Hội thảo "Vai trò của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia với hợp tác tiểu vùng sông Mêkông mở rộng trong bối cảnh mới"
Đoàn Việt Nam do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam làm Trưởng đoàn; Đoàn Lào do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thongsalit Mangnomek, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào làm Trưởng đoàn: Đoàn Capuchia do Viện sĩ, Tiến sĩ Khlot Thida, Chủ tịch Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia làm Trưởng đoàn.
Tham gia Hội thảo có gần 120 đại biểu là lãnh đạo 3 Viện hàn lâm cùng với các nhà khoa học, một số báo cáo viên đến từ các Viện Nghiên cứu chuyên ngành của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh: sự phát triển năng động của khu vực ASEAN, trong đó có 3 nước Đông Dương, cùng với sự liên kết trong Tiểu vùng MêKông mở rộng có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn, giúp huy động nguồn lực tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho phát triển. Trong thời gian qua, xu thế hợp tác, kết nối kinh tế đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tiểu vùng Mê Kông cũng nằm trong xu thế chung này. Sự hợp tác tiểu vùng đòi hỏi việc xây dựng các mối liên kết trên nhiều lĩnh vực, trong đó bao hàm cả khoa học xã hội. Trên thực tế, các hoạt động kết nối trên nhiều lĩnh vực đã trở thành một trọng tâm trong nhiều khuôn khổ hợp tác giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Điều này xuất phát từ yêu cầu phối hợp và nỗ lực nhằm bảo đảm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Viện Khoa học xã hội Việt Nam đánh giá cao những tiến bộ và ghi nhận những thành tựu đã đạt được trong khuôn khổ hợp tác về khoa học xã hội giữa ba nước. Đây là mô hình hợp tác theo hướng tăng cường phối hợp, chính sách ở tầm vi mô, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, chia sẻ lợi ích chung về tài nguyên, môi trường, nguồn nhân lực, đầu tư và thương mại xuyên biên giới...
Phiên thứ nhất Hội thảo với chủ đề "Bối cảnh quốc tế, khu vực và vai trò của ba nước trong hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng", các đại biểu đã tập trung nghe giới thiệu tình hình thế giới và khu vực hiện nay đang tạo cơ hội cho ba nước Lào, Việt Nam, Campuchia trong mối quan hệ hợp tác Tiểu vùng Mê Kông; Hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia, Lào và Việt Nam thế kỷ 21; Tam giác phát triển - điểm sáng trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia. Phiên thứ hai với chủ đề "Thúc đẩy hợp tác về khoa học giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia" các đại biểu đã tập trung nghe giới thiệu về tăng cường hợp tác trong khoa học giữa Campuchia, Lào, Việt Nam; Hợp tác khoa học xã hội giữa Lào, Việt Nam, Campuchia là thiết thực để thúc đẩy hợp tác phát triển giữa ba nước; Hợp tác nghiên cứu về khoa học xã hội giữa Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào - Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia thành tựu và triển vọng... Các đại biểu cũng đã dành thời gian tập trung thảo luận các vấn đề hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ba nước trong bối cảnh mới.
Là ba nước nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam, Lào và Campuchia có mối quan hệ khăng khít về lịch sử và văn hóa lâu đời. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, ba nước đã cùng nhau sát cánh chống kẻ thù chung và đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ lâu bền. Trong thập niên 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Lào và Campuchia. Trong gần 50 năm qua, Việt Nam cùng với Lào cũng như Việt Nam với Campuchia đã tiếp tục phát triển các mối quan hệ hữu nghị truyền thống vốn có và hiện đang rất tốt đẹp. Hai bên đã học tập, trao đổi nhiều kinh nghiệm, nhiều vấn đề cụ thể và đang tăng cường và phát triển hơn nữa các mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, phù hợp với lợi ích của nhân dân mỗi nước, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, ba nước đã đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Ủy hội sông Mekong (MRC), Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hành lang Đông - Tây (WEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawad - Chao Praya- Mekong (ACMECS), Tứ giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia - Myanmar (CLMV), Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Hội thảo là sự cụ thể hóa nội dung Biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác khoa học giữa Viện Khoa học xã hội Việt Nam với Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào và Viện Khoa học Hoàng gia Campuchia trong năm 2012. Đây là một sự kiện khoa học có ý nghĩa chính trị quan trọng, đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành hội nhập sâu rộng và thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng lên một tầm cao mới./.
Trao đổi kinh nghiệm công tác thanh tra Việt Nam - Campuchia  (24/07/2012)
Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi lần thứ 5  (23/07/2012)
Quảng Ninh chuyển đổi từ tăng trưởng “nóng” sang tăng trưởng “xanh”  (23/07/2012)
Ấm áp nghĩa tình  (23/07/2012)
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên