Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp năm 2005
Trong những năm qua, đặc biệt là từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đến nay, hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở nước ta đã có những bước chuyển biến cơ bản. Doanh nghiệp nhà nước đã được cơ cấu lại một bước quan trọng, số doanh nghiệp quy mô nhỏ, thua lỗ giảm mạnh. Những doanh nghiệp có đủ điều kiện được cơ cấu lại, tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt, cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ công ích. Những doanh nghiệp có quy mô lớn mà trước mắt Nhà nước cần nắm giữ đã được kiện toàn về tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh, tập trung đầu tư phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh. Công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước, phù hợp với cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cũng còn những mặt hạn chế, yếu kém như: quy mô chưa lớn, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa thật tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thật sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nợ không có khả năng thanh toán tăng lên, lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO, các doanh nghiệp nhà nước cần được cơ cấu lại theo Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Nhằm giúp bạn đọc có trong tay một tài liệu tham khảo hữu ích, nhất là những nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và quản lý doanh nghiệp, các giảng viên, sinh viên về vấn đề trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 của tập thể tác giả, do GS.TSKH. Vũ Huy Từ chủ biên. Nội dung cuốn sách đề cập đến một vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm là mô hình tổ chức, quản lý và các cơ chế vận hành của doanh nghiệp nhà nước.
Cuốn sách gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Chương 2: Mô hình công ty mẹ - công ty con và việc áp dụng trong điều kiện Việt Nam
Chương 3: Chuyển đổi công ty nhà nước độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước.
Chương 4: Tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty cổ phần nhà nước
Chương 5: Tổ chức, quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế
Cả nước có thêm 499 giáo sư, phó giáo sư  (26/12/2007)
Lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng 14,8%  (26/12/2007)
UNDP tài trợ gần 5,5 triệu USD cho 3 dự án  (26/12/2007)
“Nóng”  (25/12/2007)
Bức tranh tổng quan về dân số ở Việt Nam  (25/12/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay