Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 13-8 đến ngày 19-8-2012)
22:33, ngày 20-08-2012
TCCSĐT - Tuần qua, Syria ghi nhận những diễn biến mới liên quan đến những dàn xếp ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đã kéo dài 17 tháng qua tại nước này. Ưu tiên hiện nay của Liên hợp quốc vẫn là các biện pháp ngoại giao và mặc dù mọi sự can thiệp vẫn là những triển vọng xa vời nhưng những tuyên bố của Mỹ về khả năng để ngỏ vùng cấm bay tại Syria được xem là sự đề cập gần nhất về khả năng quân sự trực tiếp vào nước này.
1. Cuba kỷ niệm ngày sinh lãnh tụ Fidel Castro
Ngày 13-8-2012, nhân dân Cuba từng bừng kỷ niệm ngày sinh lần thứ 86 của lãnh tụ Fidel Castro - "vị thuyền trưởng lỗi lạc" của cách mạng Cuba (13-8-1926 - 13-8-2012). Trong ngày, hàng loạt hoạt động văn hóa, hội thảo, triển lãm ảnh, lễ hội ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật đã được tổ chức tại “Hòn đảo Tự do” và nhiều nước trên thế giới để mừng ngày sinh của nhà lãnh tụ Fidel. Lãnh đạo nhiều nước anh em trong khu vực và trên thế giới, cũng như các tổ chức đoàn kết với Cuba đã gửi điện mừng tới vị lãnh tụ huyền thoại của cách mạng Cuba. Nhân dịp này, nguyên Bộ trưởng Văn hóa Cuba Armando Hart, một người bạn chiến đấu gần gũi của lãnh tụ Fidel trong những năm tháng làm cách mạng, đã có bài viết đăng trên báo "Granma", qua đó nêu bật tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh tụ trong những vấn đề mang tính toàn cầu, tác động tới sự sống còn của nhân loại. Sinh ngày 13-8-1926, tại thị trấn Biran, tỉnh Holguin, miền Đông Cuba, lãnh tụ Fidel Castro là một trong số ít các nhà lãnh đạo quốc gia đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. Ông được xem là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất nhất của thế giới thứ ba nửa sau thế kỷ XX, từng cống hiến trọn đời cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc. Trong suốt 48 năm lãnh đạo quốc đảo Cuba, ông luôn đấu tranh chống lại lệnh cấm vận của Mỹ và 638 lần thoát khỏi âm mưu ám sát (theo ghi nhận của Sách Kỷ lục Guinness). Nhân dân Cuba xem ông là một vị anh hùng, người đã lãnh đạo cuộc cách mạng và đấu tranh vì nền độc lập của đất nước Cuba. Họ gọi ông là “lãnh tụ Fidel kính mến” và tôn vinh tinh thần chiến đấu không mệt mỏi vì lý tưởng của "vị thuyền trưởng lỗi lạc" này.
2. Iran hứng chịu những thiệt hại do động đất kép gây ra
Ngày 14-8-2012, một dư chấn cường độ mạnh, lên tới 5,3 độ ríchte, đã làm rung chuyển khu vực ngoại ô thành phố Tabriz, thành phố lớn thứ ba và là thủ phủ tỉnh Đông Azerbaijan ở Tây Bắc Iran. Theo Viện Địa chấn học thuộc Đại học Tehran, tâm chấn nằm cách thị trấn thương mại Varzaqan, vốn bị san bằng bởi các trận động đất kinh hoàng ngày 11-8. Hãng thông tấn Far cho biết, trận động đất đã gây ra sự hoảng loạn tại thành phố, buộc các nhân viên bỏ chạy ra khỏi các văn phòng. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có thông tin về thiệt hại do dư chấn này gây ra. Cùng ngày, các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy 2 người còn sống sau 72 tiếng bị chôn vùi dưới các đống đổ nát. Hiện cả hai người này đều trong tình trạng sức khỏe tốt và đang được phục hồi tại một ngôi làng gần thị trấn Vadacan, ở phía Bắc thành phố Tabri. Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Laridani đã bày tỏ hoan nghênh sự trợ giúp quốc tế dành cho các nạn nhân thảm họa động đất kép tại Tây Bắc Iran. Trong chuyến thăm tới Tabriz, ông A.Laridani cho hay những biện pháp cấp cứu sơ bộ đã được thực hiện, đồng thời yêu cầu quan chức địa phương đẩy nhanh các biện pháp khắc phục và hỗ trợ tái định cư cho những nạn nhân trước khi mùa Đông đến. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Iran Marzieh Vahid Dastjerdi, tính tới ngày 13-8, số người thiệt mạng trong hai trận động đất kinh hoàng ngày 11-8 tại Tây Bắc nước này đã lên tới 306 người, ngoài ra còn có trên 3.000 người bị thương và khoảng 300 ngôi làng bị phá hủy. Trong khi đó, hiện còn khoảng 16.000 người đang trong tình trạng rất khó khăn do thiếu lương thực, thuốc men và nhu yếu phẩm khác. Đã có ít nhất 116 dư chấn xảy ra sau trận động đất.
3. Liên hợp quốc cần 48 triệu USD để cứu đói Malawi
Ngày 14-8-2012, Chương trình lương thực Liên hợp quốc cho biết tổ chức này cần khoản tiền trị giá 48 triệu USD để hỗ trợ lương thực cho 11% dân số Malawi đang phải đối mặt với nạn đói do mùa màng thất bát. Theo Chương trình lương thực Liên Hợp Quốc, hàng trăm nghìn người Malawi đang phải đối phó với nạn đói do vụ mùa mất trắng và giá lương thực tăng cao và cần được hỗ trợ. Con số này sẽ tăng lên 1,6 triệu người đầu năm tới. Năm 2011 chỉ 200.000 người Malawi nhận được hỗ trợ lương thực. Chương trình lương thực Liên hợp quốc cho biết: Anh hiện là quốc gia đầu tiên đóng góp cho chương trình cứu trợ này. Tổ chức này cũng bày tỏ hy vọng, các quốc gia khác cũng sẽ có động thái tương tự Anh. Tình trạng thiếu hụt lương thực tại Malawi được cho là do hạn hán kéo dài, giá thực phẩm tăng cao và những khó khăn kinh tế. Theo ước tính một nửa dân số tại quốc gia Nam Phi này, tức 6,5 triệu người đang phải sống dưới mức nghèo khó, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày. Dưới thời Tổng thống Bingu wa Mutharika, Malawi đã từng tránh được nạn đói nhờ vào chương trình trợ cấp đắt đỏ của chính phủ giúp người nghèo được tiếp cận với phân bón và các sản phẩm đầu vào nông nghiệp.
4. Nợ xấu hệ thống ngân hàng châu Âu vượt 1.000 tỉ euro
Ngày 15-8-2012, theo khảo sát của hãng kiểm toán Pricewaterhouse Coopers (PwC), kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, nợ xấu của ngân hàng châu Âu tăng gấp đôi. Tổng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng châu Âu hiện là 1,05 nghìn tỉ euro (1,85 nghìn tỉ USD), tăng 10% so với cuối năm 2011. Trong đó, tình trạng nợ xấu đặc biệt tồi tệ ở các nước Eurozone vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bong bóng bất động sản và khủng hoảng nợ khu vực. Chỉ tính riêng Hy Lạp, nợ xấu ngân hàng tăng gần 50% so với năm ngoái lên 40 tỉ euro, Tây Ban Nha tăng 23% lên 136 tỉ euro, Italia tăng 37% lên 107 tỉ euro. Đức, Anh và Pháp là các nước hiếm hoi mà nợ xấu ngân hàng không tăng kể từ năm 2010. Do các nhà đầu tư không sẵn sàng tái cấp vốn và các chính phủ không thể bơm thêm tiền nên các ngân hàng chỉ còn cách bán tài sản và giảm quy mô hoạt động để bù đắp nợ xấu. Trước đó, ngày 13-8, Ngân hàng Trung ương Italia cho biết nợ công của nước này trong tháng 6-2012 đã tăng lên mức cao kỷ lục là gần 2 nghìn tỉ euro. Thâm hụt ngân sách hàng năm cũng tăng cao hơn so với cùng kỳ trước đó, mà chủ yếu là do khoản đóng góp của Italia vào các gói giải cứu dành cho những quốc gia thuộc Eurozone khác. Nợ công của Italia tính đến cuối tháng 6-2012 đã tăng 6,6 tỉ euro, lên tới 1.973 tỉ euro, giữa lúc dự trữ tiền mặt của Bộ Tài chính nước này tăng 10,3 tỉ euro. Lợi suất trái phiếu chính phủ Italia hiện vẫn đang duy trì ở mức gần 6%, bất chấp các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" đầy khắc nghiệt do Chính phủ của Thủ tướng Mario Monti đưa ra.
5. Australia đi đầu trong cuộc cách mạng về bao bì thuốc lá
Ngày 16-8-2012, Tòa án tối cao Australia đã bác đơn kiện của các công ty thuốc lá lớn phản đối một đạo luật mới quy định về bao bì thuốc lá, mở đường cho quốc gia này trở thành nước đầu tiên có các quy định mạnh mẽ về bao bì thuốc lá. Theo luật mới, các công ty thuốc lá phải đóng gói sản phẩm trong vỏ bao màu xanh ôliu, không in tên thương mại mà thay vào đó là những hình ảnh cảnh báo nguy cơ đối với sức khỏe. Quy định này theo kế hoạch sẽ có hiệu lực từ tháng 12-2011 nhưng bị trì hoãn thực thi sau khi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các công ty thuốc lá lớn như British American Tobacco, Philip Morris, Imperial Tobacco và Japan Tobacco. Với phán quyết trên của Tòa án tối cao, các mẫu bao thuốc lá không in tên thương mại sẽ xuất hiện trên thị trường Australia từ ngày 1-12 tới. Quyết định này được coi là thắng lợi lớn cho Chính phủ Australia và Bộ trưởng Tư pháp Nicola Roxon, người đã khởi động chiến dịch thay đổi mẫu bao bì thuốc lá khi còn là Bộ trưởng Y tế Australia. Tuy nhiên, bà Nicola cũng cảnh báo nguy cơ trước mắt là thị trường thuốc lá đen sẽ phát triển. Sau thất bại ở Australia, các công ty thuốc lá lớn có thể sẽ khởi kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nơi Cộng hòa Đôminicana, Ucraina và Ônđurát đang dẫn đầu cuộc phản đối chống lại điều họ gọi là “biện pháp phản thương mại”. Các công ty thuốc lá biện luận các chính phủ đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của họ, trong đó có tên thương mại. Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoan nghênh và hy vọng quyết định của Tòa án tối cao Australia sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền trên toàn cầu. Hiện một số nước, trong đó có Anh và New Zealand, cũng đang cân nhắc ban hành luật tương tự. Theo ước tính của WHO, mỗi năm thế giới có khoảng 6 triệu ca tử vong vì các bệnh liên quan tới thuốc lá.
6. Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng
Ngày 16-8-2012, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã tăng trong 3 ngày liên tiếp, lên mức cao nhất trong 3 tháng qua sau những tín hiệu tích cực về kinh tế tại Mỹ, nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới này. Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9-2012 đã tăng lên 95,60 USD/thùng ngay sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố các số liệu về trợ cấp thất nghiệp và xây dựng nhà ở, tăng 1,27 USD so với mức giá đống cửa phiên giao dịch chiều 15-8. Đây là lần đầu tiên giá dầu thô ngọt nhẹ tăng lên trên 95 USD/thùng kể từ giữa tháng 5-2012. Tại Luân Đôn, giá dầu thô Brent biển Bắc giao cùng tháng đã tăng 65 xen lên 116,90 USD/thùng. Các số liệu về giấy phép xây dựng nhà mới và giá nhà trong tháng vừa qua tăng mạnh tại Mỹ, đã tạo ra một bức tranh về nền công nghiệp đang đi lên với một tốc độ tương đối vững chắc. Các tin tức trên đã đẩy giá dầu tại New York tăng lên do triển vọng về nhu cầu dầu sáng sủa của nước tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới. Trước đó, giá dầu đã tăng lên sau khi Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố các số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tuần qua đã giảm mạnh hơn so với dự đoán (3,7 triệu thùng), điều này chứng tỏ nhu cầu dầu đang tăng lên ở Mỹ. Giá dầu tăng lên do những hy vọng về các biện pháp kích thích kinh tế mới tại Trung Quốc. Ngoài ra, thị trường dầu còn được hỗ trợ bởi những căng thẳng địa-chính trị tại Trung Đông, nơi cuộc nội chiến ở Syria có xu hướng leo thang và mối quan hệ Iran với phương Tây vẫn lạnh nhạt. Cùng với xu hướng tăng giá dầu, giá vàng cũng tăng lên. Tại thị trường New York, trong phiên giao dịch chiều 15/8, giá vàng giao ngay vẫn xoay quanh mức 1.600 USD/aoxơ. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 12-2012 tăng 12,6 USD, tương đương 0,78%, lên mức 1.619,2 USD/aoxơ. Trong khi đó, tại Hồng Công, giá vàng giao dịch sáng 17-8 đã tăng 111 đôla Hồng Công (HKD) lên 15.010 HKD/lạng (đơn vị trọng lượng của Trung Quốc), tương đương mức 1.624,3 USD/aoxơ, tăng 12 USD (1 USD=7,757 HKD).
7. Khai mạc Đại hội thanh niên quốc tế AIESEC ở Nga
Ngày 17-8-2012, Đại hội thanh niên quốc tế AIESEC lần thứ 64 đã khai mạc tại thủ đô Moscow với sự tham dự của các nhà doanh nghiệp trẻ và sinh viên tiêu biểu ở độ tuổi từ 20-27, đến từ 110 nước trên thế giới. Kéo dài đến ngày 26-8-2012 , Đại hội sẽ gồm ba diễn đàn chính là các thủ lĩnh AIESEC, Tiếng nói thanh niên và Những doanh nghiệp thành đạt của AIESEC. Trong khuôn khổ Đại hội còn có Hội thảo "Thế giới sau năm 2020" và Liên hoan văn hóa quốc tế. Các đại biểu tham dự Đại hội sẽ nghe phát biểu của hai Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich và Olga Golodets, Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học Dmitry Livanov, Ngoại trưởng Sergey Lavrov và Thị trưởng Mátxcơva Sergey Sobyanin. AIESEC là một tổ chức thanh niên quốc tế lớn, tập hợp các nhà doanh nghiệp trẻ và sinh viên tiêu biểu với mục đích thiết lập quan hệ đối tác quốc tế và phối hợp thực hiện các dự án chung có tầm quan trọng về mặt xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho thanh niên, sinh viên góp phần phát triển kinh tế-xã hội quốc gia và quốc tế. Hiện, thành viên của AIESEC gồm hơn 1.100 trường đại học thuộc 110 nước trên thế giới.
8. Tại Pháp, 33 thành phố báo động vì nắng nóng trên 38 độ C
Ngày 19-8-2012, theo dự báo của các chuyên gia khí tượng Pháp, nhiệt độ tiếp tục cao hơn tại nhiều khu vực của nước này, nhất là các địa phương thuộc miền Trung. Ngày 18-8-2012, nhiệt độ có lúc lên tới 43-44 độ C ở một số thành phố thuộc tỉnh Indre ở miền Trung. Còn ở thủ đô Paris, nhiệt độ cũng lên tới hơn 38 độ C. Tại các vùng phía Tây và Tây Nam nước Pháp, nhiệt độ trong hai ngày cuối tuần này cũng lên cao bất thường so với các năm trước. Các chuyên gia khí tượng còn cho biết, chưa bao giờ nhiệt độ ở các khu vực phía Bắc nước Pháp lên tới 42 độ C. Cho tới thời điểm này, theo các nhà chức trách, nắng nóng gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Nhiều người đã phải đi cấp cứu, nhất là người cao tuổi và trẻ em, với nguyên nhân chủ yếu do nóng bức, ngạt thở. Nắng nóng còn gây hạn hán tại nhiều vùng trồng hoa màu, rau quả, gây thiệt hại đáng kể đối với nông dân Pháp. Trước tình hình nắng nóng bất thường như hiện nay, các nhà chức trách đã công bố mức báo động cấp hai (màu cam) tại ít nhất 33 tỉnh ở Pháp. Bộ trưởng Y tế Pháp Marisol Touraine cho biết, các cơ quan chức năng thuộc Bộ Y tế và chính quyền các địa phương đang phối hợp tích cực để có các biện pháp chống nắng cho người dân, nhất là hỗ trợ những người cao tuổi chuyển tới những khu vực đặc biệt để tránh nắng hoặc cung cấp trang thiết bị cần thiết để chống nắng, đồng thời hỗ trợ những nông dân bị thiệt hại do nắng hạn.
9. Tình hình Syria tuần qua
Syria tuần qua ghi nhận những diễn biến mới liên quan đến những dàn xếp ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đã kéo dài 17 tháng qua tại nước này. Diễn biến mới nhất là ngày 17-8, Liên hợp quốc đã thông báo quyết định bổ nhiệm ông Lakhdar Brahimi, một nhà ngoại giao kỳ cựu người Angiêri, làm Đại diện đặc biệt của tổ chức này và của Liên đoàn Arập (AL) phụ trách vấn đề Syria, thay cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan. Ông Brahimi, 78 tuổi, từng là Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Afghanistan sau các vụ tấn công bố 11-9-2001 và tại Iraq sau khi Mỹ và liên quân tấn công nước này năm 2003. Ông Brahimi được bổ nhiệm một ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đồng ý thiết lập Văn phòng liên lạc chính trị mới tại thủ đô Damasscus của Syria nhằm hỗ trợ các nỗ lực trung gian hòa giải của Liên hợp quốc và AL. Ưu tiên hiện nay của Liên hợp quốc vẫn là các biện pháp ngoại giao, tuy nhiên Mỹ tuần qua đã tuyên bố về khả năng để ngỏ vùng cấm bay tại Syria. Nếu được tiến hành, giải pháp phong tỏa không phận tại Syria sẽ gây khó khăn rất lớn cho quân đội nước này, khi mà họ đang sử dụng không quân để tấn công quân nổi dậy. Mặc dù mọi sự can thiệp vẫn là những triển vọng xa vời nhưng những tuyên bố của Mỹ tuần qua, là sự đề cập gần nhất về khả năng quân sự trực tiếp vào Syria.
10. Lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều nước châu Á
Tuần qua, tại Philippines, cơn bão nhiệt đới Kai-tak, còn được gọi là Helen, đã đổ bộ vào tỉnh Ixabêla (Isabela), thuộc đảo Ludông (Luzon), phía Bắc Philippines, gây ra những trận mưa dữ dội và gió giật mạnh với tốc độ từ 60-100 km/h. Từ ngày 14-8, nhiều địa phương ở khu vực Bắc Philippines, bao gồm cả vùng thủ đô Manila, đã chịu ảnh hưởng của bão với những cơn mưa to, có nơi lượng mưa tới 35 mm và gió lớn. Các quan chức của Cơ quan phòng vệ dân sự cho hay từ đêm 14-8, lực lượng cứu hộ đã tiến hành đưa người dân đi sơ tán vì một số nơi nước đã "ngập đến cổ". Mặc dù chưa có báo cáo về thiệt hại, song đã có 4 thị trấn bị ngập lụt, giao thông trên đường cao tốc đã bị gián đoạn tại nhiều điểm do lở đất, trong khi đó mức nước đang dâng cao tại con sông Cagayan, sông dài nhất Philippines, đe dọa phá hoại hàng trăm ha đất canh tác và ảnh hưởng tới các cộng đồng dân cư trong vùng nếu nước tràn bờ. Trong hai tuần vừa qua, những trận mưa lớn kéo dài đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho vùng Bắc Philippines, làm khoảng 100 người chết và hơn 3,4 triệu người bị ảnh hưởng.
Tại Trung Quốc, ngày 17-8, cơn bão nhiệt đới Kai-Tak đổ bộ vào miền Nam nước này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân. Hàng nghìn hành khách bị mắc kẹt ở các sân bay, trong khi các dịch vụ giao thông vận tải phải tạm ngừng. Bão Kai-Tak, cơn bão nhiệt đới thứ 13 trong năm nay, tràn vào thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông (miền Nam Trung Quốc) làm cây cối và các biển hiệu nằm ngổn ngang trên các đường phố, hầu hết các cửa hiệu phải đóng cửa. Ngoài khơi bờ biển Trạm Giang, bão gây sóng cao tới 4 mét. Tại một sân bay ở thành phố Bắc Hải thuộc Khu tự trị Choang Quảng Tây, 16 chuyến bay tới Bắc Kinh, Thượng Hải, Côn Minh... bị hủy bỏ, khiến hàng trăm hành khách bị kẹt lại. Cơn bão Kai-Tak cũng làm 21 chuyến bay ở sân bay quốc tế Mĩ Lan tại Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam bị hủy. Cũng ở Hải Nam, nơi bão gây mưa như trút, hàng chục chuyến bay khác bị hủy hoặc hoãn lại khiến 3.000 hành khách không thể di chuyển theo kế hoạch. Không chỉ đường không, dịch vụ đường sắt ở miền Nam trung Quốc cũng bị ảnh hưởng với hàng chục chuyến tàu cao tốc phải tạm ngừng hoạt động. Từ đầu tháng đến nay, khu vực Đông Nam Trung Quốc đã liên tiếp hứng chịu 3 cơn bão Saola, Damrey and Haikui (Hải Quỳ), làm 51 người thiệt mạng, 21 người mất tích.
Tại Nhật Bản tuần qua cũng hứng chịu những trận mưa như trút nước gây lụt lội và lở đất nghiêm trọng khiến giao thông bị tắc nghẽn. Một số nơi ở cố đô Kyoto và Osaka lượng mưa đo được lên tới 100 mm/1giờ. Theo cơ quan Khí tượng Nhật Bản, đợt mưa lũ này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước này, gây ảnh hưởng đến hàng nghìn người. Trong khi đó, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vẫn đang phải khắc phục những hậu quả nặng nề của đợt lũ lụt nghiêm trọng. Chỉ trong 2 ngày giữa tuần, mưa tại thành phố Kaesong lên tới 300mm khiến 230 ngôi nhà bị phá hủy, hàng chục tòa nhà lớn bị tàn phá và đường phố bị ngập úng./.
Ngày 13-8-2012 , nhân dân Cuba từng bừng kỷ niệm ngày sinh lần thứ 86 của lãnh tụ Fidel Castro - "vị thuyền trưởng lỗi lạc" của cách mạng Cuba |
Ngày 13-8-2012, nhân dân Cuba từng bừng kỷ niệm ngày sinh lần thứ 86 của lãnh tụ Fidel Castro - "vị thuyền trưởng lỗi lạc" của cách mạng Cuba (13-8-1926 - 13-8-2012). Trong ngày, hàng loạt hoạt động văn hóa, hội thảo, triển lãm ảnh, lễ hội ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật đã được tổ chức tại “Hòn đảo Tự do” và nhiều nước trên thế giới để mừng ngày sinh của nhà lãnh tụ Fidel. Lãnh đạo nhiều nước anh em trong khu vực và trên thế giới, cũng như các tổ chức đoàn kết với Cuba đã gửi điện mừng tới vị lãnh tụ huyền thoại của cách mạng Cuba. Nhân dịp này, nguyên Bộ trưởng Văn hóa Cuba Armando Hart, một người bạn chiến đấu gần gũi của lãnh tụ Fidel trong những năm tháng làm cách mạng, đã có bài viết đăng trên báo "Granma", qua đó nêu bật tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh tụ trong những vấn đề mang tính toàn cầu, tác động tới sự sống còn của nhân loại. Sinh ngày 13-8-1926, tại thị trấn Biran, tỉnh Holguin, miền Đông Cuba, lãnh tụ Fidel Castro là một trong số ít các nhà lãnh đạo quốc gia đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. Ông được xem là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất nhất của thế giới thứ ba nửa sau thế kỷ XX, từng cống hiến trọn đời cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc. Trong suốt 48 năm lãnh đạo quốc đảo Cuba, ông luôn đấu tranh chống lại lệnh cấm vận của Mỹ và 638 lần thoát khỏi âm mưu ám sát (theo ghi nhận của Sách Kỷ lục Guinness). Nhân dân Cuba xem ông là một vị anh hùng, người đã lãnh đạo cuộc cách mạng và đấu tranh vì nền độc lập của đất nước Cuba. Họ gọi ông là “lãnh tụ Fidel kính mến” và tôn vinh tinh thần chiến đấu không mệt mỏi vì lý tưởng của "vị thuyền trưởng lỗi lạc" này.
2. Iran hứng chịu những thiệt hại do động đất kép gây ra
Ngày 14-8-2012, một dư chấn cường độ mạnh, lên tới 5,3 độ ríchte, đã làm rung chuyển khu vực ngoại ô thành phố Tabriz, thành phố lớn thứ ba và là thủ phủ tỉnh Đông Azerbaijan ở Tây Bắc Iran. Theo Viện Địa chấn học thuộc Đại học Tehran, tâm chấn nằm cách thị trấn thương mại Varzaqan, vốn bị san bằng bởi các trận động đất kinh hoàng ngày 11-8. Hãng thông tấn Far cho biết, trận động đất đã gây ra sự hoảng loạn tại thành phố, buộc các nhân viên bỏ chạy ra khỏi các văn phòng. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có thông tin về thiệt hại do dư chấn này gây ra. Cùng ngày, các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy 2 người còn sống sau 72 tiếng bị chôn vùi dưới các đống đổ nát. Hiện cả hai người này đều trong tình trạng sức khỏe tốt và đang được phục hồi tại một ngôi làng gần thị trấn Vadacan, ở phía Bắc thành phố Tabri. Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Laridani đã bày tỏ hoan nghênh sự trợ giúp quốc tế dành cho các nạn nhân thảm họa động đất kép tại Tây Bắc Iran. Trong chuyến thăm tới Tabriz, ông A.Laridani cho hay những biện pháp cấp cứu sơ bộ đã được thực hiện, đồng thời yêu cầu quan chức địa phương đẩy nhanh các biện pháp khắc phục và hỗ trợ tái định cư cho những nạn nhân trước khi mùa Đông đến. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Iran Marzieh Vahid Dastjerdi, tính tới ngày 13-8, số người thiệt mạng trong hai trận động đất kinh hoàng ngày 11-8 tại Tây Bắc nước này đã lên tới 306 người, ngoài ra còn có trên 3.000 người bị thương và khoảng 300 ngôi làng bị phá hủy. Trong khi đó, hiện còn khoảng 16.000 người đang trong tình trạng rất khó khăn do thiếu lương thực, thuốc men và nhu yếu phẩm khác. Đã có ít nhất 116 dư chấn xảy ra sau trận động đất.
3. Liên hợp quốc cần 48 triệu USD để cứu đói Malawi
Ngày 14-8-2012, Chương trình lương thực Liên hợp quốc cho biết tổ chức này cần khoản tiền trị giá 48 triệu USD để hỗ trợ lương thực cho 11% dân số Malawi đang phải đối mặt với nạn đói do mùa màng thất bát. Theo Chương trình lương thực Liên Hợp Quốc, hàng trăm nghìn người Malawi đang phải đối phó với nạn đói do vụ mùa mất trắng và giá lương thực tăng cao và cần được hỗ trợ. Con số này sẽ tăng lên 1,6 triệu người đầu năm tới. Năm 2011 chỉ 200.000 người Malawi nhận được hỗ trợ lương thực. Chương trình lương thực Liên hợp quốc cho biết: Anh hiện là quốc gia đầu tiên đóng góp cho chương trình cứu trợ này. Tổ chức này cũng bày tỏ hy vọng, các quốc gia khác cũng sẽ có động thái tương tự Anh. Tình trạng thiếu hụt lương thực tại Malawi được cho là do hạn hán kéo dài, giá thực phẩm tăng cao và những khó khăn kinh tế. Theo ước tính một nửa dân số tại quốc gia Nam Phi này, tức 6,5 triệu người đang phải sống dưới mức nghèo khó, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày. Dưới thời Tổng thống Bingu wa Mutharika, Malawi đã từng tránh được nạn đói nhờ vào chương trình trợ cấp đắt đỏ của chính phủ giúp người nghèo được tiếp cận với phân bón và các sản phẩm đầu vào nông nghiệp.
4. Nợ xấu hệ thống ngân hàng châu Âu vượt 1.000 tỉ euro
Kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, nợ xấu của ngân hàng châu Âu tăng gấp đôi |
Ngày 15-8-2012, theo khảo sát của hãng kiểm toán Pricewaterhouse Coopers (PwC), kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, nợ xấu của ngân hàng châu Âu tăng gấp đôi. Tổng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng châu Âu hiện là 1,05 nghìn tỉ euro (1,85 nghìn tỉ USD), tăng 10% so với cuối năm 2011. Trong đó, tình trạng nợ xấu đặc biệt tồi tệ ở các nước Eurozone vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bong bóng bất động sản và khủng hoảng nợ khu vực. Chỉ tính riêng Hy Lạp, nợ xấu ngân hàng tăng gần 50% so với năm ngoái lên 40 tỉ euro, Tây Ban Nha tăng 23% lên 136 tỉ euro, Italia tăng 37% lên 107 tỉ euro. Đức, Anh và Pháp là các nước hiếm hoi mà nợ xấu ngân hàng không tăng kể từ năm 2010. Do các nhà đầu tư không sẵn sàng tái cấp vốn và các chính phủ không thể bơm thêm tiền nên các ngân hàng chỉ còn cách bán tài sản và giảm quy mô hoạt động để bù đắp nợ xấu. Trước đó, ngày 13-8, Ngân hàng Trung ương Italia cho biết nợ công của nước này trong tháng 6-2012 đã tăng lên mức cao kỷ lục là gần 2 nghìn tỉ euro. Thâm hụt ngân sách hàng năm cũng tăng cao hơn so với cùng kỳ trước đó, mà chủ yếu là do khoản đóng góp của Italia vào các gói giải cứu dành cho những quốc gia thuộc Eurozone khác. Nợ công của Italia tính đến cuối tháng 6-2012 đã tăng 6,6 tỉ euro, lên tới 1.973 tỉ euro, giữa lúc dự trữ tiền mặt của Bộ Tài chính nước này tăng 10,3 tỉ euro. Lợi suất trái phiếu chính phủ Italia hiện vẫn đang duy trì ở mức gần 6%, bất chấp các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" đầy khắc nghiệt do Chính phủ của Thủ tướng Mario Monti đưa ra.
5. Australia đi đầu trong cuộc cách mạng về bao bì thuốc lá
Ngày 16-8-2012, Tòa án tối cao Australia đã bác đơn kiện của các công ty thuốc lá lớn phản đối một đạo luật mới quy định về bao bì thuốc lá, mở đường cho quốc gia này trở thành nước đầu tiên có các quy định mạnh mẽ về bao bì thuốc lá. Theo luật mới, các công ty thuốc lá phải đóng gói sản phẩm trong vỏ bao màu xanh ôliu, không in tên thương mại mà thay vào đó là những hình ảnh cảnh báo nguy cơ đối với sức khỏe. Quy định này theo kế hoạch sẽ có hiệu lực từ tháng 12-2011 nhưng bị trì hoãn thực thi sau khi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các công ty thuốc lá lớn như British American Tobacco, Philip Morris, Imperial Tobacco và Japan Tobacco. Với phán quyết trên của Tòa án tối cao, các mẫu bao thuốc lá không in tên thương mại sẽ xuất hiện trên thị trường Australia từ ngày 1-12 tới. Quyết định này được coi là thắng lợi lớn cho Chính phủ Australia và Bộ trưởng Tư pháp Nicola Roxon, người đã khởi động chiến dịch thay đổi mẫu bao bì thuốc lá khi còn là Bộ trưởng Y tế Australia. Tuy nhiên, bà Nicola cũng cảnh báo nguy cơ trước mắt là thị trường thuốc lá đen sẽ phát triển. Sau thất bại ở Australia, các công ty thuốc lá lớn có thể sẽ khởi kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nơi Cộng hòa Đôminicana, Ucraina và Ônđurát đang dẫn đầu cuộc phản đối chống lại điều họ gọi là “biện pháp phản thương mại”. Các công ty thuốc lá biện luận các chính phủ đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của họ, trong đó có tên thương mại. Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoan nghênh và hy vọng quyết định của Tòa án tối cao Australia sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền trên toàn cầu. Hiện một số nước, trong đó có Anh và New Zealand, cũng đang cân nhắc ban hành luật tương tự. Theo ước tính của WHO, mỗi năm thế giới có khoảng 6 triệu ca tử vong vì các bệnh liên quan tới thuốc lá.
6. Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng
Ngày 16-8-2012, giá dầu mỏ trên thị trường thế giới đã tăng trong 3 ngày liên tiếp, lên mức cao nhất trong 3 tháng qua sau những tín hiệu tích cực về kinh tế tại Mỹ, nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới này. Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9-2012 đã tăng lên 95,60 USD/thùng ngay sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố các số liệu về trợ cấp thất nghiệp và xây dựng nhà ở, tăng 1,27 USD so với mức giá đống cửa phiên giao dịch chiều 15-8. Đây là lần đầu tiên giá dầu thô ngọt nhẹ tăng lên trên 95 USD/thùng kể từ giữa tháng 5-2012. Tại Luân Đôn, giá dầu thô Brent biển Bắc giao cùng tháng đã tăng 65 xen lên 116,90 USD/thùng. Các số liệu về giấy phép xây dựng nhà mới và giá nhà trong tháng vừa qua tăng mạnh tại Mỹ, đã tạo ra một bức tranh về nền công nghiệp đang đi lên với một tốc độ tương đối vững chắc. Các tin tức trên đã đẩy giá dầu tại New York tăng lên do triển vọng về nhu cầu dầu sáng sủa của nước tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới. Trước đó, giá dầu đã tăng lên sau khi Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố các số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tuần qua đã giảm mạnh hơn so với dự đoán (3,7 triệu thùng), điều này chứng tỏ nhu cầu dầu đang tăng lên ở Mỹ. Giá dầu tăng lên do những hy vọng về các biện pháp kích thích kinh tế mới tại Trung Quốc. Ngoài ra, thị trường dầu còn được hỗ trợ bởi những căng thẳng địa-chính trị tại Trung Đông, nơi cuộc nội chiến ở Syria có xu hướng leo thang và mối quan hệ Iran với phương Tây vẫn lạnh nhạt. Cùng với xu hướng tăng giá dầu, giá vàng cũng tăng lên. Tại thị trường New York, trong phiên giao dịch chiều 15/8, giá vàng giao ngay vẫn xoay quanh mức 1.600 USD/aoxơ. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 12-2012 tăng 12,6 USD, tương đương 0,78%, lên mức 1.619,2 USD/aoxơ. Trong khi đó, tại Hồng Công, giá vàng giao dịch sáng 17-8 đã tăng 111 đôla Hồng Công (HKD) lên 15.010 HKD/lạng (đơn vị trọng lượng của Trung Quốc), tương đương mức 1.624,3 USD/aoxơ, tăng 12 USD (1 USD=7,757 HKD).
7. Khai mạc Đại hội thanh niên quốc tế AIESEC ở Nga
Ngày 17-8-2012, Đại hội thanh niên quốc tế AIESEC lần thứ 64 đã khai mạc tại thủ đô Moscow với sự tham dự của các nhà doanh nghiệp trẻ và sinh viên tiêu biểu ở độ tuổi từ 20-27, đến từ 110 nước trên thế giới. Kéo dài đến ngày 26-8-2012 , Đại hội sẽ gồm ba diễn đàn chính là các thủ lĩnh AIESEC, Tiếng nói thanh niên và Những doanh nghiệp thành đạt của AIESEC. Trong khuôn khổ Đại hội còn có Hội thảo "Thế giới sau năm 2020" và Liên hoan văn hóa quốc tế. Các đại biểu tham dự Đại hội sẽ nghe phát biểu của hai Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich và Olga Golodets, Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học Dmitry Livanov, Ngoại trưởng Sergey Lavrov và Thị trưởng Mátxcơva Sergey Sobyanin. AIESEC là một tổ chức thanh niên quốc tế lớn, tập hợp các nhà doanh nghiệp trẻ và sinh viên tiêu biểu với mục đích thiết lập quan hệ đối tác quốc tế và phối hợp thực hiện các dự án chung có tầm quan trọng về mặt xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho thanh niên, sinh viên góp phần phát triển kinh tế-xã hội quốc gia và quốc tế. Hiện, thành viên của AIESEC gồm hơn 1.100 trường đại học thuộc 110 nước trên thế giới.
8. Tại Pháp, 33 thành phố báo động vì nắng nóng trên 38 độ C
Ngày 19-8-2012, theo dự báo của các chuyên gia khí tượng Pháp, nhiệt độ tiếp tục cao hơn tại nhiều khu vực của nước này, nhất là các địa phương thuộc miền Trung. Ngày 18-8-2012, nhiệt độ có lúc lên tới 43-44 độ C ở một số thành phố thuộc tỉnh Indre ở miền Trung. Còn ở thủ đô Paris, nhiệt độ cũng lên tới hơn 38 độ C. Tại các vùng phía Tây và Tây Nam nước Pháp, nhiệt độ trong hai ngày cuối tuần này cũng lên cao bất thường so với các năm trước. Các chuyên gia khí tượng còn cho biết, chưa bao giờ nhiệt độ ở các khu vực phía Bắc nước Pháp lên tới 42 độ C. Cho tới thời điểm này, theo các nhà chức trách, nắng nóng gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Nhiều người đã phải đi cấp cứu, nhất là người cao tuổi và trẻ em, với nguyên nhân chủ yếu do nóng bức, ngạt thở. Nắng nóng còn gây hạn hán tại nhiều vùng trồng hoa màu, rau quả, gây thiệt hại đáng kể đối với nông dân Pháp. Trước tình hình nắng nóng bất thường như hiện nay, các nhà chức trách đã công bố mức báo động cấp hai (màu cam) tại ít nhất 33 tỉnh ở Pháp. Bộ trưởng Y tế Pháp Marisol Touraine cho biết, các cơ quan chức năng thuộc Bộ Y tế và chính quyền các địa phương đang phối hợp tích cực để có các biện pháp chống nắng cho người dân, nhất là hỗ trợ những người cao tuổi chuyển tới những khu vực đặc biệt để tránh nắng hoặc cung cấp trang thiết bị cần thiết để chống nắng, đồng thời hỗ trợ những nông dân bị thiệt hại do nắng hạn.
9. Tình hình Syria tuần qua
Syria tuần qua ghi nhận những diễn biến mới liên quan đến những dàn xếp ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đã kéo dài 17 tháng qua tại nước này. Diễn biến mới nhất là ngày 17-8, Liên hợp quốc đã thông báo quyết định bổ nhiệm ông Lakhdar Brahimi, một nhà ngoại giao kỳ cựu người Angiêri, làm Đại diện đặc biệt của tổ chức này và của Liên đoàn Arập (AL) phụ trách vấn đề Syria, thay cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan. Ông Brahimi, 78 tuổi, từng là Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Afghanistan sau các vụ tấn công bố 11-9-2001 và tại Iraq sau khi Mỹ và liên quân tấn công nước này năm 2003. Ông Brahimi được bổ nhiệm một ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đồng ý thiết lập Văn phòng liên lạc chính trị mới tại thủ đô Damasscus của Syria nhằm hỗ trợ các nỗ lực trung gian hòa giải của Liên hợp quốc và AL. Ưu tiên hiện nay của Liên hợp quốc vẫn là các biện pháp ngoại giao, tuy nhiên Mỹ tuần qua đã tuyên bố về khả năng để ngỏ vùng cấm bay tại Syria. Nếu được tiến hành, giải pháp phong tỏa không phận tại Syria sẽ gây khó khăn rất lớn cho quân đội nước này, khi mà họ đang sử dụng không quân để tấn công quân nổi dậy. Mặc dù mọi sự can thiệp vẫn là những triển vọng xa vời nhưng những tuyên bố của Mỹ tuần qua, là sự đề cập gần nhất về khả năng quân sự trực tiếp vào Syria.
10. Lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều nước châu Á
Mưa lớn kéo dài đã làm nhiều thành phố của Philippines ngập trong biển nước |
Tuần qua, tại Philippines, cơn bão nhiệt đới Kai-tak, còn được gọi là Helen, đã đổ bộ vào tỉnh Ixabêla (Isabela), thuộc đảo Ludông (Luzon), phía Bắc Philippines, gây ra những trận mưa dữ dội và gió giật mạnh với tốc độ từ 60-100 km/h. Từ ngày 14-8, nhiều địa phương ở khu vực Bắc Philippines, bao gồm cả vùng thủ đô Manila, đã chịu ảnh hưởng của bão với những cơn mưa to, có nơi lượng mưa tới 35 mm và gió lớn. Các quan chức của Cơ quan phòng vệ dân sự cho hay từ đêm 14-8, lực lượng cứu hộ đã tiến hành đưa người dân đi sơ tán vì một số nơi nước đã "ngập đến cổ". Mặc dù chưa có báo cáo về thiệt hại, song đã có 4 thị trấn bị ngập lụt, giao thông trên đường cao tốc đã bị gián đoạn tại nhiều điểm do lở đất, trong khi đó mức nước đang dâng cao tại con sông Cagayan, sông dài nhất Philippines, đe dọa phá hoại hàng trăm ha đất canh tác và ảnh hưởng tới các cộng đồng dân cư trong vùng nếu nước tràn bờ. Trong hai tuần vừa qua, những trận mưa lớn kéo dài đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho vùng Bắc Philippines, làm khoảng 100 người chết và hơn 3,4 triệu người bị ảnh hưởng.
Tại Trung Quốc, ngày 17-8, cơn bão nhiệt đới Kai-Tak đổ bộ vào miền Nam nước này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân. Hàng nghìn hành khách bị mắc kẹt ở các sân bay, trong khi các dịch vụ giao thông vận tải phải tạm ngừng. Bão Kai-Tak, cơn bão nhiệt đới thứ 13 trong năm nay, tràn vào thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông (miền Nam Trung Quốc) làm cây cối và các biển hiệu nằm ngổn ngang trên các đường phố, hầu hết các cửa hiệu phải đóng cửa. Ngoài khơi bờ biển Trạm Giang, bão gây sóng cao tới 4 mét. Tại một sân bay ở thành phố Bắc Hải thuộc Khu tự trị Choang Quảng Tây, 16 chuyến bay tới Bắc Kinh, Thượng Hải, Côn Minh... bị hủy bỏ, khiến hàng trăm hành khách bị kẹt lại. Cơn bão Kai-Tak cũng làm 21 chuyến bay ở sân bay quốc tế Mĩ Lan tại Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam bị hủy. Cũng ở Hải Nam, nơi bão gây mưa như trút, hàng chục chuyến bay khác bị hủy hoặc hoãn lại khiến 3.000 hành khách không thể di chuyển theo kế hoạch. Không chỉ đường không, dịch vụ đường sắt ở miền Nam trung Quốc cũng bị ảnh hưởng với hàng chục chuyến tàu cao tốc phải tạm ngừng hoạt động. Từ đầu tháng đến nay, khu vực Đông Nam Trung Quốc đã liên tiếp hứng chịu 3 cơn bão Saola, Damrey and Haikui (Hải Quỳ), làm 51 người thiệt mạng, 21 người mất tích.
Tại Nhật Bản tuần qua cũng hứng chịu những trận mưa như trút nước gây lụt lội và lở đất nghiêm trọng khiến giao thông bị tắc nghẽn. Một số nơi ở cố đô Kyoto và Osaka lượng mưa đo được lên tới 100 mm/1giờ. Theo cơ quan Khí tượng Nhật Bản, đợt mưa lũ này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước này, gây ảnh hưởng đến hàng nghìn người. Trong khi đó, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vẫn đang phải khắc phục những hậu quả nặng nề của đợt lũ lụt nghiêm trọng. Chỉ trong 2 ngày giữa tuần, mưa tại thành phố Kaesong lên tới 300mm khiến 230 ngôi nhà bị phá hủy, hàng chục tòa nhà lớn bị tàn phá và đường phố bị ngập úng./.
Phú Yên chú trọng bảo đảm và nâng cao chất lượng an sinh xã hội cho dân cư ven biển  (20/08/2012)
Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp và nông thôn ở Hà Nội  (20/08/2012)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Hồi giáo Áp-ga-ni-xtan  (20/08/2012)
Mexico và Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện  (20/08/2012)
Quy chế bỏ phiếu tín nhiệm sẽ trình Quốc hội vào cuối năm  (20/08/2012)
Chuẩn bị cho Hội nghị Quốc hội Việt Nam - Campuchia  (20/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên