao một cách có hệ thống và bền vững chất lượng các dịch vụ cung cấp cho nhân dân, xây dựng mới các chính sách hiện hành theo khả năng của nền kinh tế.
Về chính sách đối ngoại
Cu-ba tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm của hai nước để phát triển đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực trong tổ chức chỉ đạo, điều hành, quản lý; hợp tác để phát triển kinh tế và giữ vững chế độ chính trị, độc lập chủ quyền của Cu-ba.
Cu-ba sẽ ưu tiên hợp tác với các đối tác chiến lược truyền thống trong khu vực Mỹ La-tinh, nhất là với lực lượng cánh tả tiến bộ để duy trì liên minh trong phát triển kinh tế và chống lại các thế lực thù địch. Cùng với đó, Cu-ba cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác với các nước lớn, các nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển trên thế giới.
Về quốc phòng - an ninh
Cu-ba tăng cường đầu tư cho quốc phòng, thực hiện chủ thuyết chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện để giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đảng Cộng sản Cu-ba xác định, trong tình hình hiện nay, nếu xảy ra chiến tranh thì tính chất của cuộc chiến tranh sẽ vô cùng ác liệt, quy mô lớn, thời gian diễn ra nhanh chóng. Hơn lúc nào hết, Đảng và Nhà nước cần đặc biệt coi trọng tính dự báo về khả năng diễn biến của chiến tranh; ưu tiên trong công tác chuẩn bị chiến tranh để sẵn sàng đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù.
Cu-ba đang ở giai đoạn đầu của công cuộc cải cách, đổi mới vì thế sẽ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu đổi mới về tư duy và tạo sự đồng thuận, thống nhất trong Đảng, trong nhân dân. Các thế lực thù địch sẽ tiếp tục sử dụng nhiều biện pháp can dự, chống phá cách mạng Cu-ba hòng làm thay đổi chế độ chính trị tại nước này. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Cu-ba, nhất định nhân dân Cu-ba sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành nhiều thắng lợi hơn nữa trong công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc tổ quốc Cu-ba xã hội chủ nghĩa./.
Về chính trị
Đảng Cộng sản Cu-ba chủ trương đổi mới, trước hết là công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Cu-ba đang hướng tới thực hiện việc áp dụng giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm đối với các vị trí lãnh đạo chủ chốt từ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đến các bộ trưởng; sẽ đẩy mạnh trẻ hóa đội ngũ cán bộ và đảng viên ở các cấp. Các cơ quan trung ương và một số bộ, ngành, đội ngũ cán bộ có độ tuổi từ 50 - 55. Các cơ quan lãnh đạo tỉnh, thành có từ 70 đến 100 ủy viên; còn khoảng 40 đến 85 ủy viên ở cấp quận, huyện.
Trong khóa mới của Quốc hội Cu-ba lần này, lần đầu tiên các chính trị gia không trực tiếp tham gia cuộc cách mạng Cu-ba 1959 đảm nhiệm cương vị quan trọng trong bộ máy chính quyền. Đồng chí Đi-át Ca-nen, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Giáo dục được xem là ngôi sao sáng nhất trong thế hệ lãnh đạo trẻ của Cu-ba. Đồng chí E-xtê-ban La-dô (Esteban Lazo), người đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước trong nhiệm kỳ trước, được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Cu-ba nhiệm kỳ mới, thay đồng chí Ri-các-đô A-la-công (Ricardo Alarcon), người chuẩn bị nghỉ hưu sau 20 năm lãnh đạo cơ quan lập pháp Cu-ba.
Hội đồng Nhà nước, gồm 31 thành viên, đảm nhiệm quyền lập pháp trong những khoảng thời gian mà Quốc hội Cu-ba không họp. Khoảng 80% trong tổng số 612 đại biểu Quốc hội Cu-ba hiện nay ra đời sau cuộc cách mạng năm 1959 và có độ tuổi trung bình dưới 50.
Về kinh tế
Cu-ba chủ trương từng bước xóa bỏ độc quyền nhà nước; từng bước tiến hành tự do hóa nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cu-ba sẽ có cải cách mang tính đột phá để đưa nền kinh tế từ mô hình kế hoạch tập trung sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với những đặc thù riêng của mình.
Dự kiến, Cu-ba sẽ cắt giảm khoảng 1,3 triệu lao động trong khu vực nhà nước, giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giảm tối đa các doanh nghiệp hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước, mở rộng mô hình kinh tế tư nhân để kích thích sự cạnh tranh có lợi cho nền kinh tế. Từng bước thu hẹp mô hình tập trung quản lý của trung ương, giao quyền tự quyết lớn hơn cho doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Cu-ba cũng thúc đẩy kinh tế tư nhân, Nhà nước sẽ chuyển phần lớn các lĩnh vực nông nghiệp và bán lẻ cho doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã với các thỏa thuận cho thuê để trong tương lai gần, khu vực tư nhân sẽ chiếm 35% lực lượng lao động (hiện nay là 15%); phấn đấu để có được mức tăng trưởng bền vững, năm sau cao hơn năm trước.
Cu-ba chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thiểu nhập khẩu. Trong ngắn hạn sẽ tái định hướng ngành sản xuất công nghiệp nhằm bảo đảm các yêu cầu của thị trường máy công cụ cần thiết đối với các loại hình sản xuất, đẩy mạnh việc cung cấp thiết bị cho sản xuất quy mô nhỏ, nhất là hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương. Đẩy mạnh tái cấu trúc các khu công nghiệp. Ưu tiên đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ có trình độ cao. Chú trọng phát triển ngành dược và sinh học; tăng cường đầu tư cho ngành công nghiệp viễn thông và thông tin; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của các ngành công nghiệp mũi nhọn; đẩy mạnh việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống tổ chức doanh nghiệp nghành công nghiệp nhẹ.
Do có trữ lượng dầu khí lớn (khoảng 20 tỷ thùng dầu và 560 triệu mét khối khí) vì thế Cu-ba sẽ tập trung phát triển dầu khí, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu, khí. Cùng với đó là những chính sách thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu, giải quyết các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa; duy trì ưu tiên đối với các đối tác chủ yếu, đa dạng hóa trị trường; sắp xếp lại các doanh nhiệp tham gia xuất khẩu; đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, ưu tiên mặt hàng có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao; mở rộng thị trường mới cho hàng hóa, dịch vụ có thế mạnh. Tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện các quy định, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nước ngoài.
Với những chính sách liên quan đến tiền tệ, tài chính, Cu-ba sẽ có hình thức phù hợp để tạo được sự cân bằng về tiền tệ trong và ngoài nước cũng như thiết lập các quy định phù hợp cho việc phát hành tiền tệ. Cu-ba cũng sẽ đẩy mạnh việc phát triển thị trường liên ngân hàng một cách hiệu quả, giúp cho việc cơ cấu tỷ lệ lãi suất hợp lý, quản lý tốt sự mất cấn đối tiền tệ trong ngắn hạn. Áp dụng tốt chính sách tín dụng nhằm tạo nguồn thu nhập bằng ngoại tệ, kích thích sản xuất trong nước, hạn chế dần nhập khẩu. Phát triển mở rộng hệ thống thuế để nâng cao hiệu quả trong việc tái phân phối thu nhập và hoàn thiện mô hình quản lý kinh tế.
Về chính sách xã hội
Cu-ba tiếp tục duy trì nền giáo dục và y tế tiên tiến miễn phí cho người dân. Tiếp tục kiện toàn văn hóa và thể thao; giảm bớt hoặc xóa bỏ các khoản chi phí không cần thiết trong lĩnh vực xã hội; giảm chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực an sinh xã hội; tăng mức đóng góp của người lao động trong khu vực nhà nước và áp dụng các chế độ đóng góp đặc biệt đối với các lĩnh vực ngoài quốc doanh; chú trọng đối phó với tình trạng già hóa dân số để có cơ cấu dân số hợp lý.
Mở rộng việc thực hiện chế độ lao động cá thể để tạo ra nhiều việc làm và dịch vụ cho xã hội; điều chỉnh những bất cập trong hệ thống giáo dục chuyên gia cao cấp, trung cấp và công nhân lành nghề, nhằm xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao; cắt giảm các khoản trợ cấp miễn phí không hợp lý và trợ cấp cho đối tượng phải giảm biên chế; xóa bỏ chế độ tem phiếu. Nâng cao một cách có hệ thống và bền vững chất lượng các dịch vụ cung cấp cho nhân dân, xây dựng mới các chính sách hiện hành theo khả năng của nền kinh tế.
Về chính sách đối ngoại
Cu-ba tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm của hai nước để phát triển đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực trong tổ chức chỉ đạo, điều hành, quản lý; hợp tác để phát triển kinh tế và giữ vững chế độ chính trị, độc lập chủ quyền của Cu-ba.
Cu-ba sẽ ưu tiên hợp tác với các đối tác chiến lược truyền thống trong khu vực Mỹ La-tinh, nhất là với lực lượng cánh tả tiến bộ để duy trì liên minh trong phát triển kinh tế và chống lại các thế lực thù địch. Cùng với đó, Cu-ba cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác với các nước lớn, các nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển trên thế giới.
Về quốc phòng - an ninh
Cu-ba tăng cường đầu tư cho quốc phòng, thực hiện chủ thuyết chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện để giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đảng Cộng sản Cu-ba xác định, trong tình hình hiện nay, nếu xảy ra chiến tranh thì tính chất của cuộc chiến tranh sẽ vô cùng ác liệt, quy mô lớn, thời gian diễn ra nhanh chóng. Hơn lúc nào hết, Đảng và Nhà nước cần đặc biệt coi trọng tính dự báo về khả năng diễn biến của chiến tranh; ưu tiên trong công tác chuẩn bị chiến tranh để sẵn sàng đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù.
Cu-ba đang ở giai đoạn đầu của công cuộc cải cách, đổi mới vì thế sẽ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu đổi mới về tư duy và tạo sự đồng thuận, thống nhất trong Đảng, trong nhân dân. Các thế lực thù địch sẽ tiếp tục sử dụng nhiều biện pháp can dự, chống phá cách mạng Cu-ba hòng làm thay đổi chế độ chính trị tại nước này. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Cu-ba, nhất định nhân dân Cu-ba sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành nhiều thắng lợi hơn nữa trong công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc tổ quốc Cu-ba xã hội chủ nghĩa./.
Kỳ vọng của Mát-xcơ-va trong vai trò Chủ tịch G20 trong năm 2013  (14/03/2013)
Tọa đàm về xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc  (14/03/2013)
Liên hợp quốc mặc niệm cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez  (14/03/2013)
Về việc chế định quyền trẻ em trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (14/03/2013)
Vấn đề nợ công của Ấn Độ và giải pháp  (14/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên