Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trên thế giới
Tình trạng tham nhũng trên thế giới
Theo Tổ chức Minh bạch thế giới (Transparency International - TI), tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho mục đích cá nhân. Còn trong cuốn Công cụ hỗ trợ cho tính minh bạch trong công tác quản lý ở địa phương (Tools for transparency in local governance), các tác giả xác định, tham nhũng phát sinh và tồn tại là do sự độc quyền kết hợp bưng bít thông tin, thêm vào đó là thiếu trách nhiệm giải trình. Đó chính là bản chất của tham nhũng.
Trên thế giới, tình trạng tham nhũng xảy ra nghiêm trọng nhất ở những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, như châu Phi. Theo TI, chỉ riêng ở đây hằng năm có khoảng 148 tỉ USD bị thất thoát do tham nhũng, tương đương một nửa khoản nợ châu lục này vay của các nước khác trên thế giới. Nghịch lý là, các nước nghèo cũng chính là những nước có tình trạng tham nhũng nặng nhất.
Trong danh mục các nước nghèo, nợ cao của Ngân hàng Thế giới (WB) có 12 nước phụ thuộc hầu hết vào khoáng sản và 6 nước phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ. Nhưng hiện tại, 1,5 tỉ người trên thế giới đang sống ở những nước giàu tài nguyên, khoáng sản chỉ kiếm được dưới 2 USD/ngày. Tham nhũng là yếu tố cơ bản gây ra “nghịch lý của sự trù phú” này.
Theo nghiên cứu của WB, hằng năm, trên thế giới có khoảng 1.000 tỉ USD bị tham nhũng dưới dạng đưa hối lộ. Các nước Bắc Âu như Ai-len, Phần Lan, Niu Di-lân, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy được đánh giá tốt trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tham nhũng
Tùy theo đặc điểm cụ thể của mỗi nước, có nhiều nguyên nhân khác nhau làm phát sinh và tồn tại tham nhũng, nhưng có chung một số nguyên nhân phổ biến là:
Quản lý xã hội yếu kém: Sự quản lý lỏng lẻo về kinh tế thường dẫn đến sơ hở, tạo điều kiện cho các mầm mống tham nhũng, tiêu cực và các loại tội phạm phát triển. Hệ thống xã hội rắc rối nhiều tầng nấc, thủ tục hành chính phức tạp, cơ chế ra quyết định và chịu trách nhiệm không rõ ràng là những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ tham nhũng.
Sự biến động mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội: Sự biến động thường đến từ quá trình trao đổi thương mại và sự luân chuyển các nguồn tài chính, sự lũng đoạn của các tập đoàn kinh tế - chính trị và hậu quả của sự độc đoán, chuyên quyền. Ở nhiều nước kinh tế phát triển thường xảy ra những vụ tham nhũng lớn với sự tham gia của một số quan chức cấp cao; những tập đoàn kinh tế - chính trị có sự câu kết với các băng nhóm tội phạm, thao túng bộ máy nhà nước phục vụ lợi ích cá nhân.
Hệ thống pháp luật lỏng lẻo: Sự thiếu nghiêm minh trong quá trình xử lý các vụ án tham nhũng là những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến tham nhũng. Tình trạng xử lý kiểu “giơ cao, đánh khẽ”, không triệt để, không những không triệt tiêu mà còn khiến cho nguy cơ tham nhũng ngày càng phát triển. Người phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng chưa được bảo vệ.
Kinh nghiệm của các nước
Dù là lĩnh vực kinh tế, giáo dục hay y tế, kể cả những khu vực “nóng” như xây dựng hay quản lý đất đai, “tính minh bạch và trách nhiệm giải trình” đã được nhiều nước công nhận là phương thuốc phòng ngừa tốt để loại bỏ cội rễ của tham nhũng. Các nước có thành tích chống tham nhũng cao thường áp dụng một số biện pháp sau:
Điểm mấu chốt trong mỗi kế hoạch là các cơ quan chính phủ phải bảo đảm quyền của nhân dân được biết ở mức độ cao nhất các hoạt động của chính phủ cũng như chính sách của nhà nước. Kế hoạch này cũng bao gồm các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chi tiêu của chính phủ, làm trong sạch hơn những chiến dịch tranh cử và hoạt động chính trị.
Từ trước khi giành được độc lập, Xin-ga-po đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng. Trong quá trình phát triển, chính phủ đã dần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải thiện hành chính, tạo điều kiện cho các cơ quan chính quyền làm việc hiệu quả, từ đó giảm cơ hội tham nhũng. Công nghệ thông tin hiện đại được ứng dụng sâu, rộng, giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc trực tiếp của công chúng với những nguồn, những bộ phận có khả năng nhũng nhiễu bằng các thủ tục hành chính. Hệ thống phòng, chống tham nhũng của Xin-ga-po hoạt động hiệu quả còn nhờ sự tăng cường quyền lực cho Cơ quan Điều tra chống tham nhũng (CIB), trừng phạt nặng những hành vi hối lộ, tham nhũng.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã hoạch định một chiến lược chống tham nhũng, trong đó, ưu tiên cho cuộc chiến chống đói nghèo trên phạm vi toàn cầu, nâng cao tiêu chuẩn trong các dự án cho vay xóa đói, giảm nghèo. Tổ chức này nhấn mạnh đặc biệt đến vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong việc thúc đẩy tệ nạn hối lộ và tham nhũng ở các nước nghèo. Đã có trên 330 công ty bị WB trừng phạt và cấm mọi giao dịch sử dụng các nguồn vốn của tổ chức này.
Bên cạnh các biện pháp cụ thể nhằm thực thi tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, nhiều nước như Xin-ga-po, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a… đều coi trọng giải pháp phòng ngừa, tức là làm công chức “không cần tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng”, bằng việc giáo dục đạo đức, hoàn thiện hệ thống pháp luật, vừa trả lương phù hợp, vừa kiểm soát thu nhập của công chức, coi trọng kiểm toán, thanh tra. Thái Lan còn quy định phải thanh tra, kiểm tra thường xuyên các chính khách.
Nhiều nước như Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Cô-lôm-bi-a, Bra-xin... quy định, mọi người dân đều có quyền tiếp cận với những thông tin, tài liệu chính thức của các cơ quan nhà nước; tài liệu của chính phủ và các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, đều phải được đăng tải công khai trên báo chí và in-tơ-nét (tất nhiên trừ những tài liệu liên quan đến bí mật quốc gia). Thiết lập các đường dây nóng để thu nhận tin tức về tội phạm nói chung và tham nhũng nói riêng; xem xét cả những đơn thư tố cáo nặc danh để phát hiện tham nhũng, bởi khi pháp luật chưa hoàn thiện, người tố cáo còn bị đe dọa, phải cho phép người tố cáo được giấu tên và chấp nhận thư nặc danh.
Một biện pháp đặc biệt quan trọng là phòng ngừa sự xung đột lợi ích riêng - chung, làm cho các công chức không có cơ hội lợi dụng vị trí công tác nhằm thu lợi riêng, gây thiệt hại đến lợi ích chung. Quy định công chức phải kê khai tài sản, nhất là đối với số công chức ở vị trí lãnh đạo, quản lý, có nước yêu cầu kê khai trước, nhưng có nước lại yêu cầu kê khai sau khi được tuyển dụng, đề bạt, bầu cử... Nhiều nước yêu cầu kê khai bổ sung hằng năm và công bố công khai kết quả kê khai tài sản của công chức cho người dân biết. Thái Lan còn yêu cầu chính khách sau khi thôi chức cũng phải kê khai tài sản. Các nước này đều thành lập các cơ quan phụ trách việc kê khai tài sản, công chức sẽ bị sa thải, bị xử lý theo pháp luật nếu không giải thích được nguồn gốc tài sản của mình và tài sản đó sẽ bị sung công quỹ.
Theo Công ước Chống tham nhũng của Liên hợp quốc, tất cả tài sản do tham nhũng mà có đều bị tịch thu và trả về nước đã bị mất tài sản để nước đó trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc sung công quỹ; dành một phần chi cho các nỗ lực phòng, chống tham nhũng chung; chi một phần cho việc phát hiện, thu giữ tài sản đó. Một số nước có luật sung công tài sản của người bị nghi là tham nhũng nếu họ không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản đó./.
Việt Nam và In-đô-nê-xi-a tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực  (13/09/2011)
Lời cảm ơn  (13/09/2011)
Kết thúc Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65  (12/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên