Hội thảo Khoa học “Căn cứ địa cách mạng tỉnh Bình Thuận trong 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 – 1975”
Đến dự Hội thảo có Thượng tướng Nguyễn Thành Cung – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng chí Huỳnh Văn Tí – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận; Thiếu tướng Trần Đơn – Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7; các đồng chí Thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân khu 7, Quân khu 5; các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai; cùng 120 đại biểu là các sĩ quan cao cấp, các nhân chứng lịch sử và các nhà khoa học trong và ngoài quân đội.
Trước giờ khai mạc Hội thảo, các đại biểu đã đến khu di tích lịch sử Dục Thanh – Chi nhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bình Thuận, làm lễ dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Căn cứ địa Bình Thuận hình thành, tồn tại trong suốt 2 cuộc kháng chiến có công lao đóng góp, hy sinh của nhiều đồng bào, đồng chí. Hội thảo hôm nay cũng là dịp tôn vinh những người đã đóng góp cho Căn cứ, nhất là những nhân chứng của lịch sử đương thời.
Căn cứ địa Bình Thuận là hệ thống trong tổng thể căn cứ địa liên hoàn từ căn cứ địa của tỉnh đến căn cứ địa của các huyện và căn cứ lõm (căn cứ du kích) của các xã và liên xã, sau đó nối thông với các căn cứ địa và chiến khu cách mạng ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Đã thể hiện rõ tầm, trí tuệ lãnh đạo của Đảng trong nghệ thuật quân sự, trong thế trận lòng dân… xây dựng hậu phương vững chắc ngay trong chiến trường trong công cuộc chiến tranh giải phóng đất nước.
Căn cứ địa Bình Thuận hôm qua đã rút ra nhiều bài học quý báu, tổng kết kinh nghiệm, lịch sử chiến tranh cách mạng nhằm vận dụng để xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân trong thời kỳ mới.
Hội thảo sẽ làm cơ sở giáo dục truyền thống cách mạng cho lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng và Quân khu VII, cả nước nói chung, nhất là giáo dục đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Huỳnh Văn Tí, Bí thư Tỉnh ủy đã nhấn mạnh: Bình Thuận là một tỉnh ở cực Nam Trung Bộ nối dài với miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên. Với vị trí đó, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bình Thuận luôn là một chiến trường ác liệt và xa sự chỉ đạo, chi viện của trên. Để tồn tại và phát triển phong trào cách mạng, đẩy mạnh tấn công địch, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Bình Thuận các thời kỳ đã nỗ lực xây dựng căn cứ kháng chiến. Chính những căn cứ kháng chiến suốt 30 năm chiến tranh giải phóng của tỉnh đã góp phần xây dựng lực lượng cách mạng lớn mạnh cùng phối hợp với lực lượng của trên tấn công địch, giải phóng quê hương.
Trong báo cáo Đề dẫn, Thiếu tướng Trần Đơn nêu rõ: Nghiên cứu căn cứ địa ở Bình Thuận, một tỉnh trung tâm ở cực Nam Trung Bộ án ngữ quốc lộ 1, có cả địa hình rừng núi và biển đảo, là việc làm hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay. Hội thảo khoa học sẽ góp phần làm sáng tỏ mọi khía cạnh trong lịch sử hình thành và phát triển, các đặc điểm cũng như vai trò của căn cứ địa ở Bình Thuận trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, cũng có nghĩa là làm sáng rõ và sâu sắc hơn sự nghiệp kháng chiến của Đảng bộ và nhân dân địa phương. Quan trọng hơn, qua đó tìm ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương, nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trên địa bàn tỉnh, để tạo nên sức mạnh tổng hợp, sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đây là một việc làm vừa có ý nghĩa khoa học sâu sắc, vừa có ý nghĩa thực tiễn cao.
Hội thảo tập trung thảo luận sâu sắc các nội dung trên chính là để thực hiện tốt sứ mạng của khoa học lịch sử: ôn cố tri tân, biết cũ để hành xử cái mới cho đúng quy luật. Nghiên cứu căn cứ địa ở Bình Thuận trong thời kỳ chiến tranh giải phóng 1945-1975, tìm ra những bài học lịch sử để vận dụng vào điều kiện hiện nay, cũng là một cách để chúng ta góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương căn cứ cách mạng Bình Thuận, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 70 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo chỉ huy, nhân chứng lịch sử và nhà khoa học trong và ngoài quân đội. Các bài tham luận đã chứa đựng những nội dung: diễn biến quá trình xây dựng và hoạt động, chức năng của căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; kết quả, vị trí, vai trò của hệ thống căn cứ địa cách mạng trên địa bàn Bình Thuận trong 30 năm chiến tranh giải phóng; những bài học kinh nghiệm về xây dựng, hoạt động căn cứ địa cách mạng, vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình hiện nay. Hội thảo đã lắng nghe 16 tham luận được trình bày.
Kết luận tại Hội thảo, Trung tướng Phạm Văn Dỹ – Chính ủy Quân khu 7 đánh giá Hội thảo đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về căn cứ địa – hậu phương cách mạng trong chiến tranh nhân dân chống xâm lược của dân tộc ta nói chung, của quân và dân Bình Thuận nói riêng. Những vấn đề ấy, tựu trung gồm các nội dung chủ yếu sau:
Một là, xây dựng căn cứ địa – hậu phương cách mạng là một sáng tạo lớn của Đảng ta trong 30 năm chiến tranh giải phóng. Đảng ta luôn nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc tổ chức, xây dựng và phát huy vai trò của căn cứ địa và hậu phương cách mạng, coi đây là bộ phận chiến lược quan trọng của đường lối chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc.
Hai là, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bình Thuận đã xây dựng nên một hệ thống căn cứ địa – hậu phương cách mạng tại chỗ rất đa dạng và hiệu quả trong 30 năm chiến tranh giải phóng.
Ba là, căn cứ địa cách mạng Bình Thuận không tồn tại đơn lẻ, độc lập trong địa bàn tỉnh mà kết nối thông suốt với các chiến trường, các căn cứ địa toàn khu vực.
Bốn là, hoạt động của căn cứ địa cách mạng ở Bình Thuận trong 30 năm chiến tranh giải phóng đã để lại nhiều bài học lịch sử đến nay còn mang tính thời sự sâu sắc. Trong thời kỳ chiến tranh, Đảng bộ, nhân dân Bình Thuận đã giải quyết thành công hàng loạt vấn đề thuộc phạm trù căn cứ địa và hậu phương cách mạng. Trong đó có các nội dung như xây dựng chỗ đứng chân; xây dựng tiềm lực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội; xây dựng thế trận lòng dân; kết hợp xây dựng với bảo vệ và phát huy chức năng căn cứ địa phục vụ cho nhiệm vụ kháng chiến. Từng nội dung nêu trên đều chứa đựng những bài học quý báu có thể vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI  (08/08/2012)
Sách trắng quốc phòng 2012 của Nhật Bản  (08/08/2012)
Thủ tướng chỉ thị triển khai phát triển thông tin đối ngoại  (07/08/2012)
Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Triều Tiên  (07/08/2012)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên