Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch lần thứ 4 ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 11- 11, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đác Lắc, Ủy ban điều phối chung khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam đã tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch lần thứ 4 khu vực Tam giác phát triển 3 nước Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam.
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển của 3 nước; đại diện Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, các tổ chức FETTRO, KOIKA, JICA..., cùng gần 200 quan khách và đại diện các doanh nghiệp của 3 nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Mục đích của Hội nghị lần này là cùng nhau tìm ra những điều kiện chung để thúc đẩy đầu tư trên các lĩnh vực của 3 nước. Để làm được như vậy, các bên cùng phải tổ chức xúc tiến đầu tư, tổ chức đàm phán, tổ chức nhiều hội nghị để bàn bạc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp xúc, giao lưu, trao đổi công việc, ký kết hợp tác...
Ba nước Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử, và đều là thành viên của ASEAN. Đấy là lợi thế to lớn trong việc gắn kết để cùng nhau hợp tác phát triển, nhất là trong thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư du lịch trong khu vực.
Tam giác phát triển 3 nước Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam là vùng đất còn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là phát triển cây công nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch sinh thái... Khu vực này gồm 10 tỉnh tại vùng biên giới của 3 nước. Do nhiều điều kiện, khu vực này chưa phát triển so với các vùng khác, và việc thu hút đầu tư vào khu vực này chưa tương xứng.
Riêng 4 tỉnh thuộc khu vực Tam giác phát triển của Việt Nam đã thu hút được 20 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, có tổng vốn đầu tư là hơn 200 triệu USD. Để thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, Việt Nam có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là đầu tư sang Cam-pu-chia, Lào.
Trong khi đó, hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia vẫn chưa có dự án nào đầu tư vào khu vực này. Hiện đã có 28 dự án của Việt Nam đầu tư vào 3 tỉnh của Lào và 3 tỉnh của Cam-pu-chia thuộc khu vực tam giác phát triển, với tổng số vốn là hơn 970 triệu USD.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã phân tích những tiềm năng hiện có của mỗi bên và những hạn chế trong quá trình hợp tác, trên cơ sở đó, cùng nhau tìm biện pháp đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong thời gian tới. Ông Mao Thora, Quốc vụ khanh Bộ Thương mại Cam-pu-chia cho rằng, muốn thúc đẩy sự hợp tác ở khu vực Tam giác phát triển thì việc trao đổi hàng hóa ở khu vực này cần được tăng lên. Hiện nay, thông tin về thị trường giữa các tỉnh trong khu vực còn rất hạn chế. Trong 3 nước, Việt Nam có nhiều điều kiện hơn, bởi vậy Việt Nam có thể tổ chức các hội chợ thương mại để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi thông tin, nhằm tìm được lĩnh vực hợp tác tốt nhất.
Hội nghị thống nhất nêu lên những vấn đề mà cả 3 nước cùng quan tâm giải quyết là:
- Chính phủ các nước cần có chương trình hợp tác dài hạn, toàn diện và có một hệ thống chính sách hợp lý để tạo điều kiện phát triển cho các tỉnh trong khu vực, nhất là phát triển về thương mại, đầu tư và du lịch. Đồng thời, cần qua tâm, ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực và nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.
- Ngoài chương trình xúc tiến đầu tư chung, từng tỉnh cần có chương trình xúc tiến đầu tư của mình và tổ chức giới thiệu lẫn nhau.
- Các nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường phối hợp giữa các tỉnh và ở cấp chính phủ để có cơ chế, chính sách chung và đặc thù nhằm thu hút các nhà đầu tư không chỉ của ba nước mà của cả các châu lục khác.
Những ý kiến trên đây cũng là cơ sở để Hội nghị Ủy ban điều phối chung lần thứ 4 khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam họp bàn và quyết định vào cuối tháng 12-2009 sắp tới.
Tiếp thu các kiến nghị của lãnh đạo các địa phương, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư của 3 nước cho rằng, sẽ thực hiện nhiều phương thức để thu hút đầu tư vào các tỉnh trong khu vực tam giác phát triển Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam./.
Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch lần thứ 4 ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam  (12/11/2009)
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2010  (12/11/2009)
Thông cáo số 19 Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XII  (12/11/2009)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC  (12/11/2009)
Thủ tướng Cộng hòa Pháp Francois Fillon thăm chính thức Việt Nam  (12/11/2009)
Thông cáo số 18, Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XII  (11/11/2009)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam