Xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục lên ngôi
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do những ảnh hưởng của thiên tai và sâu bệnh, song năm 2007 vẫn được xem là năm thắng lợi trong xuất khẩu gạo của Việt Nam nhờ giá cả tăng và nhu cầuthị trường luôn ở mức cao.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt mục tiêu xuất khẩu của năm 2007 với tổng kim ngạch trên 1,45 tỉ USD, tiếp tục giữ vững vị trí nhà cung cấp gạo lớnthứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, so với năm 2006, mặc dù sản lượng gạo xuất khẩu giảm nhẹ (khoảng 2%), nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng 15%. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới tăng cao, nguồn cung hạn chế nên giá gạo xuất khẩu tăng mạnh.
Trong năm 2007, bình quân giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 295 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn so với năm 2006. Điều đáng nói, lần đầu tiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại. Thậm chí, có thời điểm giá gạo loại 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn.
Giải thích cho sự gia tăng đột biến của nhu cầu tiêu dùng gạo trên thế giới, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết: năm nay các quốc gia có “quyền lực” tác động đến thị trường lương thực thế giới đều có những biến động về tình hình cung ứng lương thực. Ấn Độ phải giảm tiến độ xuất khẩu gạo và nhập khẩu thêm lúa mì để bù đắp lượng gạo thiếu hụt. Inđônêxia trước đây không nhập khẩu gạo, năm nay cũng phải nhập khẩu hơn 1,3 triệu tấn. Bên cạnh đó, việc sản xuất lúa mì năm nay ở các nước trên thế giới gặp khó khăn nên sản lượng giảm rất mạnh.
Đặc biệt, Ôxtrâylia, nước sản xuất lúa mì lớn trên thế giới với sản lượng khoảng 24 triệu tấn/năm, nhưng năm 2007 chỉ thu hoạch được khoảng 9 triệu tấn. Ngay cả vụ lúa mì mới năm 2008 của Ôxtrâylia dự kiến cũng chỉ thu hoạch ở khoảng 12-13 triệu tấn và vẫn tiếp tục giảm. Cùng với đó, việc cắt giảm sản lượng ngô từ “túi” lương thực sang “túi” nhiên liệu để sử dụng điều chế ethanol thay cho xăng của Mỹ cũng ảnh hưởng đến thị trường lương thực. Những tác động này đã góp phần làm cho cung - cầu lương thực trên thị trường thế giới biến động lớn và gạo “lên ngôi”. Do nhu cầu tăng mạnh nên có thể nói xuất khẩu gạo năm 2007 luôn ở trong tình trạng không có hàngđểbán.
Thị trường xuất khẩu thuận lợi nên giá lúa gạo trong nước đứng ở mức cao. Mặc dù đầu năm, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đưa ra mức sàn thu mua lúa của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với giá từ 1.800 đồng/kg để đảm bảo người trồng lúa có lãi, song thực tế bình quân giá lúa trong năm 2007 là 3.200 đồng/kg và thời điểm này là từ 3.500 - 3.600 đồng/kg. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay nông dân trồng lúa các tỉnh phía Nam được mùa với sản lượng đạt khoảng 20,6 triệu tấn (cả nước khoảng 36 triệu tấn), tăng hơn năm trước 700.000 tấn lúa. Với giá lúa như vậy, nông dân tăng thu thêm 2.100 tỉ đồng. Do đó, mặc dù giá vật tư sản xuất tăng, song người trồng lúa vẫn có lãi.
Ông Trương Thanh Phong cho rằng, năm 2008 Việt Nam sẽ không lo về thị trường và giá bán gạo xuất khẩu. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam dự báo, giá bán gạo xuất khẩu năm 2008 vẫn sẽ ở mức trên 320 USD/tấn, đối với gạo 25% tấmvà khoảng 340 USD/tấn trở lên với gạo 5% tấm. Hiệp hội dự kiến, xuất khẩu gạo năm 2008 có thể đạt 4,5 triệu tấn.
Đối ngoại Việt Nam: cuối năm điểm lại  (26/12/2007)
Tặng huân chương cho các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước  (26/12/2007)
10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2007 do Thông tấn xã bình chọn  (26/12/2007)
Quy định mới về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước  (26/12/2007)
Về đạo đức  (26/12/2007)
Quy trình xây dựng, ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật  (26/12/2007)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên